Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn sau kỳ họp thứ 4
Sáng ngày 17/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã, đoàn đại biểu Quốc hội bầu tại tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Cao Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Cầm Thị Mẫn – Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn sau kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Cùng dự có đại diện Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về phía thị xã Bỉm Sơn, có các đồng chí Thường trực Thị ủy, Thường trực HĐND; Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy; lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp Thị; đại diện một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn và 105 đại biểu đại diện cho cử tri thị xã Bỉm Sơn.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội đã báo cáo kết quả nội dung chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tại kỳ họp. Theo đó, sau 21 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV đã thông qua 6 dự án Luật; Cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật. Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 4 với nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, đã quyết nghị thông qua tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2023, từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng; 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương thấp…
Sau khi nghe báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, cử tri thị xã Bỉm Sơn đã phản ánh, đề nghị các cấp, các ngành chức năng giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trên các lĩnh vực và trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách ở địa phương. Trong đó, các ý kiến tập trung vào các nội dung về quản lý, sử dụng đất; bồi thường GPMB, chế độ chính sách cho cán bộ… Cụ thể: Về quản lý, sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cử tri đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP; Ủy quyền cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để quy định các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với các trường hợp xác định lại diện tích đất ở hình thành trước ngày 18/12/1980 mà không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Cử tri cũng đề nghị Quốc hội nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để đảm bảo việc thực hiện được đồng bộ rõ ràng, liên tục, thuận lợi trong việc quản lý, sử dụng đất, triển khai khai dự án đầu tư có sử dụng đất… góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Liên quan đến đầu tư công, cử tri đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đầu tư công năm 2019; cho phép HĐND cùng cấp được quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý sang năm sau kế hoạch quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh nội dung tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Điều 25, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 theo hướng, chỉ quy định các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên có quy mô từ 5 ha trở lên thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cử tri cũng phản ánh hiện nay người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đa số là người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, có bằng cấp… việc không có chế độ đãi ngộ thích hợp sẽ không thu hút được cán bộ có trình độ tham gia công tác đoàn thể tại địa phương. Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung quy định để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản,… khi tham gia BHXH bắt buộc. Cử tri cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cho phép ký hợp đồng làm kế toán, nhân viên y tế tại các trường học.
Tại hội nghị tiếp xúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã báo cáo, giải trình và tiếp thu các ý kiến của cử tri thị xã Bỉm Sơn đề xuất, kiến nghị liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giải quyết.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, đại biểu Cao Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trân trọng cảm ơn tình cảm, sự tin tưởng của cử tri đối với các đại biểu Quốc hội; trao đổi thêm một số vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những vấn đề đang được cử tri và Nhân dân quan tâm, đồng thời khẳng định: Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thiết thực, phản ánh những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống ở cơ sở đang đặt ra. Đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp, phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Nguyễn TớiTin cùng chuyên mục
-
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
-
Hội đồng nhân dân các phường Ba Đình, Bắc Sơn và xã Quang Trung tổ chức Kỳ họp thứ IV nhiệm kỳ 2021 – 2026
-
Các phường Phú Sơn, Đông Sơn tổ chức Kỳ họp thứ IV HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026
-
Hội đồng nhân dân phường Lam Sơn tổ chức kỳ họp thứ 5.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn sau kỳ họp thứ 4
Sáng ngày 17/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã, đoàn đại biểu Quốc hội bầu tại tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Cao Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Cầm Thị Mẫn – Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn sau kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Cùng dự có đại diện Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về phía thị xã Bỉm Sơn, có các đồng chí Thường trực Thị ủy, Thường trực HĐND; Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy; lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp Thị; đại diện một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn và 105 đại biểu đại diện cho cử tri thị xã Bỉm Sơn.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội đã báo cáo kết quả nội dung chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tại kỳ họp. Theo đó, sau 21 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV đã thông qua 6 dự án Luật; Cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật. Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 4 với nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, đã quyết nghị thông qua tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2023, từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng; 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương thấp…
Sau khi nghe báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, cử tri thị xã Bỉm Sơn đã phản ánh, đề nghị các cấp, các ngành chức năng giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trên các lĩnh vực và trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách ở địa phương. Trong đó, các ý kiến tập trung vào các nội dung về quản lý, sử dụng đất; bồi thường GPMB, chế độ chính sách cho cán bộ… Cụ thể: Về quản lý, sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cử tri đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP; Ủy quyền cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để quy định các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với các trường hợp xác định lại diện tích đất ở hình thành trước ngày 18/12/1980 mà không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Cử tri cũng đề nghị Quốc hội nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để đảm bảo việc thực hiện được đồng bộ rõ ràng, liên tục, thuận lợi trong việc quản lý, sử dụng đất, triển khai khai dự án đầu tư có sử dụng đất… góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Liên quan đến đầu tư công, cử tri đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đầu tư công năm 2019; cho phép HĐND cùng cấp được quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý sang năm sau kế hoạch quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh nội dung tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Điều 25, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 theo hướng, chỉ quy định các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên có quy mô từ 5 ha trở lên thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cử tri cũng phản ánh hiện nay người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đa số là người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, có bằng cấp… việc không có chế độ đãi ngộ thích hợp sẽ không thu hút được cán bộ có trình độ tham gia công tác đoàn thể tại địa phương. Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung quy định để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản,… khi tham gia BHXH bắt buộc. Cử tri cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cho phép ký hợp đồng làm kế toán, nhân viên y tế tại các trường học.
Tại hội nghị tiếp xúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã báo cáo, giải trình và tiếp thu các ý kiến của cử tri thị xã Bỉm Sơn đề xuất, kiến nghị liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giải quyết.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, đại biểu Cao Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trân trọng cảm ơn tình cảm, sự tin tưởng của cử tri đối với các đại biểu Quốc hội; trao đổi thêm một số vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những vấn đề đang được cử tri và Nhân dân quan tâm, đồng thời khẳng định: Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thiết thực, phản ánh những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống ở cơ sở đang đặt ra. Đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp, phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Nguyễn Tới