Đèo Ba Dội
Di tích lịch sử danh thắng gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu Liễu Hạnh, gắn với sự hiện diện của các bậc quân vương Triều Nguyễn và các danh nhân văn hoá. Chính nơi đây Thánh mẫu Liễu Hạnh đã biến thành cô gái bán hàng, để cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách.
Đạp mây núi Ba Dội Kẻ lãng khách lại qua Trong mắt thu đất lớn Ngoài khơi thấy biển xa. (Thơ Nguyễn Du) Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao: Ăn trầu nhớ miếng cau khô Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng. Đứng trên đỉnh đèo , nơi phân giới giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ở độ cao 110m, du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non tầng tầng được mây trời ôm ấp, cỏ cây hoa lá đua chen. Vào những ngày trời quang mây tạnh đứng trên đỉnh đèo du khách có thể nhìn thấy cả biển khơi xa. Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nơi đây đã được thi hào Nguyễn Du mô tả: Đạp mây núi Ba Dội Kẻ lãng khách lại qua Trong mắt thu đất lớn Ngoài khơi thấy biển xa. Có thể nói, vẻ kỳ thú sơn thuỷ hữu tình nơi đây đã tạo thi hứng cho biết bao thi nhân làm nên những bài thơ tuyệt tác. Nữ sĩ Hồ xuân Hương đã từng qua đây và đã để lại bài thơ không ai là không nhớ không thuộc: Một đèo, một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. Và điều đáng nói là, cũng chính trên đỉnh đèo Ba dội này, vào mùa hạ năm 1842 , trong chuyến tuần du phía Bắc, Vua Thiệu Trị một vị vua lãng mạn cũng đã từng qua đây và đã đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo. Giữa lối xanh um núi chất chồng Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long Chẳng như Vương Ôc chừa lối tắt Còn giống La Phù biệt lối thông Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn Vươn cao trùng điệp biết bao vòng Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới Đúc diệu kỳ quan, lượn khắp vùng. |
Đèo Ba Dội
Di tích lịch sử danh thắng gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu Liễu Hạnh, gắn với sự hiện diện của các bậc quân vương Triều Nguyễn và các danh nhân văn hoá. Chính nơi đây Thánh mẫu Liễu Hạnh đã biến thành cô gái bán hàng, để cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách.
Đạp mây núi Ba Dội Kẻ lãng khách lại qua Trong mắt thu đất lớn Ngoài khơi thấy biển xa. (Thơ Nguyễn Du) Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao: Ăn trầu nhớ miếng cau khô Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng. Đứng trên đỉnh đèo , nơi phân giới giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ở độ cao 110m, du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non tầng tầng được mây trời ôm ấp, cỏ cây hoa lá đua chen. Vào những ngày trời quang mây tạnh đứng trên đỉnh đèo du khách có thể nhìn thấy cả biển khơi xa. Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nơi đây đã được thi hào Nguyễn Du mô tả: Đạp mây núi Ba Dội Kẻ lãng khách lại qua Trong mắt thu đất lớn Ngoài khơi thấy biển xa. Có thể nói, vẻ kỳ thú sơn thuỷ hữu tình nơi đây đã tạo thi hứng cho biết bao thi nhân làm nên những bài thơ tuyệt tác. Nữ sĩ Hồ xuân Hương đã từng qua đây và đã để lại bài thơ không ai là không nhớ không thuộc: Một đèo, một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. Và điều đáng nói là, cũng chính trên đỉnh đèo Ba dội này, vào mùa hạ năm 1842 , trong chuyến tuần du phía Bắc, Vua Thiệu Trị một vị vua lãng mạn cũng đã từng qua đây và đã đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo. Giữa lối xanh um núi chất chồng Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long Chẳng như Vương Ôc chừa lối tắt Còn giống La Phù biệt lối thông Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn Vươn cao trùng điệp biết bao vòng Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới Đúc diệu kỳ quan, lượn khắp vùng. |