Truy cập

Hôm nay:
3672
Hôm qua:
4784
Tuần này:
17043
Tháng này:
136897
Tất cả:
6383645

Tiểu sử Tướng quân Đặng Quang

Một vị thần hoàng, theo truyền thuyết, ở thôn Cẩm La, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trấn Thanh Hoa) theo truyền thuyết người xưa truyền lại rằng: Ông Đặng Quang tuổi ngoài bốn chục quê ở La Sơn, trấn Nghệ An, dạng người phiệt duyệt, dòng dõi công thần, kế thế “con thứ của vị tướng Đặng Tất”.

TIỂU SỬ ÔNG ĐẶNG QUANG
Dịch nghĩa:
Bản chính Ngọc Phổ từ xưa của một vị tối linh tôn thần công lớn với nước ta, được triểu Lê phong tặng:
- Phụ quốc công thần đất Việt thường
Nước Việt Nam được xây dựng từ đời Hùng Vương gọi là ông Tổ bách Việt kéo dài là một quốc gia hùng mạnh, qua đến Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương cả thảy ba trăm bốn mươi chín năm nội thuộc gội là Nam man.
Trải đến các đời Đinh, Lê, Lý, Trần bốn nhà xây dựng “Nam quốc sơn hà” đều là những bậc anh quân kế trị nối truyền. Nước Việt Nam ta đến đời “Hồng Phúc hậu Lê” truy tặng các vị công thần có công giúp nước duyệt lại các bản Ngọc Phổ sao lục:
Một vị thần hoàng, theo truyền thuyết, ở thôn Cẩm La, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trấn Thanh Hoa) theo truyền thuyết người xưa truyền lại rằng: Ông Đặng Quang tuổi ngoài bốn chục quê ở La Sơn, trấn Nghệ An, dạng người phiệt duyệt, dòng dõi công thần, kế thế “con thứ của vị tướng Đặng Tất”. Thời Trần giản định đế. Bọn giặc ngô (Minh) xâm lược nước ta, chúng đắp lũy xây thành ở trấn Nghệ An, tên gọi “Lam Thành” ông có tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang đi chu du trong thiên hạ, quyết chí báo đền ơn nước, ông đến huyện Tống Sơn thấy ở đây (Cẩm La) núi non hiểm trở, có sông uốn khúc bao bọc, quanh trang ấp; nhân dân thuần hậu, ông quyết tâm dựng cải nhà bằng tre nứa trên lợp cỏ xăng gọi là “Viên Long Xá”. Nhân dân địa phương rất kính trọng và yêu mến. Từ đó ông triệu tập nhân tài nghĩa sĩ thu dùngđược hơn một trăm người. Lấy danh hiệu là “Tây Viên” danh tiếng vang động đến Lam Thành. Ông đem binh cự chiến với giặc Ngô (Minh) ở Lam Thành chưa phân thắng bại, ông lại xuất chiến với giặc một trận ở Bô Cô, lại một trận ở thành Cổ Lộng thế giặc mạnh nhưng quân ta một lòng quyết tâm kháng chiến giữ nước nên tướng Trương Phụ thua to bỏ thành chạy trốn. Thanh thế quân ta rất mạnh. Tin chiến thắng về triều, ông cùng người anh trưởng là Đặng Dung rước vua Trần Đế Khuếch (Khoáng) lên làm vua. Giặc Ngô (Minh) tạm ổn. Nhà vua nghĩ đến công trạng của các vị anh hùng chiến sĩ phong cho ông “Tước hầu” ông khiêm tốn không nhận chức lại thưởng cho ông một trăm lạng bạc. Ông xin nhận đem về bản ấp (thôn Cẩm La) ông làm yến tiệc ban thưởng cho các tướng và quân dân và ông tặng nhân dân (thôn Cẩm La) một trăm quan tiền.
Sau đó ông từ giã nhân dân trở về quê quán (La Sơn Nghệ An). Chưa đầy một năm nghe tin ông mắc bệnh và mất (chết) vào ngày 17 tháng 5 nhân dân trong ấp (Cẩm La) già, trẻ, trai, gái thương cảm vô cùng, làm lễ điếu viếng. Cùng nhau làm một miếu tranh tại bản ấp và cứ ngày mất nhân dân kính viếng: đề thần hiệu là “Tây Việt vương mỹ hiệu” thờ làm thần hoàng có linh ứng; nhân dân làm ăn thịnh vượng.
Nhà vua nghe biết thương xót vị công thần có công với nước phong sắc và lập đình thờ tại làng Cẩm La bốn mùa cúng tế.
Đến đời Hồng Thuận triều Lê tặng phong: Đương cảnh thành hoàng Vũ cang uy dũng Công thần Tây Việt:
Phúc thần đại vương
Năm Hồng Phúc: Chính trị vua Anh tông triều Lê: Nhà Mạc nổi loạn: Nhà vua sai tướng đem quân đem quân cùng với tướng Mạc đánh nhau ở huyện Ngọc Sơn ( Tĩnh Gia) khi quân Lê đi qua bản ấp đóng quân chỗ đình thờ đem mộng thần báo: âm trợ giáp chiến: Quả nhiên quân Mạc đại bạc, nhà Lê lấy lại được nước.
Đại tướng Lê-bá-Ly; Thiết-sơn. Bá Trần-Trân về triều tấu thỉnh nhà vua phong tặng “ Mỹ tự Phúc thần thượng đẳng; chuẩn y việc đèn hương cúng tế - Một đạo sắc phong Uy dũng vũ càng công, thần hoàng liệt, Tây Việt thượng đẳng phúc thần.
- Ngài huy quang tự Thiết bi
- Mất ngày mười bảy tháng năm
- Ngày hội mười hai tháng tám
Miếu làm tại Đồng Khang, Cẩm La, Tọa quí hướng đinh.
- Mùa xuân năm đầu Hồng phúc. Mùa Đông năm Vĩnh hựu thứ ba.
Người lập bản chép lại
Nguyễn Trịnh Hoàng
Phạm Vũ Công
Người dịch bản chữ hán: Văn Bình
Dịch nghĩa: TIỂU SỬ ÔNG TỪ THỨC
Bài tường thuật sự tích Từ Công Thức, đời Trần Thuận tôn niên hiệu Quang thái. Ông sinh ra ở thôn Cẩm La, tổngtrung bạn huyện TốngSơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa.
Ông thân sinh ra ông làm quan triểu nhà Trần, (không rõ chức vụ) khi già về nghỉ hưu con cái hiếm hoi. Vợ họ Nguyễn là người hiền lành tu nhân tích đức. Bà thường đem của trong gia đình mình giúp đỡ bà con trong thôn nên ai ai cũng biết ơn bà. Bà còn xây dựng một cái miếu nhỏ gọi là “Thiên tôn tự” ở xứ đồng Mao thôn nhà. Sau ngày khánh thành, ông bà mừng rỡ vì bà có mang. Đến gần ngày sinh bà mơ thấy có một người tiên tay cầm bó hoa mẫu đơn đến trao cho bà: kịp khi tỉnh dậy. Đêm sau sinh ra một người con trai, dạng mạo khác thường lòng bàn tay như gấm có chứ “Thức” nên cha mẹ đặt tên ông là “Thức” tự là công dặc.
Khi ông lên bảy; tám tuổi lần thông văn học, kinh sử tỏ ra một em bé phi thường.
Đến năm mười ba thì cha mẹ ông đã qua đời, ông nhờ được nhân dân trong ấp giúp đỡ việc mai táng tỏ ra một người con hiếu đễ:
Khi hết tang cha mẹ ông đi du sơn cùng thủy tận; hay là những lúc bồi hồi cỡi trên con thuyền cảm hứng đề thơ hàng ngàn, vạn câu tuyệt diệu. Đời thường gọi là cao môn tài tử: Nói đến phần vợ con thì ông khước từ.
Năm mười chín tuổi nhờ đức của cha ông được bổ nhiệm quan doãn chính huyện Tiêu Du, ông nối chí cha rất mực thanh liêm nhàn hạ nơi công đường.
Chùa Phật Tích gần huyện có mở hội khi các nhóm hoa mẫu đơn đua nở, nhân dân gần xa nô nức xem hoa thắng cảnh: ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Bỗng một thiếu nữ duyên dáng mỹ lệ vịn vào cành hoa vô tình làm gãy rụng những cành hoa tươi đẹp, người coi giữ hoa bắt lại. Nhan lúc Từ Công bộ hành tới: ông liền cởi áo gấm để chuộc. Nhân dân đều ca ngợi là một vị quan hiền. Tính ông thích vui thú cảnh nước non lại thích cầm kỳ thi tưởu. Ông xin treo ấn từ quan: với một tiểu đồng tay xách hồ rượu, lưng đeo đàn vai nặng túi thơ đi chu du hết sơn kỳ thủy tú đề thơ.
Một hôm trời quang mây tạnh, mây tạnh, vách đá thanh kỳ vết tích thần tiên của đào động “Nga Sơn” đã hiện lên trước mặt người lữ khách tay vịn đá đề thơ: Cử động mở, những con khe nhỏ uốn quanh lần bước, ánh mặt trời rạng rỡ hào quang, mầu hồng rực rỡ: những lâu đài đã hiện lên trước mặt người lữ khách. Bỗng nhiên người đồng nữ bước vào: Mời lang quâncó ngườitiếp kiến” Rõ Giáng Hương cởi áo cừu chuộc tội. Buổi gặp mặt quần tiên đều gặp gỡ. Sau đến giờ li biệt giữa Giáng Hương. Về đến thôn nhà thì vật đổi sao dời, nhân dân ở thành quách xưa đâu còn có ? Ông hỏi: Tính danh bản ấp xưa; các cụ đều thưa lại: Qua triều Trần cho mãi đến hậu Lê mà nghe nói cũng như ông kể lại: Ông nghe nói giận lòng, uất ức: Quyết một lòng nhăn áo ra đi trong mưa gió đến núi Hoàng Sơn (Nông Cống) rồi không rõ.
Theo truyền thuyết khi ông từ lệnh doãn rời khỏi làng vào núi Hoàng Sơn Nông Cống thì ở quê ông (Cẩm la) mọi người già trẻ ngày đêm tưởng nhớ: Ban đêm mộng thấy người tiên trở về với nhân dân bản ấp: Người và vật khỏe mạnh thịnh vượng. Tin rằng đã có thần tiên hiển thánh giúp dân; Toàn dân đã đồng tâm hiệp lực xây dựng miếu thờ làm thành hoàng xuân thu bốn mùa cúng tế.
- Ngườitiên Giáng Hương
Tiên Giáng Hương động đào ở Nga Sơn ngày trước, truyện xem hoa bị nạn để dạy người. Sau Từ Công đắc đạo, Nguyễn Công Mạn sao lục truyện tiên hôn để dạy người, thành câu chuyên khó tin.
SỰ TÍCH HOÀNG SƠN CHÂN NHÂN
Niên hiệu Thái trung đời Trần Thuận Tông. Người Hóa châu họ Từ tên Thức làm quan lệnh doãn huyện Tiên Du: Xem hội mẫu đơn gặp người mắc nạn, cởi áo cứu để chuộc người làm gãy cành hoa; Ông là người du thủy du sơn: đến Động đào núi Nga Sơn thì gặp, thấy đồng nữ của Giáng Hương tự thuật việc trước là cứu tiên tử Giáng Hương. Khi xuất động vào Nông Cống núi Hoàng Sơn, rồi không rõ về sau Hoàng sơn chờ đợi khách.
Người dịch: Văn Bình
Minh Cận - Tổng hợp

Tiểu sử Tướng quân Đặng Quang

Một vị thần hoàng, theo truyền thuyết, ở thôn Cẩm La, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trấn Thanh Hoa) theo truyền thuyết người xưa truyền lại rằng: Ông Đặng Quang tuổi ngoài bốn chục quê ở La Sơn, trấn Nghệ An, dạng người phiệt duyệt, dòng dõi công thần, kế thế “con thứ của vị tướng Đặng Tất”.

TIỂU SỬ ÔNG ĐẶNG QUANG
Dịch nghĩa:
Bản chính Ngọc Phổ từ xưa của một vị tối linh tôn thần công lớn với nước ta, được triểu Lê phong tặng:
- Phụ quốc công thần đất Việt thường
Nước Việt Nam được xây dựng từ đời Hùng Vương gọi là ông Tổ bách Việt kéo dài là một quốc gia hùng mạnh, qua đến Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương cả thảy ba trăm bốn mươi chín năm nội thuộc gội là Nam man.
Trải đến các đời Đinh, Lê, Lý, Trần bốn nhà xây dựng “Nam quốc sơn hà” đều là những bậc anh quân kế trị nối truyền. Nước Việt Nam ta đến đời “Hồng Phúc hậu Lê” truy tặng các vị công thần có công giúp nước duyệt lại các bản Ngọc Phổ sao lục:
Một vị thần hoàng, theo truyền thuyết, ở thôn Cẩm La, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trấn Thanh Hoa) theo truyền thuyết người xưa truyền lại rằng: Ông Đặng Quang tuổi ngoài bốn chục quê ở La Sơn, trấn Nghệ An, dạng người phiệt duyệt, dòng dõi công thần, kế thế “con thứ của vị tướng Đặng Tất”. Thời Trần giản định đế. Bọn giặc ngô (Minh) xâm lược nước ta, chúng đắp lũy xây thành ở trấn Nghệ An, tên gọi “Lam Thành” ông có tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang đi chu du trong thiên hạ, quyết chí báo đền ơn nước, ông đến huyện Tống Sơn thấy ở đây (Cẩm La) núi non hiểm trở, có sông uốn khúc bao bọc, quanh trang ấp; nhân dân thuần hậu, ông quyết tâm dựng cải nhà bằng tre nứa trên lợp cỏ xăng gọi là “Viên Long Xá”. Nhân dân địa phương rất kính trọng và yêu mến. Từ đó ông triệu tập nhân tài nghĩa sĩ thu dùngđược hơn một trăm người. Lấy danh hiệu là “Tây Viên” danh tiếng vang động đến Lam Thành. Ông đem binh cự chiến với giặc Ngô (Minh) ở Lam Thành chưa phân thắng bại, ông lại xuất chiến với giặc một trận ở Bô Cô, lại một trận ở thành Cổ Lộng thế giặc mạnh nhưng quân ta một lòng quyết tâm kháng chiến giữ nước nên tướng Trương Phụ thua to bỏ thành chạy trốn. Thanh thế quân ta rất mạnh. Tin chiến thắng về triều, ông cùng người anh trưởng là Đặng Dung rước vua Trần Đế Khuếch (Khoáng) lên làm vua. Giặc Ngô (Minh) tạm ổn. Nhà vua nghĩ đến công trạng của các vị anh hùng chiến sĩ phong cho ông “Tước hầu” ông khiêm tốn không nhận chức lại thưởng cho ông một trăm lạng bạc. Ông xin nhận đem về bản ấp (thôn Cẩm La) ông làm yến tiệc ban thưởng cho các tướng và quân dân và ông tặng nhân dân (thôn Cẩm La) một trăm quan tiền.
Sau đó ông từ giã nhân dân trở về quê quán (La Sơn Nghệ An). Chưa đầy một năm nghe tin ông mắc bệnh và mất (chết) vào ngày 17 tháng 5 nhân dân trong ấp (Cẩm La) già, trẻ, trai, gái thương cảm vô cùng, làm lễ điếu viếng. Cùng nhau làm một miếu tranh tại bản ấp và cứ ngày mất nhân dân kính viếng: đề thần hiệu là “Tây Việt vương mỹ hiệu” thờ làm thần hoàng có linh ứng; nhân dân làm ăn thịnh vượng.
Nhà vua nghe biết thương xót vị công thần có công với nước phong sắc và lập đình thờ tại làng Cẩm La bốn mùa cúng tế.
Đến đời Hồng Thuận triều Lê tặng phong: Đương cảnh thành hoàng Vũ cang uy dũng Công thần Tây Việt:
Phúc thần đại vương
Năm Hồng Phúc: Chính trị vua Anh tông triều Lê: Nhà Mạc nổi loạn: Nhà vua sai tướng đem quân đem quân cùng với tướng Mạc đánh nhau ở huyện Ngọc Sơn ( Tĩnh Gia) khi quân Lê đi qua bản ấp đóng quân chỗ đình thờ đem mộng thần báo: âm trợ giáp chiến: Quả nhiên quân Mạc đại bạc, nhà Lê lấy lại được nước.
Đại tướng Lê-bá-Ly; Thiết-sơn. Bá Trần-Trân về triều tấu thỉnh nhà vua phong tặng “ Mỹ tự Phúc thần thượng đẳng; chuẩn y việc đèn hương cúng tế - Một đạo sắc phong Uy dũng vũ càng công, thần hoàng liệt, Tây Việt thượng đẳng phúc thần.
- Ngài huy quang tự Thiết bi
- Mất ngày mười bảy tháng năm
- Ngày hội mười hai tháng tám
Miếu làm tại Đồng Khang, Cẩm La, Tọa quí hướng đinh.
- Mùa xuân năm đầu Hồng phúc. Mùa Đông năm Vĩnh hựu thứ ba.
Người lập bản chép lại
Nguyễn Trịnh Hoàng
Phạm Vũ Công
Người dịch bản chữ hán: Văn Bình
Dịch nghĩa: TIỂU SỬ ÔNG TỪ THỨC
Bài tường thuật sự tích Từ Công Thức, đời Trần Thuận tôn niên hiệu Quang thái. Ông sinh ra ở thôn Cẩm La, tổngtrung bạn huyện TốngSơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa.
Ông thân sinh ra ông làm quan triểu nhà Trần, (không rõ chức vụ) khi già về nghỉ hưu con cái hiếm hoi. Vợ họ Nguyễn là người hiền lành tu nhân tích đức. Bà thường đem của trong gia đình mình giúp đỡ bà con trong thôn nên ai ai cũng biết ơn bà. Bà còn xây dựng một cái miếu nhỏ gọi là “Thiên tôn tự” ở xứ đồng Mao thôn nhà. Sau ngày khánh thành, ông bà mừng rỡ vì bà có mang. Đến gần ngày sinh bà mơ thấy có một người tiên tay cầm bó hoa mẫu đơn đến trao cho bà: kịp khi tỉnh dậy. Đêm sau sinh ra một người con trai, dạng mạo khác thường lòng bàn tay như gấm có chứ “Thức” nên cha mẹ đặt tên ông là “Thức” tự là công dặc.
Khi ông lên bảy; tám tuổi lần thông văn học, kinh sử tỏ ra một em bé phi thường.
Đến năm mười ba thì cha mẹ ông đã qua đời, ông nhờ được nhân dân trong ấp giúp đỡ việc mai táng tỏ ra một người con hiếu đễ:
Khi hết tang cha mẹ ông đi du sơn cùng thủy tận; hay là những lúc bồi hồi cỡi trên con thuyền cảm hứng đề thơ hàng ngàn, vạn câu tuyệt diệu. Đời thường gọi là cao môn tài tử: Nói đến phần vợ con thì ông khước từ.
Năm mười chín tuổi nhờ đức của cha ông được bổ nhiệm quan doãn chính huyện Tiêu Du, ông nối chí cha rất mực thanh liêm nhàn hạ nơi công đường.
Chùa Phật Tích gần huyện có mở hội khi các nhóm hoa mẫu đơn đua nở, nhân dân gần xa nô nức xem hoa thắng cảnh: ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Bỗng một thiếu nữ duyên dáng mỹ lệ vịn vào cành hoa vô tình làm gãy rụng những cành hoa tươi đẹp, người coi giữ hoa bắt lại. Nhan lúc Từ Công bộ hành tới: ông liền cởi áo gấm để chuộc. Nhân dân đều ca ngợi là một vị quan hiền. Tính ông thích vui thú cảnh nước non lại thích cầm kỳ thi tưởu. Ông xin treo ấn từ quan: với một tiểu đồng tay xách hồ rượu, lưng đeo đàn vai nặng túi thơ đi chu du hết sơn kỳ thủy tú đề thơ.
Một hôm trời quang mây tạnh, mây tạnh, vách đá thanh kỳ vết tích thần tiên của đào động “Nga Sơn” đã hiện lên trước mặt người lữ khách tay vịn đá đề thơ: Cử động mở, những con khe nhỏ uốn quanh lần bước, ánh mặt trời rạng rỡ hào quang, mầu hồng rực rỡ: những lâu đài đã hiện lên trước mặt người lữ khách. Bỗng nhiên người đồng nữ bước vào: Mời lang quâncó ngườitiếp kiến” Rõ Giáng Hương cởi áo cừu chuộc tội. Buổi gặp mặt quần tiên đều gặp gỡ. Sau đến giờ li biệt giữa Giáng Hương. Về đến thôn nhà thì vật đổi sao dời, nhân dân ở thành quách xưa đâu còn có ? Ông hỏi: Tính danh bản ấp xưa; các cụ đều thưa lại: Qua triều Trần cho mãi đến hậu Lê mà nghe nói cũng như ông kể lại: Ông nghe nói giận lòng, uất ức: Quyết một lòng nhăn áo ra đi trong mưa gió đến núi Hoàng Sơn (Nông Cống) rồi không rõ.
Theo truyền thuyết khi ông từ lệnh doãn rời khỏi làng vào núi Hoàng Sơn Nông Cống thì ở quê ông (Cẩm la) mọi người già trẻ ngày đêm tưởng nhớ: Ban đêm mộng thấy người tiên trở về với nhân dân bản ấp: Người và vật khỏe mạnh thịnh vượng. Tin rằng đã có thần tiên hiển thánh giúp dân; Toàn dân đã đồng tâm hiệp lực xây dựng miếu thờ làm thành hoàng xuân thu bốn mùa cúng tế.
- Ngườitiên Giáng Hương
Tiên Giáng Hương động đào ở Nga Sơn ngày trước, truyện xem hoa bị nạn để dạy người. Sau Từ Công đắc đạo, Nguyễn Công Mạn sao lục truyện tiên hôn để dạy người, thành câu chuyên khó tin.
SỰ TÍCH HOÀNG SƠN CHÂN NHÂN
Niên hiệu Thái trung đời Trần Thuận Tông. Người Hóa châu họ Từ tên Thức làm quan lệnh doãn huyện Tiên Du: Xem hội mẫu đơn gặp người mắc nạn, cởi áo cứu để chuộc người làm gãy cành hoa; Ông là người du thủy du sơn: đến Động đào núi Nga Sơn thì gặp, thấy đồng nữ của Giáng Hương tự thuật việc trước là cứu tiên tử Giáng Hương. Khi xuất động vào Nông Cống núi Hoàng Sơn, rồi không rõ về sau Hoàng sơn chờ đợi khách.
Người dịch: Văn Bình
Minh Cận - Tổng hợp

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC