Truy cập

Hôm nay:
1068
Hôm qua:
6869
Tuần này:
7937
Tháng này:
386246
Tất cả:
8668700

Lễ hội Đền Cây Vải và lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2016

Sáng 28/3 (tức 20/2 âm lịch), UBND phường Lam Sơn đã chức Lễ hội Đền Cây vải năm 2016. Tới dự có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận- Bí thư Thị ủy; Bùi Huy Hùng- Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UB MTTQ Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; lãnh đạo phường Lam Sơn cùng đông đảo du khách trong và ngoài địa bàn.

Di tích lịch sử Đền Cây Vải thuộc thôn Nghĩa môn, phường Lam Sơn được Bộ văn hoá công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1993. Lễ hội được tổ chức vào ngày 19 và 20/2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân, ngưỡng vọng Tiên nữ Ngọc thuỷ Tinh - con gái của Vua Động đình Long Vương dưới Thuỷ cung, đã từng có công âm phù, hiến kế cho vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm thành xâm lấn nước ta vào năm 1067 và hiến kế cho Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ dậu (1789).

Trong khuôn khổ Lễ hội Đền cây vải diễn ra các hoạt động của Ngày hội văn hóa gồm các nội dung: Phần lễ gồm: Nghi lễ rước bát hương linh vị và kiệu ra đài lễ, rước kiệu từ nhà văn hóa thôn Nghĩa Môn đi viếng Lăng mộ Đại tướng quân Nguyễn Thiện, chính lễ là lễ dâng hương và tế đồng quan. Phần hội là chương trình dân ca, âm nhạc truyền thống về chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, hát văn, hát chèo...



* Trước đó, ngày 27/3 (tức ngày 19/2/Bính Thân), UBND phường Ba Đình đã tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Động Cửa Buồng năm 2016.Dự Lễ dâng hương có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị uỷ; cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Thị ủy, thường trực UBND Thị xã; đại diện các ngành Thị xã và lãnh đạo phường Ba Đình, cùng đông đảo bà connhân dân và du khách thập phương.

Động Cửa Buồng thuộc khu phố 10, phường Ba Đình. Hệ thống hang động gồm có: Động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối linh động. Đây là hệ thống di tích, danh thắng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1993.

Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm … đã rút lui khỏi thành Thăng Long về đây lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Nơi đây còn lưu lại hình ảnh của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đại quân Tây Sơn dừng chân tại đây khi thắng trận trở về. Động này đã được vua Quang Trung lập đàn tế cầu trời, cầu đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc nhanh chóng tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Lễ hội Đền Cây Vải vàLễ Dâng hương động của Buồng là dịp con cháu thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn",thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng các bậc tiền nhân, thánh hiền có công cứu dân, giúp nước.Thông qua việc tổ chức lễ hộigóp phần quảng bá hình ảnh du lịch đến du khách trong và ngoài địa bàn,nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử danh thắng hiện có trên địa bàn Thị xã.

Lễ hội Đền Cây Vải và lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2016

Sáng 28/3 (tức 20/2 âm lịch), UBND phường Lam Sơn đã chức Lễ hội Đền Cây vải năm 2016. Tới dự có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận- Bí thư Thị ủy; Bùi Huy Hùng- Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UB MTTQ Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; lãnh đạo phường Lam Sơn cùng đông đảo du khách trong và ngoài địa bàn.

Di tích lịch sử Đền Cây Vải thuộc thôn Nghĩa môn, phường Lam Sơn được Bộ văn hoá công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1993. Lễ hội được tổ chức vào ngày 19 và 20/2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân, ngưỡng vọng Tiên nữ Ngọc thuỷ Tinh - con gái của Vua Động đình Long Vương dưới Thuỷ cung, đã từng có công âm phù, hiến kế cho vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm thành xâm lấn nước ta vào năm 1067 và hiến kế cho Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ dậu (1789).

Trong khuôn khổ Lễ hội Đền cây vải diễn ra các hoạt động của Ngày hội văn hóa gồm các nội dung: Phần lễ gồm: Nghi lễ rước bát hương linh vị và kiệu ra đài lễ, rước kiệu từ nhà văn hóa thôn Nghĩa Môn đi viếng Lăng mộ Đại tướng quân Nguyễn Thiện, chính lễ là lễ dâng hương và tế đồng quan. Phần hội là chương trình dân ca, âm nhạc truyền thống về chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, hát văn, hát chèo...



* Trước đó, ngày 27/3 (tức ngày 19/2/Bính Thân), UBND phường Ba Đình đã tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Động Cửa Buồng năm 2016.Dự Lễ dâng hương có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị uỷ; cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Thị ủy, thường trực UBND Thị xã; đại diện các ngành Thị xã và lãnh đạo phường Ba Đình, cùng đông đảo bà connhân dân và du khách thập phương.

Động Cửa Buồng thuộc khu phố 10, phường Ba Đình. Hệ thống hang động gồm có: Động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối linh động. Đây là hệ thống di tích, danh thắng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1993.

Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm … đã rút lui khỏi thành Thăng Long về đây lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Nơi đây còn lưu lại hình ảnh của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đại quân Tây Sơn dừng chân tại đây khi thắng trận trở về. Động này đã được vua Quang Trung lập đàn tế cầu trời, cầu đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc nhanh chóng tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Lễ hội Đền Cây Vải vàLễ Dâng hương động của Buồng là dịp con cháu thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn",thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng các bậc tiền nhân, thánh hiền có công cứu dân, giúp nước.Thông qua việc tổ chức lễ hộigóp phần quảng bá hình ảnh du lịch đến du khách trong và ngoài địa bàn,nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử danh thắng hiện có trên địa bàn Thị xã.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC