Truy cập

Hôm nay:
6348
Hôm qua:
7261
Tuần này:
34518
Tháng này:
110718
Tất cả:
6357466

Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày 15/8/2022, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quổc và các tổ chức chính trị - xã hội Thị xã; phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thị xã; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GDP của Thị xã. Xây dựng xã hội số an toàn để hình thành công dân số, xã hội sổ, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước tại Thị xã; tăng cường đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số tại thị xã Bim Sơn.

Mục tiêu đến năm 2025:Phát triển chính quyền số, duy trì 100% văn bản, hồ sơ công việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp thị đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt 100% từ cấp phường, xã, đến cấp thị; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. 100% cơ quan khối Đảng liên thông các quy trình, dữ liệu, hồ sơ công việc từ cấp tỉnh đến cấp xã (trừ các nội dung có yếu tố mật); tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phấn đấu hết năm 2023, hoàn thành 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công ở cấp thị xã, cấp phường, xã; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% số phường, xã triển khai chuyển đổi số cấp xã.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Số doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ di động 4G/5G. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80% trở lên. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực trên địa bàn như: Y tế, Giáo dục, Giao thông, môi trường... 100% các điểm du lịch trên địa bàn Thị xã và nhà văn hoá thôn, khu phố được lắp đặt hệ thống wifi. Lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính, những điểm quan trọng phục vụ giám sát an ninh, trật tự, giám sát giao thông,… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; Quản lý camera tập trung tại trụ sở UBND hoặc Công an phường, xã. 100% hệ thống đài truyền thanh có ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo, truyền thanh thông minh.

Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, Thị xã đề ra nhiệm vụ chung, đó là kế thừa toàn bộ hạ tầng, các phần mềm công nghệ thông tin đã được đầu tư, tiếp nhận từ các chương trình, dự án ở các năm trước, đồng thời thực hiện đầu tư bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước tại thị xã Bỉm Sơn một cách đồng bộ, hiệu quả; xây dựng Chính quyên số tại Thị xã nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi thông tin thông suốt, nhanh chóng giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Nguyễn Tới

Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày 15/8/2022, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quổc và các tổ chức chính trị - xã hội Thị xã; phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thị xã; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GDP của Thị xã. Xây dựng xã hội số an toàn để hình thành công dân số, xã hội sổ, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước tại Thị xã; tăng cường đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số tại thị xã Bim Sơn.

Mục tiêu đến năm 2025:Phát triển chính quyền số, duy trì 100% văn bản, hồ sơ công việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp thị đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt 100% từ cấp phường, xã, đến cấp thị; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. 100% cơ quan khối Đảng liên thông các quy trình, dữ liệu, hồ sơ công việc từ cấp tỉnh đến cấp xã (trừ các nội dung có yếu tố mật); tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phấn đấu hết năm 2023, hoàn thành 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công ở cấp thị xã, cấp phường, xã; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% số phường, xã triển khai chuyển đổi số cấp xã.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Số doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ di động 4G/5G. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80% trở lên. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực trên địa bàn như: Y tế, Giáo dục, Giao thông, môi trường... 100% các điểm du lịch trên địa bàn Thị xã và nhà văn hoá thôn, khu phố được lắp đặt hệ thống wifi. Lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính, những điểm quan trọng phục vụ giám sát an ninh, trật tự, giám sát giao thông,… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; Quản lý camera tập trung tại trụ sở UBND hoặc Công an phường, xã. 100% hệ thống đài truyền thanh có ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo, truyền thanh thông minh.

Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, Thị xã đề ra nhiệm vụ chung, đó là kế thừa toàn bộ hạ tầng, các phần mềm công nghệ thông tin đã được đầu tư, tiếp nhận từ các chương trình, dự án ở các năm trước, đồng thời thực hiện đầu tư bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước tại thị xã Bỉm Sơn một cách đồng bộ, hiệu quả; xây dựng Chính quyên số tại Thị xã nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi thông tin thông suốt, nhanh chóng giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC