Truy cập

Hôm nay:
4
Hôm qua:
4334
Tuần này:
16619
Tháng này:
131781
Tất cả:
8258262

Đền Sòng Sơn

Đền Sòng Sơn nổi tiếng trong dân gian với câu ca “Đền Sòng thiêng nhất xứ thanh”. Đền Sòng có tên chữ Sùng Sơn (xưa kia là Sùng Trân Miếu). Ngôi đền thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa).

Den Song.png

Đền Sòng Sơn được khởi dựng năm nào, đến nay vẫn chưa tìm được tư liệu xác định chính xác. Truyền thuyết làng Cổ Đam kể rằng: Vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tộ nhà Lê (1619-1628) một ông lão người làng Cổ Đam được Tiên chúa Liễu Hạnh nhập hồn báo mộng “Hãy nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các ngươi”. Theo lời Tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một gậy tre đến khu vực Đền Sòng cắm xuống đất, thắp hương và khẩn cầu “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”. Ít lâu sau cây gậy tre nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt. Dân làng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã hiển thánh tại đây liền vận động góp tiền của xây dựng bên cạnh bụi tre thần.

Ngôi Đền được tu bổ vào thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), Năm Duy Tân thứ sáu (1912), năm Khải Định thứ tư (1919), năm Bảo Đại thứ ba (1928) và được tu sửa lại vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đền Sòng Sơn là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam. Tại đây có phối thờ các ông Hoàng và Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.
Theo “Truyền kỳ tân phả” thì Liễu Hạnh là Đệ Nhị tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế vì phạm lỗi đánh rơi chén Ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mang tên là Giáng Tiên.Sau3 lầntríchgiáng, Tiên chúa được Ngọc Hoàng cho hạ giới mỗi khi Tiên chúa mong muốn và về sau không phải hoá kiếp nữa.Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên chúa vân du ở khắp mọi vùng đất sơn thuỷ, kỳ tú, Tiên chúa thường hoá phép trừng phạt kẻ ác, gia ân kẻ hiền.. Người đã từng giúp đỡ các học trò nghèo như Cống Quỳnh (Quê Hoàng Hoá) trên đường ra Bắc đi thi, đã từng hoá phép dạy bảo dân chúng vùng Tam Điệp, Ninh Bình trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, từnghoá phép nhờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan khởi dựng lại chùa Bắc Lễ, Đền Tiên (Tỉnh Lạng Sơn ), đã cùng đàm đạo thơ văn với Phùng Khắc Khoan (tức Trạng Bùng), Cử nhân họ Ngô và Tú tài họ Lý ở Tây Hồ (Hà nội). Sau đó Tiên chúa cưỡi mây, bay vào ẩn cư bên núi Sóc Tỉnh Nghệ an.

Tiên Thánh được triều đình phong sắc: Mã Hoàng Công Chúa; Chế thắng Hòa Diệu Đại Vương; Thượng thượng đẳng phúc thần. Có thể nói Tiên Chúa Liễu Hạnh xuống trần không phải chỉ để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, mà Tiên chúa xuống Trần để lĩnh một sứ mệnh thiêng liêng cao cả là khuyến thiện, trừ ác, ban phúc cho người tốt, giáng hoạ kẻ xấu, phò nước giúp dân. Và cũng vì thế, nhiều nơi trong cả nước đã lập Đền thờ Mẫu. Trong hệ thống đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì uy nghi và linh thiêng nhất vẫn là đền Sòng Sơn - Nơi Thánh Mẫu Hiển Thánh. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của người dân Bỉm Sơn cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

Đền Sòng Sơn tọa lạc trên một thế đất cao, tọa Đông Nam, hướng Tây Bắc. kiến trúc hình chữ Tam theo truyền thống đền thờ Việt Nam với 3 cung liên tiếp: Hậu cung (Chính tẩm), Trung Đường, Tiền Đường và ngoài cùng là cổng Tam quan.

Cột của các gian điện thờ to gần nửa thước, đá tảng kê cao 6 tấc, trên các cột có nhiều câu đối nói về sự hiển linh và công đức của Thánh Mẫu, ca ngợi cảnh đẹp của Sòng Sơn. Phía trên giữa các gian thờ đều được trang trí các cửa võng sơn son, thếp vàng.

Du khách qua cổng tam quan cao, đẹp cấu trúc hình chồng diêm với 3 cửa bằng gỗ trắc: Cửa bên tả gọi là cửa Giới, qua cửa này được Thánh Mẫu ban dạy những điều giới Phật, nên làm điều thiện, tránh làm điều ác. Cửa bên hữu là cửa Định, qua cửa này được Thánh giúp cho tĩnh tâm, thanh lọc mọi điều phàm tục. Cửa giữa là cửa Tuệ, qua cửa này mọi người được Thánh ban cho sự sáng suốt, trí tuệ, mọi việc hanh thông.

Qua cổng tam quan du khách lần lượt bước vào chiêm bái các cung thờ.

1. Cung đệ Nhất:

Là cung tiền đường, đây là cung thờ Hội đồng Thánh quan, Bài trí các ban thờ gồm: Ban thờ Mẫu Cửu Trùng, các Ông Quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Phía bên phải là Ban thờ Đức Thánh Trần - Hưng Đạo Đại Vương.

2. Cung đệ Nhị:

Qua cung tiền đường là cung đệ Nhị (cung Trung đường). Đây là cung thờ Ngọc Hoàng thượng đế - vua cha của tiên chúa Liễu Hạnh. Bài trí ban thờ vua cha Ngọc hoàng ở ngôi cao nhất, tiếp đến là các ban thờ Ngũ vị vương quan là những Thánh Cô, Thánh Cậu của Tiên chúa Liễu Hạnh. Hai bên các ban thờ là các bộ chấp kính, đôi hạc bằng đồng cao gần 2m. Hình thức bài trí ban thờ trong cung này thể hiện nét văn hoá phụng thờ gia tộc truyền thống Việt Nam.

3. Cung đệ Tam:

Qua cung trung đường là cung đệ Tam (Hậu cung chính tẩm - cung Cấm thâm nghiêm). Cửa ra vào cung Cấm ít khi được mở, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Ngày thường, con nhang, đệ tử và khách thập phương chỉ được đứng bên ngoài chiêm bái. Cung đệ tam (Cung Cấm) có 3 gian, được bài trí theo thức hệ Tứ phủ, Tam tòa thánh Mẫu. Không gian chính của cung Cấm được trải thảm đỏ. Gian giữa đặt ban thờ và linh tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong trang phục màu đỏ lỗng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung, độ lượng. Tay trái đặt sấp trên gối, tay phải đặt ngửa, năm ngón tay chụm lại theo thế bắt quyết. Ngồi hai bên tả, hữu Thánh Mẫu là linh tượng hai tiên cô theo hầu, kích thước nhỏ hơn linh tượng Thánh Mẫu. Bên trái là tiên cô Quế Nương trong trang phục màu xanh, bên phải là tiên cô Nhị Nương trong trang phục màu hồng. Đây là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng thượng đế phái xuống hầu cận tiên chúa Liễu Hạnh khi được Ngọc Hoàng cho Tiên chúa giáng trần lần thứ ba xuống vùng Phố Cát (Thạch Thành) và đây cũng là hai vị tiên nữ giúp cho người trần được ngưỡng giao với tiên chúa.

Đặc biệt, trong gian giữa chính tẩm phía trên linh tượng Thánh Mẫu, có bức đại tự sơn son thếp vàng, với bốn mỹ tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Gian bên trái đặt ban thờ Mẫu Thoải (Mẫu cai quản sông nước) với linh tượng trong trang phục màu xanh, yếm trắng.

Gian bên phải đặt ban thờ Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu cai quản núi rừng) với linh tượng trong trang phục màu vàng, yếm đỏ.

Trong các cung thờ có hơn 40 bức hoành phi, câu đối, đại tự được cung tiến trong dịp trùng tu tôn tạo lại đền năm 1998 với nội dung suy tôn, ngợi ca công đức, sự linh thiêng của Thánh Mẫu và cảnh đẹp của vùng đất thiêng Sòng Sơn. Đặc biệt trong cung cấm; Ngoài bức Đại tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” ở gian chính điện, Gian bên tả có bức đại tự “Vạn Cổ Anh Linh” (Linh thiêng muôn thuở). Gian bên hữu có bức đại tự “Sùng Sơn hiển Thánh” (Hiển Thánh ở Sòng Sơn).

Đáng chú ý nhất là câu đối: Ở hai cột gian giữa
“Sòng Sơn hiển tích thiên thu tại,
Thanh Hoá danh lam vạn cổ truyền”.
Nghĩa là:
“Sòng Sơn dấu tích nghìn thu sáng,
Thanh Hoá danh lam muôn thuở còn”.
(Lời dịch của ông Trịnh Ngữ - Nguyên Giám đốc bảo tàng Thanh Hóa)

Trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong, tương truyền đó là hồ cá thần, hàng năm vào dịp tháng giêng, tháng hai, xuất hiện một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo nhau bơi lội trong hồ, nhưng khi hết lễ hội thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói đó là các nàng tiên trên thượng giới hóa phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Qua cây cầu hình vòng cung vượt con suối nhỏ đến khu đồi bên cạnh là khu đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Vương uy nghi. Từ hồ cá thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước.

Đến với di tích đền Sòng Sơn du khách không những được dâng hương tưởng nhớ các vị thánh, thần tại để thỏa mãn ý nguyện tâm linh, mà còn được tham quan, khám phá một vùng non nước hữu tình, thiên nhiên thơ mộng, được thưởng ngoạn, tìm hiểu các hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của một vùng quê thông qua các kỳ lễ hội. Dân gian xưa đã được lưu truyền rằng”


"Nhất vui là Hội Phủ Giầy
Vui là vui vậy, chẳng tày Sòng Sơn"

Ruoc Thanh Mau.jpg
Nghi lễ rước bát hương thánh Mẫu từ cung cấm ra lễ đài.
Le hoi SS.jpg
Phần Hội tái hiện lại công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội thường diễn ra từ ngày 24-26/2 Âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ rước Thánh mẫu, cúng tế thu hút hàng ngàn người tham gia. Phần hội cũng khá phong phú với nhiều tiết mục đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và sắc thái địa phương như biểu diễn văn nghệ hầu quan thánh, hầu văn do các bản hội trong vùng thể hiện. Sau phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành.Đoàn rước xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội.Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn cùng các bản hội và du khách thập phương. Khi trời chính Ngọ cũng là lúc đoàn lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và xa giá hồi cung làm lễ vị hoàn tại đền Sòng Sơn. Trong khuôn khổ lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba dội còn diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thi Hầu văn Thánh, cờ tướng, kéo co, thi nấu cơm…

Ruoc kieu.jpg
Rước Kiệu Thánh Mẫu từ Đền Sòng Sơn qua đền Chín Giếng và lên đèo Ba Dội.

Ruoc bong tren deo.jpg
Phần Hội tái hiện lại công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh mà còn là điểm đến tâm linh tín ngưỡng có giá trị trường tồn trong văn hoá người Việt.

Đoàn Thanh niên Thị xã

Đền Sòng Sơn

Đền Sòng Sơn nổi tiếng trong dân gian với câu ca “Đền Sòng thiêng nhất xứ thanh”. Đền Sòng có tên chữ Sùng Sơn (xưa kia là Sùng Trân Miếu). Ngôi đền thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa).

Den Song.png

Đền Sòng Sơn được khởi dựng năm nào, đến nay vẫn chưa tìm được tư liệu xác định chính xác. Truyền thuyết làng Cổ Đam kể rằng: Vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tộ nhà Lê (1619-1628) một ông lão người làng Cổ Đam được Tiên chúa Liễu Hạnh nhập hồn báo mộng “Hãy nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các ngươi”. Theo lời Tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một gậy tre đến khu vực Đền Sòng cắm xuống đất, thắp hương và khẩn cầu “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”. Ít lâu sau cây gậy tre nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt. Dân làng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã hiển thánh tại đây liền vận động góp tiền của xây dựng bên cạnh bụi tre thần.

Ngôi Đền được tu bổ vào thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), Năm Duy Tân thứ sáu (1912), năm Khải Định thứ tư (1919), năm Bảo Đại thứ ba (1928) và được tu sửa lại vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đền Sòng Sơn là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam. Tại đây có phối thờ các ông Hoàng và Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.
Theo “Truyền kỳ tân phả” thì Liễu Hạnh là Đệ Nhị tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế vì phạm lỗi đánh rơi chén Ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mang tên là Giáng Tiên.Sau3 lầntríchgiáng, Tiên chúa được Ngọc Hoàng cho hạ giới mỗi khi Tiên chúa mong muốn và về sau không phải hoá kiếp nữa.Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên chúa vân du ở khắp mọi vùng đất sơn thuỷ, kỳ tú, Tiên chúa thường hoá phép trừng phạt kẻ ác, gia ân kẻ hiền.. Người đã từng giúp đỡ các học trò nghèo như Cống Quỳnh (Quê Hoàng Hoá) trên đường ra Bắc đi thi, đã từng hoá phép dạy bảo dân chúng vùng Tam Điệp, Ninh Bình trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, từnghoá phép nhờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan khởi dựng lại chùa Bắc Lễ, Đền Tiên (Tỉnh Lạng Sơn ), đã cùng đàm đạo thơ văn với Phùng Khắc Khoan (tức Trạng Bùng), Cử nhân họ Ngô và Tú tài họ Lý ở Tây Hồ (Hà nội). Sau đó Tiên chúa cưỡi mây, bay vào ẩn cư bên núi Sóc Tỉnh Nghệ an.

Tiên Thánh được triều đình phong sắc: Mã Hoàng Công Chúa; Chế thắng Hòa Diệu Đại Vương; Thượng thượng đẳng phúc thần. Có thể nói Tiên Chúa Liễu Hạnh xuống trần không phải chỉ để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, mà Tiên chúa xuống Trần để lĩnh một sứ mệnh thiêng liêng cao cả là khuyến thiện, trừ ác, ban phúc cho người tốt, giáng hoạ kẻ xấu, phò nước giúp dân. Và cũng vì thế, nhiều nơi trong cả nước đã lập Đền thờ Mẫu. Trong hệ thống đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì uy nghi và linh thiêng nhất vẫn là đền Sòng Sơn - Nơi Thánh Mẫu Hiển Thánh. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của người dân Bỉm Sơn cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

Đền Sòng Sơn tọa lạc trên một thế đất cao, tọa Đông Nam, hướng Tây Bắc. kiến trúc hình chữ Tam theo truyền thống đền thờ Việt Nam với 3 cung liên tiếp: Hậu cung (Chính tẩm), Trung Đường, Tiền Đường và ngoài cùng là cổng Tam quan.

Cột của các gian điện thờ to gần nửa thước, đá tảng kê cao 6 tấc, trên các cột có nhiều câu đối nói về sự hiển linh và công đức của Thánh Mẫu, ca ngợi cảnh đẹp của Sòng Sơn. Phía trên giữa các gian thờ đều được trang trí các cửa võng sơn son, thếp vàng.

Du khách qua cổng tam quan cao, đẹp cấu trúc hình chồng diêm với 3 cửa bằng gỗ trắc: Cửa bên tả gọi là cửa Giới, qua cửa này được Thánh Mẫu ban dạy những điều giới Phật, nên làm điều thiện, tránh làm điều ác. Cửa bên hữu là cửa Định, qua cửa này được Thánh giúp cho tĩnh tâm, thanh lọc mọi điều phàm tục. Cửa giữa là cửa Tuệ, qua cửa này mọi người được Thánh ban cho sự sáng suốt, trí tuệ, mọi việc hanh thông.

Qua cổng tam quan du khách lần lượt bước vào chiêm bái các cung thờ.

1. Cung đệ Nhất:

Là cung tiền đường, đây là cung thờ Hội đồng Thánh quan, Bài trí các ban thờ gồm: Ban thờ Mẫu Cửu Trùng, các Ông Quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Phía bên phải là Ban thờ Đức Thánh Trần - Hưng Đạo Đại Vương.

2. Cung đệ Nhị:

Qua cung tiền đường là cung đệ Nhị (cung Trung đường). Đây là cung thờ Ngọc Hoàng thượng đế - vua cha của tiên chúa Liễu Hạnh. Bài trí ban thờ vua cha Ngọc hoàng ở ngôi cao nhất, tiếp đến là các ban thờ Ngũ vị vương quan là những Thánh Cô, Thánh Cậu của Tiên chúa Liễu Hạnh. Hai bên các ban thờ là các bộ chấp kính, đôi hạc bằng đồng cao gần 2m. Hình thức bài trí ban thờ trong cung này thể hiện nét văn hoá phụng thờ gia tộc truyền thống Việt Nam.

3. Cung đệ Tam:

Qua cung trung đường là cung đệ Tam (Hậu cung chính tẩm - cung Cấm thâm nghiêm). Cửa ra vào cung Cấm ít khi được mở, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Ngày thường, con nhang, đệ tử và khách thập phương chỉ được đứng bên ngoài chiêm bái. Cung đệ tam (Cung Cấm) có 3 gian, được bài trí theo thức hệ Tứ phủ, Tam tòa thánh Mẫu. Không gian chính của cung Cấm được trải thảm đỏ. Gian giữa đặt ban thờ và linh tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong trang phục màu đỏ lỗng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung, độ lượng. Tay trái đặt sấp trên gối, tay phải đặt ngửa, năm ngón tay chụm lại theo thế bắt quyết. Ngồi hai bên tả, hữu Thánh Mẫu là linh tượng hai tiên cô theo hầu, kích thước nhỏ hơn linh tượng Thánh Mẫu. Bên trái là tiên cô Quế Nương trong trang phục màu xanh, bên phải là tiên cô Nhị Nương trong trang phục màu hồng. Đây là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng thượng đế phái xuống hầu cận tiên chúa Liễu Hạnh khi được Ngọc Hoàng cho Tiên chúa giáng trần lần thứ ba xuống vùng Phố Cát (Thạch Thành) và đây cũng là hai vị tiên nữ giúp cho người trần được ngưỡng giao với tiên chúa.

Đặc biệt, trong gian giữa chính tẩm phía trên linh tượng Thánh Mẫu, có bức đại tự sơn son thếp vàng, với bốn mỹ tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Gian bên trái đặt ban thờ Mẫu Thoải (Mẫu cai quản sông nước) với linh tượng trong trang phục màu xanh, yếm trắng.

Gian bên phải đặt ban thờ Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu cai quản núi rừng) với linh tượng trong trang phục màu vàng, yếm đỏ.

Trong các cung thờ có hơn 40 bức hoành phi, câu đối, đại tự được cung tiến trong dịp trùng tu tôn tạo lại đền năm 1998 với nội dung suy tôn, ngợi ca công đức, sự linh thiêng của Thánh Mẫu và cảnh đẹp của vùng đất thiêng Sòng Sơn. Đặc biệt trong cung cấm; Ngoài bức Đại tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” ở gian chính điện, Gian bên tả có bức đại tự “Vạn Cổ Anh Linh” (Linh thiêng muôn thuở). Gian bên hữu có bức đại tự “Sùng Sơn hiển Thánh” (Hiển Thánh ở Sòng Sơn).

Đáng chú ý nhất là câu đối: Ở hai cột gian giữa
“Sòng Sơn hiển tích thiên thu tại,
Thanh Hoá danh lam vạn cổ truyền”.
Nghĩa là:
“Sòng Sơn dấu tích nghìn thu sáng,
Thanh Hoá danh lam muôn thuở còn”.
(Lời dịch của ông Trịnh Ngữ - Nguyên Giám đốc bảo tàng Thanh Hóa)

Trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong, tương truyền đó là hồ cá thần, hàng năm vào dịp tháng giêng, tháng hai, xuất hiện một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo nhau bơi lội trong hồ, nhưng khi hết lễ hội thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói đó là các nàng tiên trên thượng giới hóa phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Qua cây cầu hình vòng cung vượt con suối nhỏ đến khu đồi bên cạnh là khu đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Vương uy nghi. Từ hồ cá thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước.

Đến với di tích đền Sòng Sơn du khách không những được dâng hương tưởng nhớ các vị thánh, thần tại để thỏa mãn ý nguyện tâm linh, mà còn được tham quan, khám phá một vùng non nước hữu tình, thiên nhiên thơ mộng, được thưởng ngoạn, tìm hiểu các hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của một vùng quê thông qua các kỳ lễ hội. Dân gian xưa đã được lưu truyền rằng”


"Nhất vui là Hội Phủ Giầy
Vui là vui vậy, chẳng tày Sòng Sơn"

Ruoc Thanh Mau.jpg
Nghi lễ rước bát hương thánh Mẫu từ cung cấm ra lễ đài.
Le hoi SS.jpg
Phần Hội tái hiện lại công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội thường diễn ra từ ngày 24-26/2 Âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ rước Thánh mẫu, cúng tế thu hút hàng ngàn người tham gia. Phần hội cũng khá phong phú với nhiều tiết mục đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và sắc thái địa phương như biểu diễn văn nghệ hầu quan thánh, hầu văn do các bản hội trong vùng thể hiện. Sau phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành.Đoàn rước xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội.Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn cùng các bản hội và du khách thập phương. Khi trời chính Ngọ cũng là lúc đoàn lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và xa giá hồi cung làm lễ vị hoàn tại đền Sòng Sơn. Trong khuôn khổ lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba dội còn diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thi Hầu văn Thánh, cờ tướng, kéo co, thi nấu cơm…

Ruoc kieu.jpg
Rước Kiệu Thánh Mẫu từ Đền Sòng Sơn qua đền Chín Giếng và lên đèo Ba Dội.

Ruoc bong tren deo.jpg
Phần Hội tái hiện lại công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh mà còn là điểm đến tâm linh tín ngưỡng có giá trị trường tồn trong văn hoá người Việt.

Đoàn Thanh niên Thị xã

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC