Truy cập

Hôm nay:
1900
Hôm qua:
4529
Tuần này:
6429
Tháng này:
126283
Tất cả:
6373031

Bỉm Sơn với đại quân Tây Sơn (Qua khảo sát địa danh và truyền thuyết)

Năm 1788 khi quân Thanh ào ạt kéo vào xâm lược nước ta. Để tránh mũi nhọn của kẻ thù, ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân quan đại tư mã Ngô Văn Sở đã theo lời của học sĩ Ngô Thì Nhậm thực hiện kế sách: “Quân thuỷ chở đầy thuyền lương thuận gió giương buồm ra thẳng cửa biển đến vùng Biện Sơn mà đóng, quân bộ thì sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường lui về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau giữ lấy chỗ hiểm yếu” chờ đại binh của Nguyễn Huệ - Quang Trung tiến ra định liệu.

Chiến thuyền của Đại quân Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15/01/1788 ) đại quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy từ Phú xuân tiến ra đã tập kết ở Tam Điệp - Bỉm Sơn.

Tại đây vua Quang Trung đã tiến hành một loạt công việc hết sức quan trọng:

Trước hết là kiểm tra và khẳng định việc rút quân bộ về Tam Điệp - Bỉm Sơn là một kế sách hay“ các ngươi đã biết nén nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, chia ra trấn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng”…

Với nhãn quan thiên tài của một nhà quân sự, chẳng những không trách cứ Ngô Văn Sở khi chưa có lệnh đã bỏ đất, bỏ thành… mà Quang Trung còn ngợi khen: “kế ấy là rất đúng, mới nghe ta đã đoán ra là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.

Hai là: Gấp rút huấn luyện võ bị cho gần 5 vạn quân mới tuyển mộ từ Thanh Nghệ Tĩnh. Quyết định phương lược tiến đánh quân Thanh “chẳng qua 10 ngày là có thể đuổi được quân Thanh ra khỏi bờ cõi”.

Ba là: định liệu trước phương thức duy trì hoà hiếu với nhà Thanh sau khi đã giành được chiến thắng, ngăn chặn một cuộc chiến phục thù có thể xảy ra của nhà Thanh.

Bốn là :Mở tiệc khao quân, cho tướng sĩ ăn Tết trước và hẹn đến ngày 7 tháng giêng Kỷ dậu sẽ đặt tiệc ăn mừng tại thành Thăng Long.

Năm là: Chia quân thành 5 đạo thuỷ, bộ đúng vào đêm giao thừa đồng loạt xuất quân tiên đánh giải phóng Thăng Long….

Lịch sử đã diễn ra đúng như phương sách định liệu trước của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Trên thực tế khảo sát của chúng tôi, với nhiều địa danh và truyền thuyết trên mảnh đất Bỉm Sơn, Hà Trung đến nay vẫn còn lưu giữ, đã khẳng dịnh, và bổ sung cho lịch sử những ngày đại quân Tây Sơn dừng chân, tập kết tại đây.

Qua khảo sát thực địa, và lời kể của các cụ cao niên quanh vùng, chúng tôi xin được giới thiệu một số địa danh và truyền thuyết trên đất Bỉm Sơn có liên quan đến Đại quân Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

- Chợ Bòn Bon và núi Chồng Mâm

Chợ Bòn Bon và núi Chồng Mâm: Trước đây thuộc phủ Điền Đông, địa điểm họp chợ nay là khu vực nhà văn hoá thôn Trung Sơn, phường Đông Sơn. Tương truyền rằng khi đại quân Tây Sơn vừa đặt chân đến đất Tam Điệp, Bỉm Sơn; nhân dân phủ Điền Đông, phủ Điền Đoài (xã Hà Lan ) đã mang bánh trái hoa quả nước uống đổ ra đón tiếp và khao quânở khu vực chợ Bòn Bon. Dân làng quanh vùng trải chiếu bày mâm cỗ bên sườn núi, dọc đường quân đi hân hoan tiếp đón nghĩa quân, hết lớp này đến lớp khác.Họ còn đem đến nhiều lương thực, thực phẩm tiếp tế cho nghĩa quân. Cái tên núi Chồng Mâm có từ ngày đó.

Đập Chắn Voi.

Dưới chân núi Chồng Mâm có khe núi Tổng Tòng, là nơi đội tượng binh với gần 100 thớt voi của quân Tây Sơn. Để không cho đàn voi tự do đi vào khu vực luyện quân, khu vực cất trữ lương thảo và không phá mùa màng của dân làng Gạo; quân sĩ và nhân dân đã đắp một cái đập lớn chắn ngang khe núi, đến nay dân gian vẫn quen gọi là Đập Chắn Voi; vị trí của đập chắn voi nay là Trường Mầm non Xi măng Bỉm Sơn.

Đồi Ma.

Với độ cao gần 100m. đứng trên đồi Ma có thể quan sát được một vùng xa, rộng, từ đèo Ba Dội đến cửa Thần Phù. Trên đỉnh đồi, quân Tây Sơn tổ chức trạm canh gác và báo hiệu; Mỗi khi có biến động được báo hiệu bằng lửa. Người trực tiếp canh trực là một người xã Hà Lan theo quân Tây Sơn có tên là ông Tập, dân gian quen gọi trạm gác đó là Ngõ Ông Tập. Năm 1978 khi về thăm công trường xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thủ tướng Đỗ Mười nói vui “ngọn đồi thơ mộng thế này đừng gọi là đồi Ma mà nên gọi là đồi Mơ”, cái tên đồi Mơ mang ý nghĩa: Khi nhà máy xi măng hoàn thành đi vào hoạt đông là niềm mơ ước của nhân dân Bỉm Sơn.

Đặc biệt là ở xã Hà Lan, tập trung nhiều địa danh có liên quan đến quân Tây Sơn như :

Làng Gạo

Là nơi chứa quân lương của quân Tây Sơn. Làng Gạo tên nôm là Điền Đoài, trước đây dân làng chỉ cày cấy một vụ, sau được quan Thượng trụ quốc công Trần Cao Sơn, quê Nghệ An (thời Hậu Trần) cho dân đào một con mương dẫn nước từ khe Phượng về tưới tiêu cho hàng chục mẫu ruộng của làng Điền Đoài và Điền Đông, từ đó dân làng làm ruộng 2 vụ, lúa gạo no đủ. Tương truyền khi Quang Trung tập kết quân ở đây thấy vùng đất màu mỡ, dân cư đông đúc, cuộc sống sung túc, nhân dân lại cung cấp nhiều thóc gạo cho nghĩa quân, nên Quang Trung mới gọi là làng Gạo .

Trong 40 ngày quân Tây Sơn tập kết ở đây.(Kể từ ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân, khi Đại tư đồ Ngô Văn Sở cho quân rút về Tam Điệp - Bỉm Sơn đến ngày Quang Trung phát lệnh hành quân thần tốc tiến ra giải phóng Thăng Long). Tam Điệp Bỉm Sơn thực sự đã đảm đươg một trọng trách lớn: Là nơi quyết định phương án tác chiến, là nơi tích thảo quân lương, là nơi huấn luyện võ bị cấp tốc cho quân sĩ, nhất là đối với gần 5 vạn quân mới tuyển mộ.

Nhiều địa danh ở đây đã nói lên điều đó, nhưGò Rấm Quânở phia Đông Bắc làng Gạo. Đây là vị trí ém quân của đội kỳ binh tinh nhuệ chủ lực của Nguyễn Huệ, là nơi cho quân sĩ nghỉ ngơi, đảm bảo bí mật.

Phía Đông Nam của Làng Gạo là cánh đồng lúa có cồn Cao, là nơi chôn cột cờ lệnh của nghĩa quân, địa danh này đến nay dân gian vẫn quen gọi làđồng Cắm cờ.

Gần đồng Cắm cờ làđồng Càn Chuối. Một cánh đồng mọc toàn cây chuối. Quân Tây Sơn đã sử dụng cánh đồng chuối này để tập luyện võ nghệ gươm, đao.

Phía Đông Bắc Làng Gạo là đồng Bãi Ác. Tương truyền khu vực này là nơi quân Tây Sơn làm nơi cung cấp hậu cần, làm thịt bò, thịt trâu để khao quân, Quân Tây Sơn không quen ăn lòng trâu, lòng bò, nên bao nhiêu lòng trâu, lòng bò được mang ra vứt bỏ trên cánh đồng này, lòng trâu, lòng bò là thức ăn hợp khẩu của loài quạ đen. Hàng ngàn con quạ bay về tìm mồi đặc kín cả cánh đồng. Bởi vậy, dân gian gọi là cánh đồng Bãi ác (ác là - quạ đen). Cánh đồng đó hiện nay là khu vực lấy nguyên liệu đất sét làm gạch của Công ty gốm Bỉm Sơn.

Phía Tây Bắc làng Gạo là Gò Bia(nay là trụ sở UBND Phường Lam Sơn và Công ty Gốm Bỉm Sơn ). Là nơi quân Tây Sơn dựng bia để luyện tập cung, nỏ.

Cạnh Gò Bia là đồi Ông Đùng.(đã được xếp hàng di tích cấp quốc gia )

Đồi Ông Đùng có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30 m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ (nay là trường bắn của thị xã Bỉm Sơn ). Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh; tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía Bắc Gò Bia và Đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn ngọn núi đất có dáng hình long chầu hổ phục (Phía bên sau trái Trường Lê Quý Đôn hiện nay). Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quần từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông. Trước đây còn có miếu thờ Ngô Văn Sở, nay không còn dấu tích.

Đại quân Tây Sơn, do Quang Trung - Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy từ Phú Xuân tiến ra dừng chân ở Tam Điệp - Bỉm Sơn chỉ có 10 ngày (từ ngày 20 đến 30 tháng chạp năm Mậu Thân). Nhưng trong 10 ngày đó, trên mảnh đất Bỉm Sơn này; đại quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử, chính nơi đây, Bộ chỉ huy quân Tây Sơn đã giành thời gian xem xét tình hình địch, ta; chuẩn bị hậu cần chu đáo. Hình thành, bổ sung và quyết định phương lược tác chiến một cách tự tin. Để từ đây làm bàn đạp xuất phát tiến ra giải phóng Thăng Long một cách chớp nhoáng đúng như lời của Vua Quang Trung “hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long đặt tiệc ăn mừng. Các người nhớ lấy, chớ cho ta là kẻ nói hão”.

Trong chiến thắng oanh liệt và hào hùng của Đại quân Tây Sơn vào những ngày đầu xuân năm kỷ dậu (1789), đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long khỏi ách đô hộ của nhà Thanh… có sự đóng góp không nhỏ của vùng đất Bỉm Sơn.


Trần Đức Hậu

Bỉm Sơn với đại quân Tây Sơn (Qua khảo sát địa danh và truyền thuyết)

Năm 1788 khi quân Thanh ào ạt kéo vào xâm lược nước ta. Để tránh mũi nhọn của kẻ thù, ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân quan đại tư mã Ngô Văn Sở đã theo lời của học sĩ Ngô Thì Nhậm thực hiện kế sách: “Quân thuỷ chở đầy thuyền lương thuận gió giương buồm ra thẳng cửa biển đến vùng Biện Sơn mà đóng, quân bộ thì sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường lui về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau giữ lấy chỗ hiểm yếu” chờ đại binh của Nguyễn Huệ - Quang Trung tiến ra định liệu.

Chiến thuyền của Đại quân Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15/01/1788 ) đại quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy từ Phú xuân tiến ra đã tập kết ở Tam Điệp - Bỉm Sơn.

Tại đây vua Quang Trung đã tiến hành một loạt công việc hết sức quan trọng:

Trước hết là kiểm tra và khẳng định việc rút quân bộ về Tam Điệp - Bỉm Sơn là một kế sách hay“ các ngươi đã biết nén nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, chia ra trấn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng”…

Với nhãn quan thiên tài của một nhà quân sự, chẳng những không trách cứ Ngô Văn Sở khi chưa có lệnh đã bỏ đất, bỏ thành… mà Quang Trung còn ngợi khen: “kế ấy là rất đúng, mới nghe ta đã đoán ra là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.

Hai là: Gấp rút huấn luyện võ bị cho gần 5 vạn quân mới tuyển mộ từ Thanh Nghệ Tĩnh. Quyết định phương lược tiến đánh quân Thanh “chẳng qua 10 ngày là có thể đuổi được quân Thanh ra khỏi bờ cõi”.

Ba là: định liệu trước phương thức duy trì hoà hiếu với nhà Thanh sau khi đã giành được chiến thắng, ngăn chặn một cuộc chiến phục thù có thể xảy ra của nhà Thanh.

Bốn là :Mở tiệc khao quân, cho tướng sĩ ăn Tết trước và hẹn đến ngày 7 tháng giêng Kỷ dậu sẽ đặt tiệc ăn mừng tại thành Thăng Long.

Năm là: Chia quân thành 5 đạo thuỷ, bộ đúng vào đêm giao thừa đồng loạt xuất quân tiên đánh giải phóng Thăng Long….

Lịch sử đã diễn ra đúng như phương sách định liệu trước của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Trên thực tế khảo sát của chúng tôi, với nhiều địa danh và truyền thuyết trên mảnh đất Bỉm Sơn, Hà Trung đến nay vẫn còn lưu giữ, đã khẳng dịnh, và bổ sung cho lịch sử những ngày đại quân Tây Sơn dừng chân, tập kết tại đây.

Qua khảo sát thực địa, và lời kể của các cụ cao niên quanh vùng, chúng tôi xin được giới thiệu một số địa danh và truyền thuyết trên đất Bỉm Sơn có liên quan đến Đại quân Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

- Chợ Bòn Bon và núi Chồng Mâm

Chợ Bòn Bon và núi Chồng Mâm: Trước đây thuộc phủ Điền Đông, địa điểm họp chợ nay là khu vực nhà văn hoá thôn Trung Sơn, phường Đông Sơn. Tương truyền rằng khi đại quân Tây Sơn vừa đặt chân đến đất Tam Điệp, Bỉm Sơn; nhân dân phủ Điền Đông, phủ Điền Đoài (xã Hà Lan ) đã mang bánh trái hoa quả nước uống đổ ra đón tiếp và khao quânở khu vực chợ Bòn Bon. Dân làng quanh vùng trải chiếu bày mâm cỗ bên sườn núi, dọc đường quân đi hân hoan tiếp đón nghĩa quân, hết lớp này đến lớp khác.Họ còn đem đến nhiều lương thực, thực phẩm tiếp tế cho nghĩa quân. Cái tên núi Chồng Mâm có từ ngày đó.

Đập Chắn Voi.

Dưới chân núi Chồng Mâm có khe núi Tổng Tòng, là nơi đội tượng binh với gần 100 thớt voi của quân Tây Sơn. Để không cho đàn voi tự do đi vào khu vực luyện quân, khu vực cất trữ lương thảo và không phá mùa màng của dân làng Gạo; quân sĩ và nhân dân đã đắp một cái đập lớn chắn ngang khe núi, đến nay dân gian vẫn quen gọi là Đập Chắn Voi; vị trí của đập chắn voi nay là Trường Mầm non Xi măng Bỉm Sơn.

Đồi Ma.

Với độ cao gần 100m. đứng trên đồi Ma có thể quan sát được một vùng xa, rộng, từ đèo Ba Dội đến cửa Thần Phù. Trên đỉnh đồi, quân Tây Sơn tổ chức trạm canh gác và báo hiệu; Mỗi khi có biến động được báo hiệu bằng lửa. Người trực tiếp canh trực là một người xã Hà Lan theo quân Tây Sơn có tên là ông Tập, dân gian quen gọi trạm gác đó là Ngõ Ông Tập. Năm 1978 khi về thăm công trường xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thủ tướng Đỗ Mười nói vui “ngọn đồi thơ mộng thế này đừng gọi là đồi Ma mà nên gọi là đồi Mơ”, cái tên đồi Mơ mang ý nghĩa: Khi nhà máy xi măng hoàn thành đi vào hoạt đông là niềm mơ ước của nhân dân Bỉm Sơn.

Đặc biệt là ở xã Hà Lan, tập trung nhiều địa danh có liên quan đến quân Tây Sơn như :

Làng Gạo

Là nơi chứa quân lương của quân Tây Sơn. Làng Gạo tên nôm là Điền Đoài, trước đây dân làng chỉ cày cấy một vụ, sau được quan Thượng trụ quốc công Trần Cao Sơn, quê Nghệ An (thời Hậu Trần) cho dân đào một con mương dẫn nước từ khe Phượng về tưới tiêu cho hàng chục mẫu ruộng của làng Điền Đoài và Điền Đông, từ đó dân làng làm ruộng 2 vụ, lúa gạo no đủ. Tương truyền khi Quang Trung tập kết quân ở đây thấy vùng đất màu mỡ, dân cư đông đúc, cuộc sống sung túc, nhân dân lại cung cấp nhiều thóc gạo cho nghĩa quân, nên Quang Trung mới gọi là làng Gạo .

Trong 40 ngày quân Tây Sơn tập kết ở đây.(Kể từ ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân, khi Đại tư đồ Ngô Văn Sở cho quân rút về Tam Điệp - Bỉm Sơn đến ngày Quang Trung phát lệnh hành quân thần tốc tiến ra giải phóng Thăng Long). Tam Điệp Bỉm Sơn thực sự đã đảm đươg một trọng trách lớn: Là nơi quyết định phương án tác chiến, là nơi tích thảo quân lương, là nơi huấn luyện võ bị cấp tốc cho quân sĩ, nhất là đối với gần 5 vạn quân mới tuyển mộ.

Nhiều địa danh ở đây đã nói lên điều đó, nhưGò Rấm Quânở phia Đông Bắc làng Gạo. Đây là vị trí ém quân của đội kỳ binh tinh nhuệ chủ lực của Nguyễn Huệ, là nơi cho quân sĩ nghỉ ngơi, đảm bảo bí mật.

Phía Đông Nam của Làng Gạo là cánh đồng lúa có cồn Cao, là nơi chôn cột cờ lệnh của nghĩa quân, địa danh này đến nay dân gian vẫn quen gọi làđồng Cắm cờ.

Gần đồng Cắm cờ làđồng Càn Chuối. Một cánh đồng mọc toàn cây chuối. Quân Tây Sơn đã sử dụng cánh đồng chuối này để tập luyện võ nghệ gươm, đao.

Phía Đông Bắc Làng Gạo là đồng Bãi Ác. Tương truyền khu vực này là nơi quân Tây Sơn làm nơi cung cấp hậu cần, làm thịt bò, thịt trâu để khao quân, Quân Tây Sơn không quen ăn lòng trâu, lòng bò, nên bao nhiêu lòng trâu, lòng bò được mang ra vứt bỏ trên cánh đồng này, lòng trâu, lòng bò là thức ăn hợp khẩu của loài quạ đen. Hàng ngàn con quạ bay về tìm mồi đặc kín cả cánh đồng. Bởi vậy, dân gian gọi là cánh đồng Bãi ác (ác là - quạ đen). Cánh đồng đó hiện nay là khu vực lấy nguyên liệu đất sét làm gạch của Công ty gốm Bỉm Sơn.

Phía Tây Bắc làng Gạo là Gò Bia(nay là trụ sở UBND Phường Lam Sơn và Công ty Gốm Bỉm Sơn ). Là nơi quân Tây Sơn dựng bia để luyện tập cung, nỏ.

Cạnh Gò Bia là đồi Ông Đùng.(đã được xếp hàng di tích cấp quốc gia )

Đồi Ông Đùng có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30 m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ (nay là trường bắn của thị xã Bỉm Sơn ). Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh; tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía Bắc Gò Bia và Đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn ngọn núi đất có dáng hình long chầu hổ phục (Phía bên sau trái Trường Lê Quý Đôn hiện nay). Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quần từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông. Trước đây còn có miếu thờ Ngô Văn Sở, nay không còn dấu tích.

Đại quân Tây Sơn, do Quang Trung - Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy từ Phú Xuân tiến ra dừng chân ở Tam Điệp - Bỉm Sơn chỉ có 10 ngày (từ ngày 20 đến 30 tháng chạp năm Mậu Thân). Nhưng trong 10 ngày đó, trên mảnh đất Bỉm Sơn này; đại quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử, chính nơi đây, Bộ chỉ huy quân Tây Sơn đã giành thời gian xem xét tình hình địch, ta; chuẩn bị hậu cần chu đáo. Hình thành, bổ sung và quyết định phương lược tác chiến một cách tự tin. Để từ đây làm bàn đạp xuất phát tiến ra giải phóng Thăng Long một cách chớp nhoáng đúng như lời của Vua Quang Trung “hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long đặt tiệc ăn mừng. Các người nhớ lấy, chớ cho ta là kẻ nói hão”.

Trong chiến thắng oanh liệt và hào hùng của Đại quân Tây Sơn vào những ngày đầu xuân năm kỷ dậu (1789), đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long khỏi ách đô hộ của nhà Thanh… có sự đóng góp không nhỏ của vùng đất Bỉm Sơn.


Trần Đức Hậu

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC