Truy cập

Hôm nay:
10186
Hôm qua:
7261
Tuần này:
38356
Tháng này:
114556
Tất cả:
6361304

Trường THCS Ba Đình tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng – Tết ấm – Xuân vui”.

ngày 7/2/2018, theo lời mời chúng tôi đến trường THCS Ba Đình, Bỉm Sơn chứng kiến một cuộc thi đặc biệt. Từ ngoài cổng vào sân trường cho đến các lớp học tưng bừng cờ hoa, áo mới xen lẫn với những bộ trang phục biểu diễn văn nghệ rực rỡ sắc màu. Trên lễ đài nổi bật ma-két ghi rõ tiêu đề cuộc thi “Gói bánh chưng – Tết ấm – Xuân vui”.

Mở đầu Hội thi là những màn văn nghệ hát múa được thầy trò dàn dựng khá công phu. Cô Lê Thị Liên - Hiệu trưởng nhà trường khai mạc cuộc thi, nêu rõ mục đích và những ý tưởng nhân văn của cuộc thi này kèm theo các quy định bắt buộc để Ban Giám khảo đánh giá. Hiệu lệnh nổi lên, tất cả 18 lớp đồng loạt bắt tay vào thi tài trên sân trường. Mỗi lớp đều đã chuẩn bị gạo nếp ngâm sẵn, nhân bánh, lạt, lá dong và khuôn. Các khuôn gỗ được làm giống hệt nhau về kích thước, mẫu mã. Bốn em học sinh đại diện cho mỗi lớp thực thi nhiệm vụ, các bạn khác ngồi xung quanh cổ vũ. Bánh được gói bằng lá dong tươi xanh, khi gói xong phải vuông vắn, độ chặt vừa phải, lạt buộc đều và đẹp, hai mặt chính gấp lá gọn tạo hình hoa chanh. Trang trí trình bày sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng.
Khi vào chung kết, từng lớp cử đại diện trình diễn một bài hùng biện thuyết trình về sản phẩm của mình. Tất cả các tiêu chí trên được chi tiết thành điểm số để phân hạng nhất, nhì, ba... Toàn bộ số bánh gói tham gia dự thi đều được tập trung về luộc tại góc sân trường để rồi ngày mai chúng được trao cho những bạn nghèo, khó khăn, kém may mắn so với bạn bè đồng trang lứa.
Gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống động trong các gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bậc Tiểu học, các em học sinh đã từng được học về Sự tích bánh chưng, bánh dày, về Hoàng tử thứ 18 con vua Hùng tên là Lang Liêu. Câu chuyện cổ tích còn cho ta thấy quan niệm về vũ trụ của người xưa, vai trò quan trọng của cây lúa trong nền văn hóa lúa nước, nhắc nhở giáo dục cháu con về truyền thống hiếu kính với ông bà, cha mẹ, Tổ tiên... Câu chuyện về “Sựtích bánh chưng, bánh dày” sẽ càng sinh động hơn khi mà bản thân học sinh được trải nghiệm trong thực tế. Nó càng có ý nghĩa hơn khi mà chính sản phẩm do tự các em làm ra được trao tận tay cho các bạn mình có hoàn cảnh khó khăn.
Đến với những gia đình nghèo khó, một cặp bánh chưng chưa phải là nhiều nhưng nó đã ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu ân tình thầy trò, bạn bè gửi gắm. Thống kê để quy ra tiền số lượng bánh chưng kia chẳng khó khăn gì. Nhưng khó mà quy đổi được những tấm lòng nhân ái, vị tha vì học trò, vì bạn bè. Nó sẽ là vô giá, là những hành trang quý báu để các em tự tin bước vào đời.
Đặng Kích

Trường THCS Ba Đình tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng – Tết ấm – Xuân vui”.

ngày 7/2/2018, theo lời mời chúng tôi đến trường THCS Ba Đình, Bỉm Sơn chứng kiến một cuộc thi đặc biệt. Từ ngoài cổng vào sân trường cho đến các lớp học tưng bừng cờ hoa, áo mới xen lẫn với những bộ trang phục biểu diễn văn nghệ rực rỡ sắc màu. Trên lễ đài nổi bật ma-két ghi rõ tiêu đề cuộc thi “Gói bánh chưng – Tết ấm – Xuân vui”.

Mở đầu Hội thi là những màn văn nghệ hát múa được thầy trò dàn dựng khá công phu. Cô Lê Thị Liên - Hiệu trưởng nhà trường khai mạc cuộc thi, nêu rõ mục đích và những ý tưởng nhân văn của cuộc thi này kèm theo các quy định bắt buộc để Ban Giám khảo đánh giá. Hiệu lệnh nổi lên, tất cả 18 lớp đồng loạt bắt tay vào thi tài trên sân trường. Mỗi lớp đều đã chuẩn bị gạo nếp ngâm sẵn, nhân bánh, lạt, lá dong và khuôn. Các khuôn gỗ được làm giống hệt nhau về kích thước, mẫu mã. Bốn em học sinh đại diện cho mỗi lớp thực thi nhiệm vụ, các bạn khác ngồi xung quanh cổ vũ. Bánh được gói bằng lá dong tươi xanh, khi gói xong phải vuông vắn, độ chặt vừa phải, lạt buộc đều và đẹp, hai mặt chính gấp lá gọn tạo hình hoa chanh. Trang trí trình bày sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng.
Khi vào chung kết, từng lớp cử đại diện trình diễn một bài hùng biện thuyết trình về sản phẩm của mình. Tất cả các tiêu chí trên được chi tiết thành điểm số để phân hạng nhất, nhì, ba... Toàn bộ số bánh gói tham gia dự thi đều được tập trung về luộc tại góc sân trường để rồi ngày mai chúng được trao cho những bạn nghèo, khó khăn, kém may mắn so với bạn bè đồng trang lứa.
Gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống động trong các gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bậc Tiểu học, các em học sinh đã từng được học về Sự tích bánh chưng, bánh dày, về Hoàng tử thứ 18 con vua Hùng tên là Lang Liêu. Câu chuyện cổ tích còn cho ta thấy quan niệm về vũ trụ của người xưa, vai trò quan trọng của cây lúa trong nền văn hóa lúa nước, nhắc nhở giáo dục cháu con về truyền thống hiếu kính với ông bà, cha mẹ, Tổ tiên... Câu chuyện về “Sựtích bánh chưng, bánh dày” sẽ càng sinh động hơn khi mà bản thân học sinh được trải nghiệm trong thực tế. Nó càng có ý nghĩa hơn khi mà chính sản phẩm do tự các em làm ra được trao tận tay cho các bạn mình có hoàn cảnh khó khăn.
Đến với những gia đình nghèo khó, một cặp bánh chưng chưa phải là nhiều nhưng nó đã ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu ân tình thầy trò, bạn bè gửi gắm. Thống kê để quy ra tiền số lượng bánh chưng kia chẳng khó khăn gì. Nhưng khó mà quy đổi được những tấm lòng nhân ái, vị tha vì học trò, vì bạn bè. Nó sẽ là vô giá, là những hành trang quý báu để các em tự tin bước vào đời.
Đặng Kích

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC