Truy cập

Hôm nay:
5262
Hôm qua:
4337
Tuần này:
21880
Tháng này:
137042
Tất cả:
8263523

Tháng 2 về dâng hương động Cửa Buồng - thị xã Bỉm Sơn

Quần thể Di tích cấp Quốc gia Thị xã Bỉm Sơn được tổ chức lễ hội hằng năm vào ngày 26/2 (âm lịch). Để thu hút khách về dâng hương vãn cảnh, những năm gần đây, động Cửa Buồng - phường Ba Đình là 1/9 di tích nằm trong quần thể di tích trên được tổ chức sớm hơn vào ngày 19/2.

IMG_3022.JPG
Trong lịch sử dân tộc, Bỉm Sơn từng là “đại bản doanh” của triều Hồ Quý Ly chống quân nhà Minh xâm lược vào năm 1407, cũng là nơi hội quân của nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ - Quang Trung trước khi thần tốc tiến ra Bắc Hà tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm Kỷ Dậu (1789).
Hơn 2 thế kỷ đi qua, mảnh đất này vẫn còn vang vọng và in nhiều dấu ấn của người anh hùng áo vải đã làm nên kỳ tích mãi khắc ghi, nhất là động Cửa Buồng.
Nơi đây còn in đậm hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung với những câu chuyện huyền thoại mang tính nhân văn sâu sắc khi dừng chân tại đây cũng như thắng trận trở về. Đó là động Trình, suối Ngọc, Kẽm Đó, Núi Kỳ Sơn (nơi cắm cờ hiệu của Quang Trung). Theo đó còn có suối Khởi Thủy - một ngọn suối bắt nguồn từ đỉnh cao có dòng nước trong mát không bao giờ cạn như ý chí và tinh thần quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Đặc biệt trên núi Tượng Sơn cao khoảng 200m là động Quang Trung tối linh động.
Tương truyền động này đã được vua Quang Trung lập đàn tế cầu trời, cầu đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc nhanh chóng tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Với quân sự thiên tài khi xem xét đánh giá tình hình, bàn định kế sách, phương lược tiến quân, sách lược ngoại giao, Nguyễn Huệ đã dừng chân vùng đất thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa và Tam Điệp (Ninh Bình) có vùng núi non hiểm trở tuyển thêm quân luyện binh, chuẩn bị kho lương cho cuộc tiến công thần tốc đánh quân xâm lược.
Sau khi đảm bảo các điều kiện, vào đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788, tại vùng đất Bỉm Sơn, Đại đế Quang Trung đã phát lệnh chia 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ba quân đúng ngày mùng 7 tết sẽ quét sạch quân Thanh và ăn tết ở Bắc Hà. Như vậy sớm hơn dự kiến chỉ trong vòng 6 ngày quân Tây Sơn đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược nhà Thanh và triều đình vua Lê Chiêu Thống bán nước. Trưa ngày mùng 5 tết, Quang Trung đã tiến vào thành trong sự hân hoan chào đón của nhân dân thành Thăng Long.
nhũ đá động Cửa Buồng.JPG
Nhũ đá trong động.
Phát huy truyền thống và tinh thần quật khởi của nghĩa quân Tây Sơn, nay đã hơn 2 thế kỷ vùng đất này không ngừng đổi mới, trở thành thị xã công nghiệp trẻ phía Bắc tỉnh Thanh. Mỗi khi về đây, mọi người không quên đến tham quan và dâng hương động Cửa Buồng. Về đây du khách được thưởng ngoạn không gian bao la, núi non trùng điệp và hệ thống hang động kỳ thú: động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối Linh động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Chính động này đã được vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.
Tiếp đó là động Đào Nguyên, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Tương truyền tại bàn đá này từ xưa dân đã lập ban thờ để tôn thờ thần Cao Sơn, Cao Các - những vị thần núi đang ngự trị cai quản của các núi thiêng, trong đó mang tính khí của đất nước. Điều đó thể hiện mong muốn ở vị thần núi một sức mạnh lạ kỳ giúp dân, bảo vệ cuộc sống cho dân được thanh bình, mùa màng tốt tươi, mọi người ấm no, hạnh phúc...
Những năm gần đây, thể theo nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương, một số các nhà hảo tâm, khách du lịch, nhân dân đã có tấm lòng công đức trùng tu, tôn tạo động. Lãnh đạo phường Ba Đình, ban quản lý di tích cấp quốc gia, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp đơn vị tập trung kinh phí xây dựng khuôn viên khu di tích, đường vào động khang trang sạch đẹp. Để tiếp tục phát huy giá trị di tích rất cần sự chung sức của những tấm lòng hảo tâm đóng góp nâng cấp, tôn tạo khu di tích động Cửa Buồng hoàn thiện đẹp hơn, tạo điểm đến hấp dẫn cho khách về dâng hương, vãn cảnh...

Thúy Hòa

Tháng 2 về dâng hương động Cửa Buồng - thị xã Bỉm Sơn

Quần thể Di tích cấp Quốc gia Thị xã Bỉm Sơn được tổ chức lễ hội hằng năm vào ngày 26/2 (âm lịch). Để thu hút khách về dâng hương vãn cảnh, những năm gần đây, động Cửa Buồng - phường Ba Đình là 1/9 di tích nằm trong quần thể di tích trên được tổ chức sớm hơn vào ngày 19/2.

IMG_3022.JPG
Trong lịch sử dân tộc, Bỉm Sơn từng là “đại bản doanh” của triều Hồ Quý Ly chống quân nhà Minh xâm lược vào năm 1407, cũng là nơi hội quân của nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ - Quang Trung trước khi thần tốc tiến ra Bắc Hà tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm Kỷ Dậu (1789).
Hơn 2 thế kỷ đi qua, mảnh đất này vẫn còn vang vọng và in nhiều dấu ấn của người anh hùng áo vải đã làm nên kỳ tích mãi khắc ghi, nhất là động Cửa Buồng.
Nơi đây còn in đậm hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung với những câu chuyện huyền thoại mang tính nhân văn sâu sắc khi dừng chân tại đây cũng như thắng trận trở về. Đó là động Trình, suối Ngọc, Kẽm Đó, Núi Kỳ Sơn (nơi cắm cờ hiệu của Quang Trung). Theo đó còn có suối Khởi Thủy - một ngọn suối bắt nguồn từ đỉnh cao có dòng nước trong mát không bao giờ cạn như ý chí và tinh thần quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Đặc biệt trên núi Tượng Sơn cao khoảng 200m là động Quang Trung tối linh động.
Tương truyền động này đã được vua Quang Trung lập đàn tế cầu trời, cầu đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc nhanh chóng tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Với quân sự thiên tài khi xem xét đánh giá tình hình, bàn định kế sách, phương lược tiến quân, sách lược ngoại giao, Nguyễn Huệ đã dừng chân vùng đất thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa và Tam Điệp (Ninh Bình) có vùng núi non hiểm trở tuyển thêm quân luyện binh, chuẩn bị kho lương cho cuộc tiến công thần tốc đánh quân xâm lược.
Sau khi đảm bảo các điều kiện, vào đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788, tại vùng đất Bỉm Sơn, Đại đế Quang Trung đã phát lệnh chia 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ba quân đúng ngày mùng 7 tết sẽ quét sạch quân Thanh và ăn tết ở Bắc Hà. Như vậy sớm hơn dự kiến chỉ trong vòng 6 ngày quân Tây Sơn đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược nhà Thanh và triều đình vua Lê Chiêu Thống bán nước. Trưa ngày mùng 5 tết, Quang Trung đã tiến vào thành trong sự hân hoan chào đón của nhân dân thành Thăng Long.
nhũ đá động Cửa Buồng.JPG
Nhũ đá trong động.
Phát huy truyền thống và tinh thần quật khởi của nghĩa quân Tây Sơn, nay đã hơn 2 thế kỷ vùng đất này không ngừng đổi mới, trở thành thị xã công nghiệp trẻ phía Bắc tỉnh Thanh. Mỗi khi về đây, mọi người không quên đến tham quan và dâng hương động Cửa Buồng. Về đây du khách được thưởng ngoạn không gian bao la, núi non trùng điệp và hệ thống hang động kỳ thú: động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối Linh động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Chính động này đã được vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.
Tiếp đó là động Đào Nguyên, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Tương truyền tại bàn đá này từ xưa dân đã lập ban thờ để tôn thờ thần Cao Sơn, Cao Các - những vị thần núi đang ngự trị cai quản của các núi thiêng, trong đó mang tính khí của đất nước. Điều đó thể hiện mong muốn ở vị thần núi một sức mạnh lạ kỳ giúp dân, bảo vệ cuộc sống cho dân được thanh bình, mùa màng tốt tươi, mọi người ấm no, hạnh phúc...
Những năm gần đây, thể theo nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương, một số các nhà hảo tâm, khách du lịch, nhân dân đã có tấm lòng công đức trùng tu, tôn tạo động. Lãnh đạo phường Ba Đình, ban quản lý di tích cấp quốc gia, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp đơn vị tập trung kinh phí xây dựng khuôn viên khu di tích, đường vào động khang trang sạch đẹp. Để tiếp tục phát huy giá trị di tích rất cần sự chung sức của những tấm lòng hảo tâm đóng góp nâng cấp, tôn tạo khu di tích động Cửa Buồng hoàn thiện đẹp hơn, tạo điểm đến hấp dẫn cho khách về dâng hương, vãn cảnh...

Thúy Hòa

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC