Truy cập

Hôm nay:
362
Hôm qua:
6831
Tuần này:
24297
Tháng này:
167491
Tất cả:
6226799

Chùa Khánh Quang

Theo sử sách cũ ghi lại, ngôi chùa Khánh Quang được kiến trúc khoảng vào thế Kỷ XVII ở xã Trạch Lâm, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá do Chính Phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, là Nguyễn Thị Ngọc Tú (1631) xây dựng. Bà là con gái Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng. Sau khi làm nội cung của Trịnh Tráng (1623) bà về thăm quê hương ở huyện Tống Sơn, nhân đó bỏ tiền công đức dựng chùa Khánh Quang.

Chua KQ.png


Trong chùa có tượng Vương phi tức là tượng thờ bà. Sau vườn chùa có tháp 3 tầng là “thờ Thiền sư Minh Hành, trong ngọn tháp có một pho tượng thờ ngài bằng đồng, được nhà khoa học Pháp Benzacier coi là kiểu tượng Việt Nam khéo nhất mà ông đã thấy” (TCNC Phật học – 1/10 – trang 30).

Chùa Khánh Quang còn có tên gọi là Trạch Lâm, vì ngôi chùa toạ lạc trên đất xã Trạch Lâm xưa (nay thuộc thôn 6, xã Quang Trung). “Chùa Trạch Lâm do Công chúa Ngọc Tú bản triều dựng. Sau thự Tổng đốc Thanh Hoá Tôn Thất Tĩnh sửa lại, bia cũ bị rêu mờ không rõ năm tháng, chỉ còn lại di tượng Ngọc Tú mà thôi”. (Đại Nam nhất thống chí (Tập II) trang 257 KHXH, 1970).

Chùa Trạch Lâm đã được đón tiếp Chuyết Công Hoà thượng (1590 – 1644) pháp hiệu là Chuyết Chuyết, người đời Minh - Trung Quốc và cùng đệ tử thân tín là Thiền Sư Minh Hành (1596 - 1659) pháp hiệu là Tại Tại, sang thuyết pháp ở Việt Nam. Vào khoảng năm 1630, Minh Hành theo sư phụ từ vùng Quảng Nam - Thuận Hoá ra Thăng Long (Hà Nội) đã dừng chân trụ trì tại chùa Trạch Lâm, Thanh Hoá. Sau đó Chuyết Chuyết Thiền sư chuyển về trụ trì tại chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh). Năm 1644, Chuyết Chuyết Hoà thượng viên tịch. Nhục thân của Ngài được đặt trong khám tại chùa Bút Tháp. Năm 1645 các đệ tử mở khám gia, thấy nhục thân của ngài vẫn như lúc sống. Vì thời kỳ này loạn lạc, nội chiến xảy ra liên miên, Thiền sư Minh Hành và các đệ tử đã bí mật đưa nhục thể của ngài và chùa Khánh Quang (tức chùa Trạch Lâm) chờ khi thái bình sẽ đưa ngài về Bút Pháp. Như vậy là chùa Trạch Lâm đã có vinh dự là nơi trụ trì và là nơi cất dấu nhục thân Hoà thượng Chuyết Chuyết một thời gian…

Chùa Khánh Quang đã được xây dựng lại nhằm thoả mãn được nhu cầu của người dân trong đời sống tâm linh. Ngày 26/10/1995, Chùa Khánh Quang được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 366/QĐ-VHTT của Sở Văn hoá -Thông tin nay là Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa).

Ngôi Chùa hiện nay được xây cất trong khuôn viên rộng trên 3.000m2. Trên đó có các công trình kiến trúc cơ bản như: Tòa Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà thờ tứ ân, nhà Tăng, nhà Khách, nhà Bếp, Thư quán, Tam quan… Tòa Tam bảo gồm Tiền đường và Phật điện nằm giữa khuôn viên Chùa. Tòa Tam bảo treo 3 bức đại tự và 5 đôi câu đối chữ Quốc ngữ; Phía sau Tam bảo là nhà Tổ, gồm hai tòa nhà: Tiền Tổ đường và Tổ đường; Bên phải Tam Bảo là nhà Mẫu gồm hai tòa liền kề nhìn ra Ta Bảo, Tòa trước là cung ngoài ba gian đặt ban thờ Quan hoàng (hàng dưới), Ngũ vị tôn ông (hàng trên); Cung giữa đặt ban thờ đức Thánh Trần triều, hai bên tả hữu có khám thờ Thổ công, thổ địa; Cung trong đặt tượng thờ Tam vị Thánh Mẫu. Sau nhà Mẫu là thờ Tứ ấn cũng có hai tòa nằm song song với nhà Mẫu. Tòa Tứ ân có hai cặp hoành phi, câu đối chữ Quốc ngữ khắc trên nền gỗ sơn sơn thiếp vàng. Bên cạnh nhà Tứ ân là nhà khách và nhà Tăng. Trong khuôn viên còn đặt đài tượng Quan âm Bạch y phí trước sân Chùa.

Tòa Tam Bảo là nơi thờ Phạt và chư vị Bồ tát. Tượng ở Chùa Khánh Quang đều được tạc bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc tượng ngọc, đá quý. Ở tòa nhà Tổ được đặt tượng và di ảnh của các vị sư tổ như: Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tam Tổ trúc Lâm, tượng tổ chùa và chư tăng Hòa thượng cao đức thời hiện đại.

Một số hình ảnh hoạt động tại Chùa Khánh Quang:

Khoi cong.png
Khanh thanh.png

Ban tri su.png

Chùa Khánh Quang

Theo sử sách cũ ghi lại, ngôi chùa Khánh Quang được kiến trúc khoảng vào thế Kỷ XVII ở xã Trạch Lâm, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá do Chính Phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, là Nguyễn Thị Ngọc Tú (1631) xây dựng. Bà là con gái Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng. Sau khi làm nội cung của Trịnh Tráng (1623) bà về thăm quê hương ở huyện Tống Sơn, nhân đó bỏ tiền công đức dựng chùa Khánh Quang.

Chua KQ.png


Trong chùa có tượng Vương phi tức là tượng thờ bà. Sau vườn chùa có tháp 3 tầng là “thờ Thiền sư Minh Hành, trong ngọn tháp có một pho tượng thờ ngài bằng đồng, được nhà khoa học Pháp Benzacier coi là kiểu tượng Việt Nam khéo nhất mà ông đã thấy” (TCNC Phật học – 1/10 – trang 30).

Chùa Khánh Quang còn có tên gọi là Trạch Lâm, vì ngôi chùa toạ lạc trên đất xã Trạch Lâm xưa (nay thuộc thôn 6, xã Quang Trung). “Chùa Trạch Lâm do Công chúa Ngọc Tú bản triều dựng. Sau thự Tổng đốc Thanh Hoá Tôn Thất Tĩnh sửa lại, bia cũ bị rêu mờ không rõ năm tháng, chỉ còn lại di tượng Ngọc Tú mà thôi”. (Đại Nam nhất thống chí (Tập II) trang 257 KHXH, 1970).

Chùa Trạch Lâm đã được đón tiếp Chuyết Công Hoà thượng (1590 – 1644) pháp hiệu là Chuyết Chuyết, người đời Minh - Trung Quốc và cùng đệ tử thân tín là Thiền Sư Minh Hành (1596 - 1659) pháp hiệu là Tại Tại, sang thuyết pháp ở Việt Nam. Vào khoảng năm 1630, Minh Hành theo sư phụ từ vùng Quảng Nam - Thuận Hoá ra Thăng Long (Hà Nội) đã dừng chân trụ trì tại chùa Trạch Lâm, Thanh Hoá. Sau đó Chuyết Chuyết Thiền sư chuyển về trụ trì tại chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh). Năm 1644, Chuyết Chuyết Hoà thượng viên tịch. Nhục thân của Ngài được đặt trong khám tại chùa Bút Tháp. Năm 1645 các đệ tử mở khám gia, thấy nhục thân của ngài vẫn như lúc sống. Vì thời kỳ này loạn lạc, nội chiến xảy ra liên miên, Thiền sư Minh Hành và các đệ tử đã bí mật đưa nhục thể của ngài và chùa Khánh Quang (tức chùa Trạch Lâm) chờ khi thái bình sẽ đưa ngài về Bút Pháp. Như vậy là chùa Trạch Lâm đã có vinh dự là nơi trụ trì và là nơi cất dấu nhục thân Hoà thượng Chuyết Chuyết một thời gian…

Chùa Khánh Quang đã được xây dựng lại nhằm thoả mãn được nhu cầu của người dân trong đời sống tâm linh. Ngày 26/10/1995, Chùa Khánh Quang được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 366/QĐ-VHTT của Sở Văn hoá -Thông tin nay là Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa).

Ngôi Chùa hiện nay được xây cất trong khuôn viên rộng trên 3.000m2. Trên đó có các công trình kiến trúc cơ bản như: Tòa Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà thờ tứ ân, nhà Tăng, nhà Khách, nhà Bếp, Thư quán, Tam quan… Tòa Tam bảo gồm Tiền đường và Phật điện nằm giữa khuôn viên Chùa. Tòa Tam bảo treo 3 bức đại tự và 5 đôi câu đối chữ Quốc ngữ; Phía sau Tam bảo là nhà Tổ, gồm hai tòa nhà: Tiền Tổ đường và Tổ đường; Bên phải Tam Bảo là nhà Mẫu gồm hai tòa liền kề nhìn ra Ta Bảo, Tòa trước là cung ngoài ba gian đặt ban thờ Quan hoàng (hàng dưới), Ngũ vị tôn ông (hàng trên); Cung giữa đặt ban thờ đức Thánh Trần triều, hai bên tả hữu có khám thờ Thổ công, thổ địa; Cung trong đặt tượng thờ Tam vị Thánh Mẫu. Sau nhà Mẫu là thờ Tứ ấn cũng có hai tòa nằm song song với nhà Mẫu. Tòa Tứ ân có hai cặp hoành phi, câu đối chữ Quốc ngữ khắc trên nền gỗ sơn sơn thiếp vàng. Bên cạnh nhà Tứ ân là nhà khách và nhà Tăng. Trong khuôn viên còn đặt đài tượng Quan âm Bạch y phí trước sân Chùa.

Tòa Tam Bảo là nơi thờ Phạt và chư vị Bồ tát. Tượng ở Chùa Khánh Quang đều được tạc bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc tượng ngọc, đá quý. Ở tòa nhà Tổ được đặt tượng và di ảnh của các vị sư tổ như: Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tam Tổ trúc Lâm, tượng tổ chùa và chư tăng Hòa thượng cao đức thời hiện đại.

Một số hình ảnh hoạt động tại Chùa Khánh Quang:

Khoi cong.png
Khanh thanh.png

Ban tri su.png

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC