Truy cập

Hôm nay:
2335
Hôm qua:
15446
Tuần này:
52020
Tháng này:
135550
Tất cả:
7605043

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.

Di chuc.jpg
Văn kiện quý giá
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, năm 1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc với tiêu đề “Tuyệt đối bí mật”. Bản Di chúc này do Người tự đánh máy, gồm 3 trang, có chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, khi đó là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bổ sung một đoạn gồm 6 trang viết tay. Năm 1969, vào ngày 10.5, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19.5.1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10h ngày 19.5.1969 là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, có đề ngày 10.5 gồm 4 trang in khổ 14,5x22cm. Bản Di chúc này chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1969, trong đó có đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968. Các bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI công bố năm 1989, vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Người. Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện quý giá gồm cả giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Trong nội dung cốt lõi của Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành một thời lượng lớn để nói về Đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Người yêu cầu “Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
Những bài học cho Đảng cách mạng
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, bản Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Di chúc là tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thủy với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”. Đồng thời, Di chúc là công trình lý luận về xây dựng Đảng và củng cố Đảng cầm quyền.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.
Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác cũng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng), ý nghĩa của Di chúc như một cương lĩnh hành động của Đảng từ khi Bác đi xa. Đó là những vấn đề lớn lao, những vấn đề chiến lược của cách mạng. Ý nghĩa thứ hai của Di chúc là đề cập những vấn đề thực tiễn nhưng được đúc kết có giá trị lý luận lớn. Những điều Bác tổng kết có giá trị như quy luật vận động của cách mạng Việt Nam.
“Chúng ta nghiên cứu Di chúc để suy ngẫm những vấn đề đổi mới hiện nay. Từ bản Di chúc, tư tưởng của Bác soi sáng cho công cuộc đổi mới hôm nay như là một sự tổng kết chính từ thực tiễn Việt Nam, của chúng ta chứ không phải giáo điều. Bản Di chúc có sự thiêng liêng, vì thế tập hợp được, đoàn kết được dân tộc để tiến lên sự nghiệp vẻ vang hơn, đi tới thắng lợi cuối cùng và tạo nên niềm tin tất thắng” - PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Vương Trần

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.

Di chuc.jpg
Văn kiện quý giá
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, năm 1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc với tiêu đề “Tuyệt đối bí mật”. Bản Di chúc này do Người tự đánh máy, gồm 3 trang, có chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, khi đó là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bổ sung một đoạn gồm 6 trang viết tay. Năm 1969, vào ngày 10.5, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19.5.1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10h ngày 19.5.1969 là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, có đề ngày 10.5 gồm 4 trang in khổ 14,5x22cm. Bản Di chúc này chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1969, trong đó có đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968. Các bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI công bố năm 1989, vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Người. Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện quý giá gồm cả giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Trong nội dung cốt lõi của Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành một thời lượng lớn để nói về Đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Người yêu cầu “Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
Những bài học cho Đảng cách mạng
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, bản Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Di chúc là tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thủy với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”. Đồng thời, Di chúc là công trình lý luận về xây dựng Đảng và củng cố Đảng cầm quyền.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.
Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác cũng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng), ý nghĩa của Di chúc như một cương lĩnh hành động của Đảng từ khi Bác đi xa. Đó là những vấn đề lớn lao, những vấn đề chiến lược của cách mạng. Ý nghĩa thứ hai của Di chúc là đề cập những vấn đề thực tiễn nhưng được đúc kết có giá trị lý luận lớn. Những điều Bác tổng kết có giá trị như quy luật vận động của cách mạng Việt Nam.
“Chúng ta nghiên cứu Di chúc để suy ngẫm những vấn đề đổi mới hiện nay. Từ bản Di chúc, tư tưởng của Bác soi sáng cho công cuộc đổi mới hôm nay như là một sự tổng kết chính từ thực tiễn Việt Nam, của chúng ta chứ không phải giáo điều. Bản Di chúc có sự thiêng liêng, vì thế tập hợp được, đoàn kết được dân tộc để tiến lên sự nghiệp vẻ vang hơn, đi tới thắng lợi cuối cùng và tạo nên niềm tin tất thắng” - PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Vương Trần

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC