Truy cập

Hôm nay:
4717
Hôm qua:
4094
Tuần này:
25626
Tháng này:
101826
Tất cả:
6348574

Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, giai đoạn 2022-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 167/QĐ-TTg về việc hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, giai đoạn 2022-2025 nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.

Các Chương trình hỗ trợ gồm:
1. Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững
a) Xây dựng tài liệu, tổ chức phổ biến thông tin, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững.
b) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững.
c) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
d) Xây dựng, phát triển nền tảng thông tin để hình thành cơ sở thông tin dữ liệu về doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
đ) Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
e) Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững; phát triển nền tảng thông tin kết nối khách hàng doanh nghiệp kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư.
g) Hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.
h) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về các mô hình kinh doanh bền vững; các giải pháp, công cụ đo lường; đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; kết nối doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư; kết nối các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp thành công điển hình trong nước và quốc tế.
2. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững
a) Doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
b) Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.
3. Hoạt động quản lý Chương trình
a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn, quy trình triển khai Chương trình; Xây dựng khung đánh giá, giám sát Chương trình.
b) Tổ chức đánh giá và định kỳ hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung, hoạt động của Chương trình trong trường hợp cần thiết.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.

Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, giai đoạn 2022-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 167/QĐ-TTg về việc hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, giai đoạn 2022-2025 nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.

Các Chương trình hỗ trợ gồm:
1. Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững
a) Xây dựng tài liệu, tổ chức phổ biến thông tin, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững.
b) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững.
c) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
d) Xây dựng, phát triển nền tảng thông tin để hình thành cơ sở thông tin dữ liệu về doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
đ) Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
e) Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững; phát triển nền tảng thông tin kết nối khách hàng doanh nghiệp kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư.
g) Hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.
h) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về các mô hình kinh doanh bền vững; các giải pháp, công cụ đo lường; đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; kết nối doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư; kết nối các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp thành công điển hình trong nước và quốc tế.
2. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững
a) Doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
b) Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.
3. Hoạt động quản lý Chương trình
a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn, quy trình triển khai Chương trình; Xây dựng khung đánh giá, giám sát Chương trình.
b) Tổ chức đánh giá và định kỳ hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung, hoạt động của Chương trình trong trường hợp cần thiết.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC