Truy cập

Hôm nay:
5187
Hôm qua:
4337
Tuần này:
21805
Tháng này:
136967
Tất cả:
8263448

Đền Chín Giếng

Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 1 km về phía Đông, thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; nay là khu phố 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền Chín Giếng là nơi tôn thờ Bán Thiên công chúa hay còn gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ - Con gái thứ Chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên dân gian quen gọi là Đền Cô Chín.

Den Chin Gieng.png


Tương truyền, trong trận chiến giữa tiền Quan Thánh và chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành Con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửa Thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quan Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật Bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật; Cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên Đèo Ba dội, kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ Đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em - Một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền nữ đã có công cứu Chúa Liễu Hạnh, nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh Chín cái giếng thiêng.

Dan ca.png
Đàn cá ở suối Sòng cạnh 9 miệng giếng thiêng.

Đền được khởi dựng cùng thời gian với đền Sòng Sơn và tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, Đền được trùng tu, tôn tạo mang vóc dáng như hiện nay. Ngôi đền tọa lạc trên sườn núi, cây cối tốt tươi, trong một không gian sơn thuỷ hữu tình. Phía trước Đền là dòng suối Sòng có những mô đá nổi lên như những hòn non bộ. Đặc biệt, thiên nhiên đã kiến tạo dưới mặt nước suối Sòng trước Đền là 9 miệng giếng tự nhiên, nước trong veo tuôn lên từ lòng đất không bao giờ vơi cạn; từng đàn cá mắt đỏ thân vàng tung tăng bơi lội rất đẹp.

Từ đường vào Đền là Tam môn của Đền (có đôi cột đồng trụ cao, vững chãi). Đỉnh hai cột giữ đắp đôi phượng chầu, hai cột hai bên có ghê chầu sắc thái biểu cảm; Tiếp đến là cung ngoài có 7 gian đều gắn nghi môn, cửa võng gỗ sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Gian chính giữa là ban thờ công đồng, bên trái là ban thờ Hội đồng Thánh hoàng, bên phải là ban thờ Hội đồng Thánh Cô; Cung giữa 5 gian liền kề chạy song song với cung ngoài có cùng kiểu thức. Gian giữa có ban/khám thờ Cô Chín, bên phải là cung Chầu Cửu, bên trái ban thời Ngũ vị tôn ông; Cung trong có 3 gian thờ, bên trái thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Đền Chín Giếng bài trí nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi cảnh đền và Thánh Cô Chín.

Phiên âm:
Thánh đức cao minh lưu quốc sử
Thần công quảng đại hộ dân sinh.
Dịch nghĩa:
Đức của Thánh co minh lưu sử nước
Công của Thần rộng lớn cứu giúp dân lành.

Hàng năm có rất nhiều du khách khắp bốn phương đến tham quan và dâng hương tại đền Chín Giếng (Đặc biệt vào dịp đầu năm hoặc Lễ hội truyền thống Sòng Sơn 26/02 âm lịch - có Lễ rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng rồi lên đèo Ba Dội và ngày 09/9 âm lịch là chính Hội của Đền Chín Giếng).

Khách du lịch đến vãng cảnh đền Sòng Sơn không quên đến đền Chín giếng dâng hương, cầu mong được Cô Chín gia ân phù hộ đắc tài sai lộc. Đồng thời dành thời gian tản bộ, thả hồn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của chín giếng thiêng.

Đoàn Thanh niên Thị xã

Đền Chín Giếng

Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 1 km về phía Đông, thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; nay là khu phố 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền Chín Giếng là nơi tôn thờ Bán Thiên công chúa hay còn gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ - Con gái thứ Chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên dân gian quen gọi là Đền Cô Chín.

Den Chin Gieng.png


Tương truyền, trong trận chiến giữa tiền Quan Thánh và chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành Con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửa Thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quan Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật Bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật; Cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên Đèo Ba dội, kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ Đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em - Một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền nữ đã có công cứu Chúa Liễu Hạnh, nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh Chín cái giếng thiêng.

Dan ca.png
Đàn cá ở suối Sòng cạnh 9 miệng giếng thiêng.

Đền được khởi dựng cùng thời gian với đền Sòng Sơn và tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, Đền được trùng tu, tôn tạo mang vóc dáng như hiện nay. Ngôi đền tọa lạc trên sườn núi, cây cối tốt tươi, trong một không gian sơn thuỷ hữu tình. Phía trước Đền là dòng suối Sòng có những mô đá nổi lên như những hòn non bộ. Đặc biệt, thiên nhiên đã kiến tạo dưới mặt nước suối Sòng trước Đền là 9 miệng giếng tự nhiên, nước trong veo tuôn lên từ lòng đất không bao giờ vơi cạn; từng đàn cá mắt đỏ thân vàng tung tăng bơi lội rất đẹp.

Từ đường vào Đền là Tam môn của Đền (có đôi cột đồng trụ cao, vững chãi). Đỉnh hai cột giữ đắp đôi phượng chầu, hai cột hai bên có ghê chầu sắc thái biểu cảm; Tiếp đến là cung ngoài có 7 gian đều gắn nghi môn, cửa võng gỗ sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Gian chính giữa là ban thờ công đồng, bên trái là ban thờ Hội đồng Thánh hoàng, bên phải là ban thờ Hội đồng Thánh Cô; Cung giữa 5 gian liền kề chạy song song với cung ngoài có cùng kiểu thức. Gian giữa có ban/khám thờ Cô Chín, bên phải là cung Chầu Cửu, bên trái ban thời Ngũ vị tôn ông; Cung trong có 3 gian thờ, bên trái thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Đền Chín Giếng bài trí nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi cảnh đền và Thánh Cô Chín.

Phiên âm:
Thánh đức cao minh lưu quốc sử
Thần công quảng đại hộ dân sinh.
Dịch nghĩa:
Đức của Thánh co minh lưu sử nước
Công của Thần rộng lớn cứu giúp dân lành.

Hàng năm có rất nhiều du khách khắp bốn phương đến tham quan và dâng hương tại đền Chín Giếng (Đặc biệt vào dịp đầu năm hoặc Lễ hội truyền thống Sòng Sơn 26/02 âm lịch - có Lễ rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng rồi lên đèo Ba Dội và ngày 09/9 âm lịch là chính Hội của Đền Chín Giếng).

Khách du lịch đến vãng cảnh đền Sòng Sơn không quên đến đền Chín giếng dâng hương, cầu mong được Cô Chín gia ân phù hộ đắc tài sai lộc. Đồng thời dành thời gian tản bộ, thả hồn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của chín giếng thiêng.

Đoàn Thanh niên Thị xã

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC