Hệ thống di tích Danh thắng Động cửa Buồng (Di tích Danh thắng cấp Quốc gia)
Thị xã Bỉm Sơn có nhiều Di tích Danh thắng đã được Nhà nước công nhận xếp hạng là di tích Danh thắng cấp quốc gia từ năm 1993; trong đó có hệ thống Di tích danh Thắng Động Cửa Buồng.
Trong hai dẫy núi đá vôi Tượng sơn và Kỳ Sơn thuộc Khu 10 phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn, thiên nhiên đã kiến tạo một hệ thông hang động kỳ thú như Động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động người Xưa và Quang Trung tối linh Động. Đó là nhưng hang động tự nhiên được nhiều người biết đến.
Động thứ nhất là Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 5m, du khách muốn lên và vào động phải leo men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá; trước cửa động là hai nhũ đá rất lớn buông xuống như hai mức mành che chắn lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, thâm nghiêm cho mọi hoạt động phía trong.
Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nội Hầu Ninh Tốn… đã rút lui khỏi thành Thăng long về đây lập phòng tuyến Tam điệp Biện Sơn.
Động Trình vừa đẹp, vừa rộng và kín đáo đã được Vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh. Tại đây hàng ngày các tướng lĩnh đến yến kiến, tâu trình với vua Quang Trung về tình hình quân, lương, khí giới đã được chuẩn bị cho cuộc tiến quân thần tốc ra Thăng Long. Vì thế dân gian quen gọi là Động Trình.
Từ Động Trình du khách đi tiếp khoảng 500m rẽ về phía bên trái là động Đào Nguyên – cửa động cao hơn mặt đất chừng 3m, muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng chừng 1m, là vào gian động thứ nhất, tại đây chúng ta được chiêm ngưỡng nhiều nhũ đã tựa như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh; đặc biệt có nhiều nhũ đã như hình đức phật đang ngồi uy nghiêm, đi tiếp vào phía trong là gian động thứ 2, tại đây thiên nhiên đã kiến tạo một phiến đá bằng phẳng rộng chừng 3m2, cao chừng 50cm tựa như một ban thờ, với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến, đĩa hoa quả v.v.
Tương truyền, tại bàn đá này từ xa xưa nhân dân quanh vùng đã lập ban thờ, tôn thiết lô nhang để tôn thờ Thần Cao Sơn, Cao Cac – Những vị thần Núi đang ngự trị, cai quản các vùng núi thiêng, trên đất Trang Cửa đồi xưa và nay là phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn.
Dân gian lập ban thờ thần Cao Sơn, Cao Các trong lòng động là thể hiện ý niệm mong chờ ở vị thần Núi một sức mạnh diệu kỳ chăm lo giúp dân, bảo vệ cuộc sống được thanh bình, mùa màng tươi tốt, trừ tai, trừ dịch cho dân chúng, giúp dân no ấm khỏe mạnh, trai tài, gái đẹp…
Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, là một địa danh lịch sử gắn liền với hình ảnh và hoạt động của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đại quân Tây Sơn trong 40 ngày dừng chân tại đây trước khi thần tốc hành quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789 …
Hệ thống di tích Danh thắng Động cửa Buồng (Di tích Danh thắng cấp Quốc gia)
Thị xã Bỉm Sơn có nhiều Di tích Danh thắng đã được Nhà nước công nhận xếp hạng là di tích Danh thắng cấp quốc gia từ năm 1993; trong đó có hệ thống Di tích danh Thắng Động Cửa Buồng.
Trong hai dẫy núi đá vôi Tượng sơn và Kỳ Sơn thuộc Khu 10 phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn, thiên nhiên đã kiến tạo một hệ thông hang động kỳ thú như Động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động người Xưa và Quang Trung tối linh Động. Đó là nhưng hang động tự nhiên được nhiều người biết đến.
Động thứ nhất là Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 5m, du khách muốn lên và vào động phải leo men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá; trước cửa động là hai nhũ đá rất lớn buông xuống như hai mức mành che chắn lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, thâm nghiêm cho mọi hoạt động phía trong.
Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nội Hầu Ninh Tốn… đã rút lui khỏi thành Thăng long về đây lập phòng tuyến Tam điệp Biện Sơn.
Động Trình vừa đẹp, vừa rộng và kín đáo đã được Vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh. Tại đây hàng ngày các tướng lĩnh đến yến kiến, tâu trình với vua Quang Trung về tình hình quân, lương, khí giới đã được chuẩn bị cho cuộc tiến quân thần tốc ra Thăng Long. Vì thế dân gian quen gọi là Động Trình.
Từ Động Trình du khách đi tiếp khoảng 500m rẽ về phía bên trái là động Đào Nguyên – cửa động cao hơn mặt đất chừng 3m, muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng chừng 1m, là vào gian động thứ nhất, tại đây chúng ta được chiêm ngưỡng nhiều nhũ đã tựa như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh; đặc biệt có nhiều nhũ đã như hình đức phật đang ngồi uy nghiêm, đi tiếp vào phía trong là gian động thứ 2, tại đây thiên nhiên đã kiến tạo một phiến đá bằng phẳng rộng chừng 3m2, cao chừng 50cm tựa như một ban thờ, với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến, đĩa hoa quả v.v.
Tương truyền, tại bàn đá này từ xa xưa nhân dân quanh vùng đã lập ban thờ, tôn thiết lô nhang để tôn thờ Thần Cao Sơn, Cao Cac – Những vị thần Núi đang ngự trị, cai quản các vùng núi thiêng, trên đất Trang Cửa đồi xưa và nay là phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn.
Dân gian lập ban thờ thần Cao Sơn, Cao Các trong lòng động là thể hiện ý niệm mong chờ ở vị thần Núi một sức mạnh diệu kỳ chăm lo giúp dân, bảo vệ cuộc sống được thanh bình, mùa màng tươi tốt, trừ tai, trừ dịch cho dân chúng, giúp dân no ấm khỏe mạnh, trai tài, gái đẹp…
Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, là một địa danh lịch sử gắn liền với hình ảnh và hoạt động của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đại quân Tây Sơn trong 40 ngày dừng chân tại đây trước khi thần tốc hành quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789 …