Truy cập

Hôm nay:
77
Hôm qua:
6903
Tuần này:
31585
Tháng này:
151439
Tất cả:
6398187

Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Sáng ngày 22/6/2023, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) (sửa đổi), với 468/477 phiếu tán thành (đạt tỉ lệ 94,74%).

220620230805-cqh_3145.jpg
Việc thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Kết quả tổng kết 17 năm thực thi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cho thấy, Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, phải được sửa đổi; sự phát triển của đất nước trong tình hình mới cũng đòi hỏi luật phải được bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định.
Luật GDĐT (sửa đổi) vừa được thông qua gồm7 chương,54 điều, trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám theo9 chính sáchđã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP. Theo đó, Luật sửa đổi có một số điểm mới so với luật hiện hành như Chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của chứng thư điện tử; chuyển nhượng chứng thư điện tử; yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử; chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy…
Mục đích hướng đến của việc xây dựng và thông qua Luật GDĐT (sửa đổi) là tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực, ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.
Các đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật GDĐT (sửa đổi) với kết quả 468/477 đại biểu tán thành (Nguồn ảnh: Tạp chí Bộ Thông tin và Truyền thông).
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Sáng ngày 22/6/2023, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) (sửa đổi), với 468/477 phiếu tán thành (đạt tỉ lệ 94,74%).

220620230805-cqh_3145.jpg
Việc thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Kết quả tổng kết 17 năm thực thi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cho thấy, Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, phải được sửa đổi; sự phát triển của đất nước trong tình hình mới cũng đòi hỏi luật phải được bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định.
Luật GDĐT (sửa đổi) vừa được thông qua gồm7 chương,54 điều, trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám theo9 chính sáchđã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP. Theo đó, Luật sửa đổi có một số điểm mới so với luật hiện hành như Chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của chứng thư điện tử; chuyển nhượng chứng thư điện tử; yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử; chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy…
Mục đích hướng đến của việc xây dựng và thông qua Luật GDĐT (sửa đổi) là tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực, ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.
Các đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật GDĐT (sửa đổi) với kết quả 468/477 đại biểu tán thành (Nguồn ảnh: Tạp chí Bộ Thông tin và Truyền thông).
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC