Truy cập

Hôm nay:
1582
Hôm qua:
5994
Tuần này:
26187
Tháng này:
146041
Tất cả:
6392789

Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực để vươn cao

rong 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Bỉm Sơn tăng trưởng khá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa.

IMG_1917.jpg
Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa TX Bỉm Sơn.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Bỉm Sơn, Nguyễn Thanh Tùng tiếp chúng tôi một cách thân tình, niềm nở, trong gian phòng làm việc của ông. Câu chuyện sôi nổi với những thông báo, kết quả khá ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội của Bỉm Sơn trong nửa nhiệm kỳ qua.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức đan xen như: Diễn biến bất lợi của thời tiết, nguồn vốn đầu tư công giảm, giá cả không ổn định… đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết. Song, với quyết tâm cao, BCH Đảng bộ thị xã đã đoàn kết, khắc phục khó khăn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra…

Không phải ngẫu nhiên mà kinh tế Bỉm Sơn trong hai năm qua tăng trưởng khá cao, vượt tốc độ tăng trưởng bình quân theo Nghị quyết Đại hội X. Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 ước đạt 20.219 tỷ đồng, gấp 1,58 lần so với năm 2015, đạt 86,6%, tăng 3,2% so với mục tiêu đại hội (MTĐH). Năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất: 22,6%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 70 triệu đồng, tăng 32,1% so với đầu nhiệm kỳ, bằng 87,4% MTĐH.

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm ( 2016-2018) đạt 14.266 tỷ đồng ( năm 2018 ước đạt 4.222 tỷ đồng); đạt 78,6% MTĐH. Kinh tế - xã hội Bỉm Sơn phát triển, điều đó đã khẳng định tầm nhìn, bước đi đúng đắn, sự thống nhất, đoàn kết của các đồng chí trong Thường trực Thị ủy Bỉm Sơn trong thời gian qua. Khi các yếu tố thuận lợi được hội đủ, đây chính là cơ hội để Bỉm Sơn tập trung nguồn lực phát triển, điều chỉnh, mở rộng diện tích về phía huyện Hà Trung đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện tại, Bỉm Sơn được coi như cầu nối giữa hai huyện thị, Hà Trung và Bỉm Sơn, là điểm sáng quan trọng đối với chiến lược đầu tư phát triển kinh tế lâu dài của một thành phố trong tương lai…

Chia sẻ với phóng viên về lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết: Bỉm Sơn hiện đang có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 ước đạt 14.861,8 tỷ đồng, tăng 61,9% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 87,2%. Một số sản phẩm công nghiệp chính năm 2018 tăng cao so với đầu nhiệm kỳ như: Xi măng tăng 107%; ô tô tăng 67 %; gạch xây tăng 54%, sản phẩm may 118%...

Đặc biệt, công tác thu hút đầu tư đạt kết quả khá; thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào địa bàn thị xã. Trong nửa nhiệm kỳ đã thu hút được 31 dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh (trong khu công nghiệp là 05 dự án, ngoài khu công nghiệp 26 dự án với diện tích sử dụng đất là 115,5 ha); tổng vốn đăng ký đầu tư trên 1.995 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án lớn như: Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy Bao bì Xi măng Long Sơn, Nhà máy chế tạo cầu và kết cấu thép YADA, CTCP xuất nhập khẩu khí gas Vạn Lộc, Công ty TNHH KH Vina, Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride…

Riêng lĩnh vực dịch vụ cũng có những bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu của nhân dân: Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 ước đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 53,1%, đạt 81,8% MTĐH. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 136 triệu USD, tăng 64,6% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 64,8% MTĐH. Thị xã đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh - khai thác Chợ Bỉm Sơn; đến nay chợ đã được xây mới khang trang và hoạt động ổn định. Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều chuyển biến; giá trị sản xuất ước đạt 204 tỷ đồng, bằng 101% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 93,4% MTĐH.

Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua Bỉm Sơn đã chú trọng công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng đô thị. Tập trung triển khai thực hiện điều chỉnh cục bộ nhằm sắp xếp lại dân cư và cải tạo môi trường sống khu vực dân cư thuộc quy hoạch khu công nghiệp, các khu chức năng phía Đông thị xã và phía Nam sông Tam Điệp, khu nội thị số 3, Tây Quốc lộ 1A, nhằm phủ kín quy hoạch phân khu trên địa bàn thị xã.

Ông Nguyễn Thanh Tùng bày tỏ:"Với vai trò, vị trí huyện thị phía Bắc của tỉnh, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong tỉnh, nhờ đó nửa nhiệm kỳ qua, Bỉm Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các phương diện: Cải cách hành chính, hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp; quy hoạch phân khu chức năng; đầu tư cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư.

Thị ủy đã tập trung lãnh đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp có trên địa bàn đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn đạt được tốc độ tăng trưởng khá.

Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2015-2018 ước đạt 30.680 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2018 đạt 17,4%, tăng 4,2% so với MTĐH đề ra. Sự lớn mạnh không ngừng của Bỉm Sơn đã và sẽ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa.

Có được kết quả trên, trước hết là do các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở Bỉm Sơn luôn nhất quán quan điểm, đồng hành cùng các nhà đầu tư trong mọi hoàn cảnh. Sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm và đặc biệt là sự thay đổi về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã làm nâng cao sức cạnh tranh của Bỉm Sơn trong thu hút đầu tư, tạo ra diện mạo mới, là tiền đề cho sự phát triển hạ tầng đô thị Bỉm Sơn. Đây là cơ hội lớn mà địa phương chúng tôi cần phải nắm bắt. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy khẳng định.

Triều Nguyệt

Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực để vươn cao

rong 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Bỉm Sơn tăng trưởng khá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa.

IMG_1917.jpg
Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa TX Bỉm Sơn.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Bỉm Sơn, Nguyễn Thanh Tùng tiếp chúng tôi một cách thân tình, niềm nở, trong gian phòng làm việc của ông. Câu chuyện sôi nổi với những thông báo, kết quả khá ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội của Bỉm Sơn trong nửa nhiệm kỳ qua.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức đan xen như: Diễn biến bất lợi của thời tiết, nguồn vốn đầu tư công giảm, giá cả không ổn định… đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết. Song, với quyết tâm cao, BCH Đảng bộ thị xã đã đoàn kết, khắc phục khó khăn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra…

Không phải ngẫu nhiên mà kinh tế Bỉm Sơn trong hai năm qua tăng trưởng khá cao, vượt tốc độ tăng trưởng bình quân theo Nghị quyết Đại hội X. Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 ước đạt 20.219 tỷ đồng, gấp 1,58 lần so với năm 2015, đạt 86,6%, tăng 3,2% so với mục tiêu đại hội (MTĐH). Năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất: 22,6%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 70 triệu đồng, tăng 32,1% so với đầu nhiệm kỳ, bằng 87,4% MTĐH.

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm ( 2016-2018) đạt 14.266 tỷ đồng ( năm 2018 ước đạt 4.222 tỷ đồng); đạt 78,6% MTĐH. Kinh tế - xã hội Bỉm Sơn phát triển, điều đó đã khẳng định tầm nhìn, bước đi đúng đắn, sự thống nhất, đoàn kết của các đồng chí trong Thường trực Thị ủy Bỉm Sơn trong thời gian qua. Khi các yếu tố thuận lợi được hội đủ, đây chính là cơ hội để Bỉm Sơn tập trung nguồn lực phát triển, điều chỉnh, mở rộng diện tích về phía huyện Hà Trung đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện tại, Bỉm Sơn được coi như cầu nối giữa hai huyện thị, Hà Trung và Bỉm Sơn, là điểm sáng quan trọng đối với chiến lược đầu tư phát triển kinh tế lâu dài của một thành phố trong tương lai…

Chia sẻ với phóng viên về lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết: Bỉm Sơn hiện đang có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 ước đạt 14.861,8 tỷ đồng, tăng 61,9% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 87,2%. Một số sản phẩm công nghiệp chính năm 2018 tăng cao so với đầu nhiệm kỳ như: Xi măng tăng 107%; ô tô tăng 67 %; gạch xây tăng 54%, sản phẩm may 118%...

Đặc biệt, công tác thu hút đầu tư đạt kết quả khá; thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào địa bàn thị xã. Trong nửa nhiệm kỳ đã thu hút được 31 dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh (trong khu công nghiệp là 05 dự án, ngoài khu công nghiệp 26 dự án với diện tích sử dụng đất là 115,5 ha); tổng vốn đăng ký đầu tư trên 1.995 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án lớn như: Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy Bao bì Xi măng Long Sơn, Nhà máy chế tạo cầu và kết cấu thép YADA, CTCP xuất nhập khẩu khí gas Vạn Lộc, Công ty TNHH KH Vina, Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride…

Riêng lĩnh vực dịch vụ cũng có những bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu của nhân dân: Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 ước đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 53,1%, đạt 81,8% MTĐH. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 136 triệu USD, tăng 64,6% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 64,8% MTĐH. Thị xã đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh - khai thác Chợ Bỉm Sơn; đến nay chợ đã được xây mới khang trang và hoạt động ổn định. Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều chuyển biến; giá trị sản xuất ước đạt 204 tỷ đồng, bằng 101% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 93,4% MTĐH.

Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua Bỉm Sơn đã chú trọng công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng đô thị. Tập trung triển khai thực hiện điều chỉnh cục bộ nhằm sắp xếp lại dân cư và cải tạo môi trường sống khu vực dân cư thuộc quy hoạch khu công nghiệp, các khu chức năng phía Đông thị xã và phía Nam sông Tam Điệp, khu nội thị số 3, Tây Quốc lộ 1A, nhằm phủ kín quy hoạch phân khu trên địa bàn thị xã.

Ông Nguyễn Thanh Tùng bày tỏ:"Với vai trò, vị trí huyện thị phía Bắc của tỉnh, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong tỉnh, nhờ đó nửa nhiệm kỳ qua, Bỉm Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các phương diện: Cải cách hành chính, hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp; quy hoạch phân khu chức năng; đầu tư cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư.

Thị ủy đã tập trung lãnh đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp có trên địa bàn đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn đạt được tốc độ tăng trưởng khá.

Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2015-2018 ước đạt 30.680 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2018 đạt 17,4%, tăng 4,2% so với MTĐH đề ra. Sự lớn mạnh không ngừng của Bỉm Sơn đã và sẽ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa.

Có được kết quả trên, trước hết là do các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở Bỉm Sơn luôn nhất quán quan điểm, đồng hành cùng các nhà đầu tư trong mọi hoàn cảnh. Sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm và đặc biệt là sự thay đổi về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã làm nâng cao sức cạnh tranh của Bỉm Sơn trong thu hút đầu tư, tạo ra diện mạo mới, là tiền đề cho sự phát triển hạ tầng đô thị Bỉm Sơn. Đây là cơ hội lớn mà địa phương chúng tôi cần phải nắm bắt. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy khẳng định.

Triều Nguyệt

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC