Truy cập

Hôm nay:
3764
Hôm qua:
4058
Tuần này:
12351
Tháng này:
132205
Tất cả:
6378953

Tập huấn công tác bảo vệ thực vật năm 2018

Sáng ngày 17/7, phòng kinh tế thị xã đã phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật thị xã tập huấn công tác bảo vệ thực vật năm 2018 cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông các xã phường. 

BVTV.jpg
Tham gia lớp tập huấn, các học viên được đại diện Trạm bảo vệ thực vật truyền đạt một số nội dung về rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen phương nam như: đặc điểm, vòng đời, tác hại của rầy lưng trắng; triệu chứng bệnh lùn sọc đen phương nam trên lúa, ngô; đồng thời được hướng dẫn cách phòng trừ 2 loại bệnh này. Theo đó, để phòng bệnh, bà con nông dân lưu ý thời gian cách ly giữa 2 vụ cần tối thiểu 20 ngày; gieo cấy tập trung, đồng loạt và đúng thời vụ; chú ý theo dõi bẫy đèn và giám sát chặt chẽ tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời; thực hiện các biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho cây lúa ngay từ giai đoạn mạ. Khi phát hiện có rầy lưng trắng thì phải phun thuốc trừ rầy theo nguyên tắc 4 đúng: “Đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách”. Đối với bệnh lùn sọc đen phương nam, biện pháp hiệu quả nhất là tiêu hủy nguồn bệnh ngay trên đồng ruộng.
Qua lớp tập huấn giúp cán bộ nông nghiệp trên địa bàn huyện nắm bắt kỹ thuật phòng, chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa, đồng thời tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kiểm soát được sâu bệnh hại lúa, hạn chế nguy cơ gây mất mùa diện rộng, bảo vệ mùa màng. Trên cơ sở đó có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng chống dịch bệnh và dùng thuốc phòng trừ đặc hiệu khi bệnh xuất hiện nhằm góp phần tăng năng suất vụ mùa năm 2018.
Hà Nghĩa

Tập huấn công tác bảo vệ thực vật năm 2018

Sáng ngày 17/7, phòng kinh tế thị xã đã phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật thị xã tập huấn công tác bảo vệ thực vật năm 2018 cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông các xã phường. 

BVTV.jpg
Tham gia lớp tập huấn, các học viên được đại diện Trạm bảo vệ thực vật truyền đạt một số nội dung về rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen phương nam như: đặc điểm, vòng đời, tác hại của rầy lưng trắng; triệu chứng bệnh lùn sọc đen phương nam trên lúa, ngô; đồng thời được hướng dẫn cách phòng trừ 2 loại bệnh này. Theo đó, để phòng bệnh, bà con nông dân lưu ý thời gian cách ly giữa 2 vụ cần tối thiểu 20 ngày; gieo cấy tập trung, đồng loạt và đúng thời vụ; chú ý theo dõi bẫy đèn và giám sát chặt chẽ tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời; thực hiện các biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho cây lúa ngay từ giai đoạn mạ. Khi phát hiện có rầy lưng trắng thì phải phun thuốc trừ rầy theo nguyên tắc 4 đúng: “Đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách”. Đối với bệnh lùn sọc đen phương nam, biện pháp hiệu quả nhất là tiêu hủy nguồn bệnh ngay trên đồng ruộng.
Qua lớp tập huấn giúp cán bộ nông nghiệp trên địa bàn huyện nắm bắt kỹ thuật phòng, chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa, đồng thời tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kiểm soát được sâu bệnh hại lúa, hạn chế nguy cơ gây mất mùa diện rộng, bảo vệ mùa màng. Trên cơ sở đó có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng chống dịch bệnh và dùng thuốc phòng trừ đặc hiệu khi bệnh xuất hiện nhằm góp phần tăng năng suất vụ mùa năm 2018.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC