Truy cập

Hôm nay:
516
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25121
Tháng này:
144975
Tất cả:
6391723

Bỉm Sơn với công tác chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh đối diện với “thách thức kép” – vừa chống đại dịch Covid-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong năm 2022, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn là nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng xuất lao động, sức cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn Thị xã; tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu trên địa bàn Thị xã.

Về mục tiêu cụ thể, UBND thị xã đề ra: 100% văn bản, hồ sơ công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp thị đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật); Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 90% trở lên từ cấp xã, đến cấp thị xã; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 75% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt;Tối thiểu có 15% số xã, phường thực hiện chuyển đổi số cấp xã; Tối thiểu 20% thủ tục hành chính được cắt giảm so với hiện nay; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh; 100% các cơ quan nhà nước từ cấp Thị đến cấp xã sử dụng và khai thác các ứng dụng CNTT trên mạng truyền số liệu chuyên dùng; Ít nhất 50% người dùng smartphone được tiếp cận dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Triển khai hệ thống phòng họp thông minh tại UBND Thị xã...

Bên cạnh đó, về phát triển Kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6%; Có trên 30 doanh nghiệp công nghệ số.

Đối với phát triển hạ tầng số, trong năm 2022, thị xã đặt ra mục tiêu: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến phủ trên 60% hộ gia đình và phủ 100% xã, phường; Ít nhất 50% người dùng smartphone tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử; Chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin, Internet trong các cơ quan nhà nước trên địa Thị xã sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% các hộ gia đình trên địa bàn Thị xã được phổ cập internet...

Mặt khác, Thị xã cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như: Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Nông nghiệp, quản lý dân cư ... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự... trên địa bàn Thị xã.

Theo cơ quan tham mưu cho UBND thị xã thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số: Chuyển đổi số với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương. Thị xã Bỉm Sơn đang từng bước thực hiện các mục tiêu, giải pháp để chuyển đổi số hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Do đó, để chuyển đổi số hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, Người dân, doanh nghiệp cũng cần phải tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số bằng ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức kinh doanh, giúp trải nghiệm khách hàng ngày một tốt hơn. Người dân chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các công cụ công nghệ số để có cuộc sống tiện lợi hơn, tốt hơn, phong phú hơn; Mỗi người đóng vai trò then chốt khi tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, thông qua những thay đổi thói quen, sinh sống, làm việc và giao dịch trong xã hội.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn với công tác chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh đối diện với “thách thức kép” – vừa chống đại dịch Covid-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong năm 2022, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn là nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng xuất lao động, sức cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn Thị xã; tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu trên địa bàn Thị xã.

Về mục tiêu cụ thể, UBND thị xã đề ra: 100% văn bản, hồ sơ công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp thị đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật); Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 90% trở lên từ cấp xã, đến cấp thị xã; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 75% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt;Tối thiểu có 15% số xã, phường thực hiện chuyển đổi số cấp xã; Tối thiểu 20% thủ tục hành chính được cắt giảm so với hiện nay; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh; 100% các cơ quan nhà nước từ cấp Thị đến cấp xã sử dụng và khai thác các ứng dụng CNTT trên mạng truyền số liệu chuyên dùng; Ít nhất 50% người dùng smartphone được tiếp cận dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Triển khai hệ thống phòng họp thông minh tại UBND Thị xã...

Bên cạnh đó, về phát triển Kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6%; Có trên 30 doanh nghiệp công nghệ số.

Đối với phát triển hạ tầng số, trong năm 2022, thị xã đặt ra mục tiêu: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến phủ trên 60% hộ gia đình và phủ 100% xã, phường; Ít nhất 50% người dùng smartphone tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử; Chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin, Internet trong các cơ quan nhà nước trên địa Thị xã sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% các hộ gia đình trên địa bàn Thị xã được phổ cập internet...

Mặt khác, Thị xã cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như: Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Nông nghiệp, quản lý dân cư ... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự... trên địa bàn Thị xã.

Theo cơ quan tham mưu cho UBND thị xã thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số: Chuyển đổi số với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương. Thị xã Bỉm Sơn đang từng bước thực hiện các mục tiêu, giải pháp để chuyển đổi số hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Do đó, để chuyển đổi số hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, Người dân, doanh nghiệp cũng cần phải tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số bằng ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức kinh doanh, giúp trải nghiệm khách hàng ngày một tốt hơn. Người dân chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các công cụ công nghệ số để có cuộc sống tiện lợi hơn, tốt hơn, phong phú hơn; Mỗi người đóng vai trò then chốt khi tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, thông qua những thay đổi thói quen, sinh sống, làm việc và giao dịch trong xã hội.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC