Truy cập

Hôm nay:
2686
Hôm qua:
5207
Tuần này:
7893
Tháng này:
38201
Tất cả:
7853892

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm đặc biệt, một tài sản vô cùng quý báu mà Người để lại cho Đảng và cho dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn sâu sắc, không chỉ trong quá khứ mà cả trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Năm mươi năm là dịp chúng ta cùng nhìn nhận lại, một lần nữa khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn của những lời Người căn dặn trong Di chúc, đặc biệt là đối với vấn đề củng cố và phát huy sự đoàn kết trong Đảng. Cho đến nay, những vấn đề này vẫn mang tính thời sự, mang ý nghĩa quyết định đến sự sống còn mà Đảng ta đặc biệt quan tâm.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Là Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.
Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho mọi thành công. Đoàn kết, thống nhất không chỉ là vấn đề sinh tử của từng tổ chức đảng các cấp, mà còn là sinh mệnh của toàn Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng.
Trong bản Di chúc, Người viết: “Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.”
Từ “đoàn kết” được Người nhắc lại 3 lần trong đoạn văn trên. Qua đó, Người khẳng định vai trò to lớn của khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Theo Người, đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Đảng để lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn đấu tranh và trở thành một truyền thống, một tài sản quý báu của Đảng ta. Đoàn kết trong Đảng được hình thành từ chính truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước, được phát triển ngày càng phong phú, khắc hoạ ngày càng đậm nét trong văn hoá, bản sắc dân tộc và là bộ phận hợp thành sức mạnh dân tộc.
Theo PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng không chỉ là mối quan tâm lớn hàng đầu của Người, mà còn là sự trăn trở khi Người nghĩ về cả mai sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của đoàn kết thống nhất. Người không chỉ nêu ra yêu cầu phải đoàn kết trong Đảng mà còn chỉ rõ sự đoàn kết ấy phải là đoàn kết nhất trí, đoàn kết thống nhất, đó không phải là đoàn kết giả tạo, hình thức, mà phải thể hiện cả ở tư tưởng lẫn trong hành động. Tư tưởng và hành động phải thống nhất. Không thể bề ngoài là đoàn kết nhưng những khi cần ra một quyết định, ban hành một quyết sách thì không có được sự thống nhất, hay khi cần thì liên minh nhau lại nhân danh đoàn kết, khi không cần thì tìm cách cản trở công việc của nhau.
Trong tư tưởng của Người, đoàn kết phải là đoàn kết thống nhất, trước sau như một, tức là phải dựa trên nền tảng đường lối, quan điểm của Đảng và vì lợi ích của cách mạng, của nhân dân, của tập thể. Người luôn nhấn mạnh: Đảng tuy có nhiều đảng viên, song khi tiến hành nhiệm vụ cách mạng thì chỉ như một người, trong Đảng không cho phép có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Đảng là tổ chức chính trị cao nhất của nhân dân, của dân tộc, các đảng viên đều tham gia tổ chức một cách tự giác, tự nguyện; việc giữ vững và thực hiện nghiêm minh các nguyên tắc của Đảng không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là trách nhiệm của mỗi đảng viên.
Theo ThS. Lê Thị Thanh Loan, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: Đối với nước ta, thắng lợi trong đấu tranh giành chính quyền, trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và những thành quả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (đặc biệt là những thành tựu của hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước), xét đến cùng, đều là kết quả của sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nói cách khác, sự đoàn kết truyền thống trong Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết trong Đảng còn được coi là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961, Bác nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì vậy, theo Bác, để tiếp tục thành công thì chính trong nội bộ Đảng, từ trên xuống dưới cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống đó “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Để đoàn kết trong Đảng, Người coi nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản và quan trọng; trong từng tổ chức đảng phải thực hành dân chủ, mở rộng dân chủ, phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình; mọi ý kiến, suy nghĩ của mỗi đảng viên đều phải được bày tỏ, được lắng nghe; mọi quyết định quan trọng đều phải được bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình. Đây chính là một hình thức rèn luyện đảng viên để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tự phê bình và phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, để công việc được hiệu quả hơn, để đoàn kết và thống nhất trong nội bộ. Để thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Theo Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, để có sự đoàn kết thật sự, không chỉ cần thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà còn rất cần tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau. Năm 1966, Người bổ sung vào bản Di chúc cụm từ “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Để có sự đoàn kết thống nhất thực sự, bên cạnh tinh thần, lý trí, trong mỗi cán bộ, đảng viên phải có tình thương yêu đồng chí, có lòng nhân ái, nhân hậu. Trong thực hành công việc, không chỉ là đặt ra yêu cầu hoàn thành công việc mà còn phải có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành công việc. Vì vậy, để duy trì và bồi đắp đoàn kết thống nhất thì từng tổ chức đảng bên cạnh việc phải chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, còn phải thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, tình thương yêu, cảm thông chia sẻ, tình đồng chí.
Sự đoàn kết thống nhất trước hết phải được xây dựng trong Đảng, được thể hiện trong Đảng. Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ trọng trách lãnh đạo phải cương quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội trong chính bản thân mình trước những tác động từ bên ngoài. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội chính là căn nguyên của mất đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Thấm nhuần tư tưởng và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng, giữ gìn và phát huy đoàn kết thống nhất. Nhờ đó, Đảng đã quy tụ và phát huy được sức mạnh toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo đất nước mà nhân dân đã tin tưởng giao phó. Trong nhiều kỳ đại hội Đảng, vấn đề đoàn kết thống nhất đều được nghiêm túc đặt ra, được xem xét, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc.
Với tinh thần đoàn kết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII với chủ đề: “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Đổi mới” đã thành công tốt đẹp với những kết quả bước đầu qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện đã đem lại niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân.
Trong thời điểm đất nước đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới nhưng cũng đầy những thử thách lớn lao, những thành tựu mà toàn Đảng, toàn dân đạt được qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước chính là kết quả của sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là minh chứng khẳng định sự trưởng thành và vững mạnh của Đảng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách, bằng nhiều âm mưu thâm độc, xảo quyệt, kích động chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng. Chính vì vậy, tăng cường đoàn kết và thống nhất trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở là điều tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Theo PGS,TS. Nguyễn Thế Thắng, Học viện Chính trị Khu vực I, hiện nay, đoàn kết thống nhất trong Đảng càng phải được xem là một chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng. Là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta càng phải xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất, có như vậy thì hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc mới đoàn kết xung quanh Đảng. Đoàn kết của Đảng chính là tấm gương cho cả hệ thống chính trị và là nhân tố quyết định bảo đảm đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, khi chúng ta đang đứng trước thời điểm phải lựa chọn những người xứng đáng, vừa có tài, vừa có đức để đảm nhận những trọng trách lãnh đạo đất nước, thì hơn bao giờ hết, chúng ta càng phải phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất. Đây là trách nhiệm lớn, mà trước hết là của tập thể, cá nhân lãnh đạo từ Trung ương đến từng cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ giữ trọng trách lãnh đạo từ cấp cao đến cấp cơ sở phải thực sự thực hiện nghiêm lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Hồng Long

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm đặc biệt, một tài sản vô cùng quý báu mà Người để lại cho Đảng và cho dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn sâu sắc, không chỉ trong quá khứ mà cả trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Năm mươi năm là dịp chúng ta cùng nhìn nhận lại, một lần nữa khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn của những lời Người căn dặn trong Di chúc, đặc biệt là đối với vấn đề củng cố và phát huy sự đoàn kết trong Đảng. Cho đến nay, những vấn đề này vẫn mang tính thời sự, mang ý nghĩa quyết định đến sự sống còn mà Đảng ta đặc biệt quan tâm.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Là Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.
Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho mọi thành công. Đoàn kết, thống nhất không chỉ là vấn đề sinh tử của từng tổ chức đảng các cấp, mà còn là sinh mệnh của toàn Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng.
Trong bản Di chúc, Người viết: “Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.”
Từ “đoàn kết” được Người nhắc lại 3 lần trong đoạn văn trên. Qua đó, Người khẳng định vai trò to lớn của khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Theo Người, đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Đảng để lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn đấu tranh và trở thành một truyền thống, một tài sản quý báu của Đảng ta. Đoàn kết trong Đảng được hình thành từ chính truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước, được phát triển ngày càng phong phú, khắc hoạ ngày càng đậm nét trong văn hoá, bản sắc dân tộc và là bộ phận hợp thành sức mạnh dân tộc.
Theo PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng không chỉ là mối quan tâm lớn hàng đầu của Người, mà còn là sự trăn trở khi Người nghĩ về cả mai sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của đoàn kết thống nhất. Người không chỉ nêu ra yêu cầu phải đoàn kết trong Đảng mà còn chỉ rõ sự đoàn kết ấy phải là đoàn kết nhất trí, đoàn kết thống nhất, đó không phải là đoàn kết giả tạo, hình thức, mà phải thể hiện cả ở tư tưởng lẫn trong hành động. Tư tưởng và hành động phải thống nhất. Không thể bề ngoài là đoàn kết nhưng những khi cần ra một quyết định, ban hành một quyết sách thì không có được sự thống nhất, hay khi cần thì liên minh nhau lại nhân danh đoàn kết, khi không cần thì tìm cách cản trở công việc của nhau.
Trong tư tưởng của Người, đoàn kết phải là đoàn kết thống nhất, trước sau như một, tức là phải dựa trên nền tảng đường lối, quan điểm của Đảng và vì lợi ích của cách mạng, của nhân dân, của tập thể. Người luôn nhấn mạnh: Đảng tuy có nhiều đảng viên, song khi tiến hành nhiệm vụ cách mạng thì chỉ như một người, trong Đảng không cho phép có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Đảng là tổ chức chính trị cao nhất của nhân dân, của dân tộc, các đảng viên đều tham gia tổ chức một cách tự giác, tự nguyện; việc giữ vững và thực hiện nghiêm minh các nguyên tắc của Đảng không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là trách nhiệm của mỗi đảng viên.
Theo ThS. Lê Thị Thanh Loan, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: Đối với nước ta, thắng lợi trong đấu tranh giành chính quyền, trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và những thành quả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (đặc biệt là những thành tựu của hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước), xét đến cùng, đều là kết quả của sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nói cách khác, sự đoàn kết truyền thống trong Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết trong Đảng còn được coi là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961, Bác nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì vậy, theo Bác, để tiếp tục thành công thì chính trong nội bộ Đảng, từ trên xuống dưới cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống đó “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Để đoàn kết trong Đảng, Người coi nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản và quan trọng; trong từng tổ chức đảng phải thực hành dân chủ, mở rộng dân chủ, phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình; mọi ý kiến, suy nghĩ của mỗi đảng viên đều phải được bày tỏ, được lắng nghe; mọi quyết định quan trọng đều phải được bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình. Đây chính là một hình thức rèn luyện đảng viên để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tự phê bình và phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, để công việc được hiệu quả hơn, để đoàn kết và thống nhất trong nội bộ. Để thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Theo Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, để có sự đoàn kết thật sự, không chỉ cần thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà còn rất cần tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau. Năm 1966, Người bổ sung vào bản Di chúc cụm từ “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Để có sự đoàn kết thống nhất thực sự, bên cạnh tinh thần, lý trí, trong mỗi cán bộ, đảng viên phải có tình thương yêu đồng chí, có lòng nhân ái, nhân hậu. Trong thực hành công việc, không chỉ là đặt ra yêu cầu hoàn thành công việc mà còn phải có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành công việc. Vì vậy, để duy trì và bồi đắp đoàn kết thống nhất thì từng tổ chức đảng bên cạnh việc phải chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, còn phải thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, tình thương yêu, cảm thông chia sẻ, tình đồng chí.
Sự đoàn kết thống nhất trước hết phải được xây dựng trong Đảng, được thể hiện trong Đảng. Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ trọng trách lãnh đạo phải cương quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội trong chính bản thân mình trước những tác động từ bên ngoài. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội chính là căn nguyên của mất đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Thấm nhuần tư tưởng và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng, giữ gìn và phát huy đoàn kết thống nhất. Nhờ đó, Đảng đã quy tụ và phát huy được sức mạnh toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo đất nước mà nhân dân đã tin tưởng giao phó. Trong nhiều kỳ đại hội Đảng, vấn đề đoàn kết thống nhất đều được nghiêm túc đặt ra, được xem xét, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc.
Với tinh thần đoàn kết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII với chủ đề: “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Đổi mới” đã thành công tốt đẹp với những kết quả bước đầu qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện đã đem lại niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân.
Trong thời điểm đất nước đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới nhưng cũng đầy những thử thách lớn lao, những thành tựu mà toàn Đảng, toàn dân đạt được qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước chính là kết quả của sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là minh chứng khẳng định sự trưởng thành và vững mạnh của Đảng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách, bằng nhiều âm mưu thâm độc, xảo quyệt, kích động chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng. Chính vì vậy, tăng cường đoàn kết và thống nhất trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở là điều tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Theo PGS,TS. Nguyễn Thế Thắng, Học viện Chính trị Khu vực I, hiện nay, đoàn kết thống nhất trong Đảng càng phải được xem là một chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng. Là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta càng phải xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất, có như vậy thì hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc mới đoàn kết xung quanh Đảng. Đoàn kết của Đảng chính là tấm gương cho cả hệ thống chính trị và là nhân tố quyết định bảo đảm đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, khi chúng ta đang đứng trước thời điểm phải lựa chọn những người xứng đáng, vừa có tài, vừa có đức để đảm nhận những trọng trách lãnh đạo đất nước, thì hơn bao giờ hết, chúng ta càng phải phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất. Đây là trách nhiệm lớn, mà trước hết là của tập thể, cá nhân lãnh đạo từ Trung ương đến từng cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ giữ trọng trách lãnh đạo từ cấp cao đến cấp cơ sở phải thực sự thực hiện nghiêm lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Hồng Long

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC