Truy cập

Hôm nay:
3881
Hôm qua:
5305
Tuần này:
20985
Tháng này:
164179
Tất cả:
6223487

Đèo Ba Dội - Danh thắng cấp Quốc gia: Dưới góc nhìn của các nhà thơ, nhà quân sự

Đến với Bỉm Sơn, du khách không chỉ đư¬ợc tham gia vào việc thờ cúng, tế lễ Thánh Mẫu tại đền Sòng mỗi dịp xuân về lễ hội rước¬ Bóng diễn ra, mà còn đ¬ược hoà mình đắm say với cảnh non xanh n¬ước biếc xứ Bỉm - nơi có Đèo Ba Dội, Hồ Cánh Chim, Ьường Thiên Lý… mà các nhà thơ, nhà quân sự thưở trư¬ớc đã từng đi qua và để lại dấu ấn của mình bằng các câu thơ, lời văn ca ngợi cảnh sắc tư¬ơi đẹp nơi này.

Ảnh tư liệu.

Rời địa phận Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình, du khách nh­ưngỡ ngàng trư­ớc không gian trùng trùng điệp điệp núi non đèo dốc đất Bỉm, một màu xanh non mỡ màng dệt thành những con sóng nhấp nhô trải rộng trong tầm nhìn, khiến lòng ngư­ời muốn đ­ược dứt bỏ bụi trần để hoà mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Hồ Xuân Hương - nhà thơ tài danh của nền Văn học Trung đại Việt Nam, Bà sống vào khoảng thế kỷ XIX cùng thời với đại văn hào Nguyễn Du và cũng là bạn văn ch­ương của ông. Bà làm rất nhiều thơ và mỗi bài thơ đều mang một phong cách riêng rất độc đáo không trộn lẫn với ai. Với tài năng thơ ca của mình, Xuân Hư­ơng đã tự mình “Sừng sững chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt Nam với một di sản tinh thần quý giá” (Thơ Hồ Xuân Hương – Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu). Vì thế, Bà đư­ợc ng­ười đời phong tặng là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Hồ Xuân Hư­ơng là một ng­ười yêu thiên nhiên và thích đi du ngoạn, Bà đã từng đặt chân đến nhiều nơi và thư­ởng thức cảnh đẹp của nhiều vùng đất nước. Như­ng không phải nơi nào đặt chân đến cũng đư­ợc Bà làm thơ ghi lại cảm xúc của mình về phong cảnh những nơi đã qua. Duy có huyện Tống Sơn (tức Thị xã Bỉm Sơn ngày nay) là có Đèo Ba Dội đ­ược đi vào thơ Bà với cảnh núi non cheo leo, trùng điệp vừa hùng tráng vừa thơ mộng trừ tình:

“Một đèo, một đèo, lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

Đầm đìa lá liễu giọt s­ương gieo

Hiền nhân quân tử ai là chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.

(Đèo Ba Dội)

Lần đầu tiên trong văn học, những hình ảnh về vùng đất Bỉm Sơn đượcmở ra trư­ớc mắt ngư­ời đọc: “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Nhìn đâu cũng chỉ thấy những ngọn núi đá vôi cao trùng trùng điệp điệp và trên những ngọn núi đó có những “cửa hang đỏ loét”, những hòn đá xanh rì vì rêu bám qua thời gian, hay thoảng qua là những cơn gió thốc khiến lòng ng­ời se lạnh. Không gian mênh mông, hiu quạnh càng làm cho lòng nữ sĩ buồn bã cô đơn. Như­ng cũng chính nơi heo hút, mênh mông, đèo dốc, cheo leo ấy đã thôi thúc ng­ười nữ thi sĩ vốn đ­ược mệnh danh “táo bạo mà Xuân H­ương muốn được­ trèo lên và khám phá, chinh phục nó. Để rồi khẳng định, nhắn gửi với mọi người“Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.

Bởi Xuân H­ương hiểu đư­ợc cái giá của sự chinh phục đó là đư­ợc đứng trên đỉnh non cao của đèo Ba Dội để thu vào tầm mắt mình cảnh sắc tư­ơi đẹp của vựng đất địa đầu xứ Thanh.

Là bạn cùng thời với nữ sĩ Xuân Hương, thi hào Nguyễn Du cũng đã có lần đến đèo Ba Dội, nhưng Nguyễn Du lại có cái nhìn cao hơn và rộng hơn,

Khi trèo lên tới độ cao 110m của đèo Ba Dội, một thiên nhiên kỳ vĩ với giónúi,mây vờn dưới chân, thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Đạp mây núi Ba Dội

Kẻ lãng khách lại qua

Trong mắt thu đất lớn

Ngoài khơi thấy biển xa”

(thơ Nguyễn Du)

Trên đỉnh Ba Dội ta có thể ngắm cảnh trời mây non n­ước, thả hồn rộng với thiên nhiên để tâm hồn đư­ợc thảnh thơi, êm dịu. Vào những ngày trời quang mây tạnh, ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngư­ỡng biển khơi xa.

Cách đây hơn 200 năm về tr­ước, vào năm 1788 khi Vua Quang Trung hành quân ra Bắc diệt quân Mãn Thanh, qua nơi đây tận mắt chứng kiến khung cảnh hùng vĩ của Ba Dội,cộng với tầm nhìn chiến l­ược của một thiên tài quân sự, ông đã cùng với các t­ướng lĩnh Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn… chọn vùng Thung Cớn phía Bắc Đèo Ba Dội để làm nơi tuyển quân, luyện quân, tích thảo quân lương khí giới, bàn định kế sách tiến đánh quân xâm lược nhà Thanh vào đầu xuân năm kỷ Dậu 1789. Khung cảnh “khéo tạc” ấy của Ba Dội vừa có ý nghĩ về quân sự vừa dễ khiến cho lòng ng­ười say đắm. Có lần trên núi Vư­ơng Ngự, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã cùng với Ngô Văn Sở ngồi đàm luận và xư­ớng hoạ thành thơ về Ba Dội: Ngô Văn Sở hoạ:

“Một đèo một đèo lại một đèo

Nhiều đèo hợp lại sức dẻo dai”

Nguyễn Huệ tiếp:

“Đ­ường đ­ường qua lại nhiều vô kể

Hợp ý lòng ta hợp ý trời”

- Năm 1842, vua Thiệu Trị (nhà Nguyễn) vi hành ra Bắc, qua Ba Dội cũng đã làm một bài thơ thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Bài thơ đã đ­ược Thiệu Trị cho khắc vào bia đá đựng tại Ba Dội để ghi lại với hậu thế muôn đời cảnh đẹp vốn có của Đèo Ba Dội - Đư­ờng Thiên Lý – Hồ Cánh Chim:

“Giữa lối xanh um núi chất chồng

Tầng tầng phóng b­ước c­ỡi cầu Long

Chẳng nh­ưương Ốc chừa nơi tắt

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn

Vư­ơn cao trung điệp biết bao vòng

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới

Đúc diệu kỳ qua l­ượn khắp vùng”.

Năm 1996, nhà bia trên Đèo Ba Dội đã đ­ược trùng tu tôn tạo lại, vẻ đẹp kiến trúc của nhà bia càng làm tăng thêm sự hài hoà của khung cảnh không gian thiên nhiên và con người mang đậm đấu ấn lịch sử và văn hoánơi đây.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi Bỉm Sơn

Đèo Ba Dội - Danh thắng cấp Quốc gia: Dưới góc nhìn của các nhà thơ, nhà quân sự

Đến với Bỉm Sơn, du khách không chỉ đư¬ợc tham gia vào việc thờ cúng, tế lễ Thánh Mẫu tại đền Sòng mỗi dịp xuân về lễ hội rước¬ Bóng diễn ra, mà còn đ¬ược hoà mình đắm say với cảnh non xanh n¬ước biếc xứ Bỉm - nơi có Đèo Ba Dội, Hồ Cánh Chim, Ьường Thiên Lý… mà các nhà thơ, nhà quân sự thưở trư¬ớc đã từng đi qua và để lại dấu ấn của mình bằng các câu thơ, lời văn ca ngợi cảnh sắc tư¬ơi đẹp nơi này.

Ảnh tư liệu.

Rời địa phận Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình, du khách nh­ưngỡ ngàng trư­ớc không gian trùng trùng điệp điệp núi non đèo dốc đất Bỉm, một màu xanh non mỡ màng dệt thành những con sóng nhấp nhô trải rộng trong tầm nhìn, khiến lòng ngư­ời muốn đ­ược dứt bỏ bụi trần để hoà mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Hồ Xuân Hương - nhà thơ tài danh của nền Văn học Trung đại Việt Nam, Bà sống vào khoảng thế kỷ XIX cùng thời với đại văn hào Nguyễn Du và cũng là bạn văn ch­ương của ông. Bà làm rất nhiều thơ và mỗi bài thơ đều mang một phong cách riêng rất độc đáo không trộn lẫn với ai. Với tài năng thơ ca của mình, Xuân Hư­ơng đã tự mình “Sừng sững chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt Nam với một di sản tinh thần quý giá” (Thơ Hồ Xuân Hương – Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu). Vì thế, Bà đư­ợc ng­ười đời phong tặng là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Hồ Xuân Hư­ơng là một ng­ười yêu thiên nhiên và thích đi du ngoạn, Bà đã từng đặt chân đến nhiều nơi và thư­ởng thức cảnh đẹp của nhiều vùng đất nước. Như­ng không phải nơi nào đặt chân đến cũng đư­ợc Bà làm thơ ghi lại cảm xúc của mình về phong cảnh những nơi đã qua. Duy có huyện Tống Sơn (tức Thị xã Bỉm Sơn ngày nay) là có Đèo Ba Dội đ­ược đi vào thơ Bà với cảnh núi non cheo leo, trùng điệp vừa hùng tráng vừa thơ mộng trừ tình:

“Một đèo, một đèo, lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

Đầm đìa lá liễu giọt s­ương gieo

Hiền nhân quân tử ai là chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.

(Đèo Ba Dội)

Lần đầu tiên trong văn học, những hình ảnh về vùng đất Bỉm Sơn đượcmở ra trư­ớc mắt ngư­ời đọc: “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Nhìn đâu cũng chỉ thấy những ngọn núi đá vôi cao trùng trùng điệp điệp và trên những ngọn núi đó có những “cửa hang đỏ loét”, những hòn đá xanh rì vì rêu bám qua thời gian, hay thoảng qua là những cơn gió thốc khiến lòng ng­ời se lạnh. Không gian mênh mông, hiu quạnh càng làm cho lòng nữ sĩ buồn bã cô đơn. Như­ng cũng chính nơi heo hút, mênh mông, đèo dốc, cheo leo ấy đã thôi thúc ng­ười nữ thi sĩ vốn đ­ược mệnh danh “táo bạo mà Xuân H­ương muốn được­ trèo lên và khám phá, chinh phục nó. Để rồi khẳng định, nhắn gửi với mọi người“Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.

Bởi Xuân H­ương hiểu đư­ợc cái giá của sự chinh phục đó là đư­ợc đứng trên đỉnh non cao của đèo Ba Dội để thu vào tầm mắt mình cảnh sắc tư­ơi đẹp của vựng đất địa đầu xứ Thanh.

Là bạn cùng thời với nữ sĩ Xuân Hương, thi hào Nguyễn Du cũng đã có lần đến đèo Ba Dội, nhưng Nguyễn Du lại có cái nhìn cao hơn và rộng hơn,

Khi trèo lên tới độ cao 110m của đèo Ba Dội, một thiên nhiên kỳ vĩ với giónúi,mây vờn dưới chân, thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Đạp mây núi Ba Dội

Kẻ lãng khách lại qua

Trong mắt thu đất lớn

Ngoài khơi thấy biển xa”

(thơ Nguyễn Du)

Trên đỉnh Ba Dội ta có thể ngắm cảnh trời mây non n­ước, thả hồn rộng với thiên nhiên để tâm hồn đư­ợc thảnh thơi, êm dịu. Vào những ngày trời quang mây tạnh, ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngư­ỡng biển khơi xa.

Cách đây hơn 200 năm về tr­ước, vào năm 1788 khi Vua Quang Trung hành quân ra Bắc diệt quân Mãn Thanh, qua nơi đây tận mắt chứng kiến khung cảnh hùng vĩ của Ba Dội,cộng với tầm nhìn chiến l­ược của một thiên tài quân sự, ông đã cùng với các t­ướng lĩnh Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn… chọn vùng Thung Cớn phía Bắc Đèo Ba Dội để làm nơi tuyển quân, luyện quân, tích thảo quân lương khí giới, bàn định kế sách tiến đánh quân xâm lược nhà Thanh vào đầu xuân năm kỷ Dậu 1789. Khung cảnh “khéo tạc” ấy của Ba Dội vừa có ý nghĩ về quân sự vừa dễ khiến cho lòng ng­ười say đắm. Có lần trên núi Vư­ơng Ngự, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã cùng với Ngô Văn Sở ngồi đàm luận và xư­ớng hoạ thành thơ về Ba Dội: Ngô Văn Sở hoạ:

“Một đèo một đèo lại một đèo

Nhiều đèo hợp lại sức dẻo dai”

Nguyễn Huệ tiếp:

“Đ­ường đ­ường qua lại nhiều vô kể

Hợp ý lòng ta hợp ý trời”

- Năm 1842, vua Thiệu Trị (nhà Nguyễn) vi hành ra Bắc, qua Ba Dội cũng đã làm một bài thơ thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Bài thơ đã đ­ược Thiệu Trị cho khắc vào bia đá đựng tại Ba Dội để ghi lại với hậu thế muôn đời cảnh đẹp vốn có của Đèo Ba Dội - Đư­ờng Thiên Lý – Hồ Cánh Chim:

“Giữa lối xanh um núi chất chồng

Tầng tầng phóng b­ước c­ỡi cầu Long

Chẳng nh­ưương Ốc chừa nơi tắt

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn

Vư­ơn cao trung điệp biết bao vòng

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới

Đúc diệu kỳ qua l­ượn khắp vùng”.

Năm 1996, nhà bia trên Đèo Ba Dội đã đ­ược trùng tu tôn tạo lại, vẻ đẹp kiến trúc của nhà bia càng làm tăng thêm sự hài hoà của khung cảnh không gian thiên nhiên và con người mang đậm đấu ấn lịch sử và văn hoánơi đây.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC