Truy cập

Hôm nay:
3901
Hôm qua:
4636
Tuần này:
12284
Tháng này:
33995
Tất cả:
6448312

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi giai đoạn 2017-2019

Vừa qua, Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với UBND thị xã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi giai đoạn 2017-2019 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2022.

DHND2.jpg


Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Thị Lan Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh. Về phía thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Các đồng chí Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng ban dân vận Thị ủy; Đại diện các phòng, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội Thị xã. Đồng chí Tống Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND Thị xã và đồng chí Doãn Văn Đạt - Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã đồng chủ trì hội nghị.

Trong 3 năm qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD) giỏi của thị xã tiếp tục phát triển sâu rộng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội. Kết quả bình xét 3 năm (2017 -2019) toàn thị xã có 6.300 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư tái sản xuất mở rộng, mở thêm ngành nghề, dịch vụ mới, đầu tư máy móc, cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất với số vốn hàng tỉ đồng.

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi từng bước góp phần thúc đẩyquan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hội Nông dân từ thị đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tổ chức 72 lớp chuyển giao ứng dụng KHKT với 7.750 lượt nông dân tham gia; hỗ trợ giống, vốn, vật tư, làm cầu nối thực hiện liên kết 4 nhà (Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp), tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân phát triển sản xuất. Nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua thực tiễn phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, tìm tòi, thử nghiệm và nhân rộng các loại cây trồng vật nuôi. Phong trào đã góp phần thúc đẩy sự hình thành các trang trại, gia trại, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn. Đến nay toàn thị xã có 119 trang trại, với diện tích đất sử dụng trang trại trên 350 ha, bình quân gần 2,9 ha/1 trang trại, Bình quân vốn đầu tư/trang trại: 1,122 tỉ đồng. Doanh thu bình quân 110 trang trại đạt gần 58,96 tỉ đồng/năm; lợi nhuận thu được bình quân 182 triệu đồng/trang trại.

Phong trào cũng đã góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia.Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân toàn thị xã đóng góp 7,268 tỷ đồng; 2.147 ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị, làm mới và sửa chữa 33,34 km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; xây mới và cải tạo 59 công trình. Nhiều hộ SXKD giỏi đã hiến đất, đóng góp kinh phí, công sức xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn. Vai trò của Hội Nông dân và giai cấp nông dân trong thị xã từng bước được nâng lên, thực sự là trung tâm, nòng cốt để Hội Nông dân phát huy tốt vai trò tập hợp và vận động các nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Báo cáo cũng đã nêu rõ những tồn tại hạn chế trong tổ chức thực hiện phong trào như: Công tác phối hợp bình, xét, công nhận danh hiệu SXKD giỏi của một số xã, phường không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn theo quy định. Nhìn chung quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hộ SXKD giỏi cấp thị xã, cấpTỉnh chưa nhiều, đầu tư thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế. Một số hộ nông dân chưa coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường; chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap, tiêu chuẩn OCOP; chưa thể hiện rõ nét vai trò đoàn kết giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhìn chung còn nhiều lúng túng và bị động. Việc xây dựng và tổ chức nhân rộng mô hình SXKD giỏi còn lúng túng và thiếu nguồn lực.

Về phương phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2022: Phấn đấu hàng năm có 100% cơ sở Hội phát động đến 95% hội viên, nông dân; vận động có 75% số hộ nông dân trở lên đăng ký, trong đó có từ có 50% số hộ đăng ký thi đua trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, trong đó có 20% trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố, 5% trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, Trung ương. 100% số hộ SXKD giỏi trên địa bàn thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết và chương trình công tác của Hội đề ra. Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống xã hội và được công nhận là gia đình nông dân văn hoá. 100% số hộ SXKDG trên địa bàn ký cam kết và thực hiện tốt Nghị quyết 04, 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về thực hiện VSATTP, Bảo vệ môi trường, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trong sản xuất nông sản, không sử dụng hóa chất bảo quản, chế biến nông sản.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Hà Thị Lan Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó bí thư thường trực Thị ủy đã ghi nhận, biểu dương mà thành thích đã đạt được của các cấp Chính quyền, các cấp Hội nông dân trong 3 năm qua; đồng thời khẳng định một số kết quả nổi bật như: Phong trào đã có sự lan tỏa sâu rộng trong hội viên nông dân, động viên được sự nỗ lực rất lớn của hội viên nông dân trong đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong SXKD, vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay khối óc của mình, góp phần vào sự phát triển của thị xã. Phong trào cũng đã làm cho vai trò của Hội nông dân ngày càng rõ nét hơn, tổ chức Hội phát triển hơn. Các đồng chí mong muốn thị xã ngày càng có nhiều hơn những mô hình SXKD giỏi, nhiều gia đình đạt danh hiệu SXKD giỏi, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn; Đồng thời đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; đặc biệt là UBND cấp phường, xã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nông dân; phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân định kỳ sơ kết, tổng kết phong trào. Đề nghị Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng CSXH tiếp tục hỗ trợ tốt nguồn vốn cho nông dân vay phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.

Tại hội nghị cũng đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Phong Vũ

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi giai đoạn 2017-2019

Vừa qua, Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với UBND thị xã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi giai đoạn 2017-2019 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2022.

DHND2.jpg


Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Thị Lan Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh. Về phía thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Các đồng chí Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng ban dân vận Thị ủy; Đại diện các phòng, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội Thị xã. Đồng chí Tống Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND Thị xã và đồng chí Doãn Văn Đạt - Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã đồng chủ trì hội nghị.

Trong 3 năm qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD) giỏi của thị xã tiếp tục phát triển sâu rộng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội. Kết quả bình xét 3 năm (2017 -2019) toàn thị xã có 6.300 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư tái sản xuất mở rộng, mở thêm ngành nghề, dịch vụ mới, đầu tư máy móc, cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất với số vốn hàng tỉ đồng.

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi từng bước góp phần thúc đẩyquan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hội Nông dân từ thị đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tổ chức 72 lớp chuyển giao ứng dụng KHKT với 7.750 lượt nông dân tham gia; hỗ trợ giống, vốn, vật tư, làm cầu nối thực hiện liên kết 4 nhà (Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp), tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân phát triển sản xuất. Nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua thực tiễn phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, tìm tòi, thử nghiệm và nhân rộng các loại cây trồng vật nuôi. Phong trào đã góp phần thúc đẩy sự hình thành các trang trại, gia trại, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn. Đến nay toàn thị xã có 119 trang trại, với diện tích đất sử dụng trang trại trên 350 ha, bình quân gần 2,9 ha/1 trang trại, Bình quân vốn đầu tư/trang trại: 1,122 tỉ đồng. Doanh thu bình quân 110 trang trại đạt gần 58,96 tỉ đồng/năm; lợi nhuận thu được bình quân 182 triệu đồng/trang trại.

Phong trào cũng đã góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia.Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân toàn thị xã đóng góp 7,268 tỷ đồng; 2.147 ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị, làm mới và sửa chữa 33,34 km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; xây mới và cải tạo 59 công trình. Nhiều hộ SXKD giỏi đã hiến đất, đóng góp kinh phí, công sức xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn. Vai trò của Hội Nông dân và giai cấp nông dân trong thị xã từng bước được nâng lên, thực sự là trung tâm, nòng cốt để Hội Nông dân phát huy tốt vai trò tập hợp và vận động các nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Báo cáo cũng đã nêu rõ những tồn tại hạn chế trong tổ chức thực hiện phong trào như: Công tác phối hợp bình, xét, công nhận danh hiệu SXKD giỏi của một số xã, phường không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn theo quy định. Nhìn chung quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hộ SXKD giỏi cấp thị xã, cấpTỉnh chưa nhiều, đầu tư thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế. Một số hộ nông dân chưa coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường; chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap, tiêu chuẩn OCOP; chưa thể hiện rõ nét vai trò đoàn kết giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhìn chung còn nhiều lúng túng và bị động. Việc xây dựng và tổ chức nhân rộng mô hình SXKD giỏi còn lúng túng và thiếu nguồn lực.

Về phương phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2022: Phấn đấu hàng năm có 100% cơ sở Hội phát động đến 95% hội viên, nông dân; vận động có 75% số hộ nông dân trở lên đăng ký, trong đó có từ có 50% số hộ đăng ký thi đua trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, trong đó có 20% trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố, 5% trở lên đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, Trung ương. 100% số hộ SXKD giỏi trên địa bàn thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết và chương trình công tác của Hội đề ra. Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống xã hội và được công nhận là gia đình nông dân văn hoá. 100% số hộ SXKDG trên địa bàn ký cam kết và thực hiện tốt Nghị quyết 04, 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về thực hiện VSATTP, Bảo vệ môi trường, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trong sản xuất nông sản, không sử dụng hóa chất bảo quản, chế biến nông sản.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Hà Thị Lan Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó bí thư thường trực Thị ủy đã ghi nhận, biểu dương mà thành thích đã đạt được của các cấp Chính quyền, các cấp Hội nông dân trong 3 năm qua; đồng thời khẳng định một số kết quả nổi bật như: Phong trào đã có sự lan tỏa sâu rộng trong hội viên nông dân, động viên được sự nỗ lực rất lớn của hội viên nông dân trong đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong SXKD, vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay khối óc của mình, góp phần vào sự phát triển của thị xã. Phong trào cũng đã làm cho vai trò của Hội nông dân ngày càng rõ nét hơn, tổ chức Hội phát triển hơn. Các đồng chí mong muốn thị xã ngày càng có nhiều hơn những mô hình SXKD giỏi, nhiều gia đình đạt danh hiệu SXKD giỏi, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn; Đồng thời đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; đặc biệt là UBND cấp phường, xã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nông dân; phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân định kỳ sơ kết, tổng kết phong trào. Đề nghị Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng CSXH tiếp tục hỗ trợ tốt nguồn vốn cho nông dân vay phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.

Tại hội nghị cũng đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Phong Vũ

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC