Truy cập

Hôm nay:
2956
Hôm qua:
7048
Tuần này:
20662
Tháng này:
38076
Tất cả:
8009896

Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) - Một dấu ấn lịch sử oanh liệt của Dân tộc Việt Nam

Cứ mỗi độ Xuân về, nhân dân ta lại tràn ngập niềm vui và sức sống mạnh liệt, tưởng nhớ đến những mùa Xuân chiến thắng rực rỡ trong lịch sử.

Ảnh minh hoạ.

Một trong những Xuân đã khắc ghi trên trang sử Việt vẻ vang để có mùa Xuân bất diệt ngày nay, chắc không ai quên mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789); Đại quân Tây Sơn do người anh hùng áo vải chỉ huy đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long - Đông Đô khỏi ách đô hộ của quân xâm lược nhà Thanh. Chính đại thắng oanh liệt đó đã nói lên chiến công hiển hách của phong trào Tây Sơn và thiên tài quân sự của người anh hùng áo vải - Quang Trung.

Cuối tháng 10 năm Mẫu Tuất (1788); từ thành Quy Nhơn, nhận được tin cấp báo của Đô đốc Tuyết:“quân Thanh được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, với chiêu bài sang nướcNamđể phò Lê, diệt Tây Sơn”.Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi truyền lệnh tiến quân ra Bắc.

Đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng chân tuyển thêm quân lính và tổ chức duộc duyệt binh tại Vĩnh Doanh (tức thành phố Vinh Nghệ An ) đến Thanh Hóa Quang Trung được nhân dân khắp vùng tổ chức mang lương thực, thực phâm đến úy lão quân sĩ. Tại đây Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân, hàng vạn người già trẻ trai gái nô nức tham gia. Theo sử liệu thì số quân mà Quang Trung đã tuyển chọn ở cả hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa lên đến 5 vạn quân, điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã được đông đảo nhân dân khắp nơi ủng hộ.

Trong 41 ngày dừng chân tập kết ở TamĐiệp (Bỉm Sơn) và Biện Sơn (Nghi Sơn) của vùng đấtchiến lược Thanh Hóa; Quang Trung - Nguyễn Huệ đã chỉ huy gấp rút huấn luyện quân sĩ, tích thảo lương thực,đồng thời cùng các tướng lĩnh tài ba thao lược như Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Ninh Tốn, Đô đốc Long, Đô đốc Tuyết …họp bàn và quyết định phương lược tiến đánh Thăng Long - Đông Đô.

Mờ sáng ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân , Từ Tam Điệp Đại quân Tây Sơn chia làm 5 đạo quân thần tốc tiến công. Quân chủ lực củaTây Sơn do Quang Trung đích thân chỉ huy đã tập trung binh lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi; đây là vị trí quan trọng của quân Thanh ở phía Nam Thang Long.

Mở đầu trận đánh là hơn 100 voi chiến của quân Tây Sơn đã xông vào đồn giặc, làm cho quân Thanh hoang mang tán loạn.

Đến trưa cùng ngày thì cứ điểm phòng ngự kiên cố này hoàn toàn thất thủ, tan vỡ, Số tàn quân sống sót chạy về đến Đầm Mực làng Quỳnh Đô (nay thuộc Thanh Trì Hà Nội) lại bị phục binh của Quân Tây Sơn chặn đánh tiêu diệt và bắt sống hết, khi Quang Trung và mũi chủ công đại phá đồn Ngọc Hồi thì cánh quân của đô đốc Long chỉ huy đánh mạnh vào đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội ).

Tin bại trận khủng khiếp từ Ngọc Hồi, Khương Thượng liên tiếp báo về khiến cho tổng chỉ huy Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng khiếp sợ.

Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò hân hoan của binh lính và dân chúng kinh thành.

Như vậy chỉ trong 5 ngày (từ 30 tháng Chạp năm Mậu Tuất 1788 đến ngày 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ), cả 5 đạo quân tây Sơn dưới sự chỉ huy tài ba của vua Quan Trung đã tiêu diệt và quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược. Đất nước đã hoàn toàn giải phóng.


Với chiến thăng mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) đã khắc ghi và tô đậm thêm trang sử oai hùng của dân tộc ta; đồng thời là một minh chứng hùng hồn:Khi đất nước bị xâm lược thì cả nước đồng lòng lên đường giết giặc với tất cả sức mạnh của tinh thần yêu nước./

Đức Hậu

Người cao tuổi Bỉm Sơn

Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) - Một dấu ấn lịch sử oanh liệt của Dân tộc Việt Nam

Cứ mỗi độ Xuân về, nhân dân ta lại tràn ngập niềm vui và sức sống mạnh liệt, tưởng nhớ đến những mùa Xuân chiến thắng rực rỡ trong lịch sử.

Ảnh minh hoạ.

Một trong những Xuân đã khắc ghi trên trang sử Việt vẻ vang để có mùa Xuân bất diệt ngày nay, chắc không ai quên mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789); Đại quân Tây Sơn do người anh hùng áo vải chỉ huy đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long - Đông Đô khỏi ách đô hộ của quân xâm lược nhà Thanh. Chính đại thắng oanh liệt đó đã nói lên chiến công hiển hách của phong trào Tây Sơn và thiên tài quân sự của người anh hùng áo vải - Quang Trung.

Cuối tháng 10 năm Mẫu Tuất (1788); từ thành Quy Nhơn, nhận được tin cấp báo của Đô đốc Tuyết:“quân Thanh được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, với chiêu bài sang nướcNamđể phò Lê, diệt Tây Sơn”.Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi truyền lệnh tiến quân ra Bắc.

Đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng chân tuyển thêm quân lính và tổ chức duộc duyệt binh tại Vĩnh Doanh (tức thành phố Vinh Nghệ An ) đến Thanh Hóa Quang Trung được nhân dân khắp vùng tổ chức mang lương thực, thực phâm đến úy lão quân sĩ. Tại đây Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân, hàng vạn người già trẻ trai gái nô nức tham gia. Theo sử liệu thì số quân mà Quang Trung đã tuyển chọn ở cả hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa lên đến 5 vạn quân, điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã được đông đảo nhân dân khắp nơi ủng hộ.

Trong 41 ngày dừng chân tập kết ở TamĐiệp (Bỉm Sơn) và Biện Sơn (Nghi Sơn) của vùng đấtchiến lược Thanh Hóa; Quang Trung - Nguyễn Huệ đã chỉ huy gấp rút huấn luyện quân sĩ, tích thảo lương thực,đồng thời cùng các tướng lĩnh tài ba thao lược như Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Ninh Tốn, Đô đốc Long, Đô đốc Tuyết …họp bàn và quyết định phương lược tiến đánh Thăng Long - Đông Đô.

Mờ sáng ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân , Từ Tam Điệp Đại quân Tây Sơn chia làm 5 đạo quân thần tốc tiến công. Quân chủ lực củaTây Sơn do Quang Trung đích thân chỉ huy đã tập trung binh lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi; đây là vị trí quan trọng của quân Thanh ở phía Nam Thang Long.

Mở đầu trận đánh là hơn 100 voi chiến của quân Tây Sơn đã xông vào đồn giặc, làm cho quân Thanh hoang mang tán loạn.

Đến trưa cùng ngày thì cứ điểm phòng ngự kiên cố này hoàn toàn thất thủ, tan vỡ, Số tàn quân sống sót chạy về đến Đầm Mực làng Quỳnh Đô (nay thuộc Thanh Trì Hà Nội) lại bị phục binh của Quân Tây Sơn chặn đánh tiêu diệt và bắt sống hết, khi Quang Trung và mũi chủ công đại phá đồn Ngọc Hồi thì cánh quân của đô đốc Long chỉ huy đánh mạnh vào đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội ).

Tin bại trận khủng khiếp từ Ngọc Hồi, Khương Thượng liên tiếp báo về khiến cho tổng chỉ huy Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng khiếp sợ.

Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò hân hoan của binh lính và dân chúng kinh thành.

Như vậy chỉ trong 5 ngày (từ 30 tháng Chạp năm Mậu Tuất 1788 đến ngày 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ), cả 5 đạo quân tây Sơn dưới sự chỉ huy tài ba của vua Quan Trung đã tiêu diệt và quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược. Đất nước đã hoàn toàn giải phóng.


Với chiến thăng mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) đã khắc ghi và tô đậm thêm trang sử oai hùng của dân tộc ta; đồng thời là một minh chứng hùng hồn:Khi đất nước bị xâm lược thì cả nước đồng lòng lên đường giết giặc với tất cả sức mạnh của tinh thần yêu nước./

Đức Hậu

Người cao tuổi Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC