Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2016 thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự
Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2016 - Lễ hội truyền thống lớn nhất trên địa bàn Thị xã vừa diễn ra trong 3 ngày từ 01/4 đến 03/4/2016 (tức là từ 24-26/2 Âm lịch) nhằm ngưỡng vọng, tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong "Tứ bất tử" tín ngưỡng dân gian Việt Nam và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dừng chân tại đây trước khi hành quân ra Bắc Hà giải phóng Thăng Long.
Dự lễ hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thanh – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị ủy; Đại diện một số sở, ban, ngành cấp Tỉnh; các đồng chí trong Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương. Phần Lễ được diễn ra với các nghi thức truyền thống. Sau nghi thức dâng hương lên bàn thờ Thánh mẫu của đại biểu và nhân dân, thay mặt lãnh đạo Thị xã, đồng chí Bùi Huy Hùng – Chủ tịch UBND Thị xã đã đánh trống khai hội. Diễn văn khai mạc do đồng chí Mai Đình Lâm - Phó Chủ tịch UBND Thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo Lễ hội trình bày đã nêu rõ huyền thoại về Thánh Mẫu Liễu Hạnh; khẳng định vị trí quan trọng của Mẫu trong tín ngưỡng dân gian. Theo đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ, nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên, tấm lòng thương yêu chúng sinh vô hạn, đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách: Là Thánh – Thần - Phật; được suy tôn là Mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân). Nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêm,nhằm gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc. Với chủ đề “Sòng Sơn, chốn linh từ”, phần Hội năm nay được dàn dựng công phu, có nhiều mới mẻ, hấp dẫn. Tác giả kịch bản: Nghệ sỹ ưu tú Ngọc Quyền, với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn, đoàn nghệ thuật tuồng Thanh Hoá, Vũ đoàn Lam Sơn, Câu lạc bộ Rồng Lân Hà Nội cùng các em học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong. Sân khấu tập trung tái hiện lại truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ca ngợi quyền năng, công đức của Mẫu; đồng thời khắc họa hình tượng uy nghiêm của Hoàng đế Quang Trung khi duyệt quân trên đèo Ba Dội trước khi tiến quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng đất nước mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Cuối phần hội, sân khấu trở nên tưng bừng, náo nhiệt với màn múaRồng Lân, thể hiện ước vọng của nhân dân về cuộc sống thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Sau phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành. Đoàn rước xuất phát từ đài lễ, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội. Sau khi lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và hồi cung làm lễ hoàn vị tại đền Sòng Sơn. Lễ hội năm nay diễn ra dịp cuối tuần trong thời tiết đẹp nên số lượng du khách thập phương về tham quan, chiêm bái đông hơn so với mọi năm. Theo đánh giá của nhiều du khách, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm nay đã tạo được không gian văn hóa - Lễ hội tôn nghiêm, vui tươi và an toàn cho nhân dân và du khách đến dự lễ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cảnh quan, mặt bằng và các tiện nghi phục vụ lễ hội đã được Thị xã quan tâm đầu tư; các điểm bán hàng được bố trí hợp lý, đảm bảo yêu cầu an ninh, trật tự cũng là những điểm nhấn góp phần đảm bảo Lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. Để phát huy giá trị văn hóa - lịch sử các di tích, trong thời gian tới, Thị xã sẽ tiếp tục đầu tưtôn tạo, xây dựng hạng mục di tích nhằm tạo không gian tín ngưỡng ngày càng xanh sạch, đẹp. Đồng thời, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tiếp tục phát huy tâm đức, đóng góp xây dựng, tu bổ di tích lịch sử văn hoá đền Sòng - Chín Giếng ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc vốn có và đáp ứng nhu cầu thăm quan và sinh hoạt tâm linh của các tầng lớp nhân dân.
|
Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2016 thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự
Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2016 - Lễ hội truyền thống lớn nhất trên địa bàn Thị xã vừa diễn ra trong 3 ngày từ 01/4 đến 03/4/2016 (tức là từ 24-26/2 Âm lịch) nhằm ngưỡng vọng, tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong "Tứ bất tử" tín ngưỡng dân gian Việt Nam và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dừng chân tại đây trước khi hành quân ra Bắc Hà giải phóng Thăng Long.
Dự lễ hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thanh – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị ủy; Đại diện một số sở, ban, ngành cấp Tỉnh; các đồng chí trong Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương. Phần Lễ được diễn ra với các nghi thức truyền thống. Sau nghi thức dâng hương lên bàn thờ Thánh mẫu của đại biểu và nhân dân, thay mặt lãnh đạo Thị xã, đồng chí Bùi Huy Hùng – Chủ tịch UBND Thị xã đã đánh trống khai hội. Diễn văn khai mạc do đồng chí Mai Đình Lâm - Phó Chủ tịch UBND Thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo Lễ hội trình bày đã nêu rõ huyền thoại về Thánh Mẫu Liễu Hạnh; khẳng định vị trí quan trọng của Mẫu trong tín ngưỡng dân gian. Theo đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ, nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên, tấm lòng thương yêu chúng sinh vô hạn, đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách: Là Thánh – Thần - Phật; được suy tôn là Mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân). Nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêm,nhằm gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc. Với chủ đề “Sòng Sơn, chốn linh từ”, phần Hội năm nay được dàn dựng công phu, có nhiều mới mẻ, hấp dẫn. Tác giả kịch bản: Nghệ sỹ ưu tú Ngọc Quyền, với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn, đoàn nghệ thuật tuồng Thanh Hoá, Vũ đoàn Lam Sơn, Câu lạc bộ Rồng Lân Hà Nội cùng các em học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong. Sân khấu tập trung tái hiện lại truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ca ngợi quyền năng, công đức của Mẫu; đồng thời khắc họa hình tượng uy nghiêm của Hoàng đế Quang Trung khi duyệt quân trên đèo Ba Dội trước khi tiến quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng đất nước mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Cuối phần hội, sân khấu trở nên tưng bừng, náo nhiệt với màn múaRồng Lân, thể hiện ước vọng của nhân dân về cuộc sống thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Sau phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành. Đoàn rước xuất phát từ đài lễ, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội. Sau khi lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và hồi cung làm lễ hoàn vị tại đền Sòng Sơn. Lễ hội năm nay diễn ra dịp cuối tuần trong thời tiết đẹp nên số lượng du khách thập phương về tham quan, chiêm bái đông hơn so với mọi năm. Theo đánh giá của nhiều du khách, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm nay đã tạo được không gian văn hóa - Lễ hội tôn nghiêm, vui tươi và an toàn cho nhân dân và du khách đến dự lễ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cảnh quan, mặt bằng và các tiện nghi phục vụ lễ hội đã được Thị xã quan tâm đầu tư; các điểm bán hàng được bố trí hợp lý, đảm bảo yêu cầu an ninh, trật tự cũng là những điểm nhấn góp phần đảm bảo Lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. Để phát huy giá trị văn hóa - lịch sử các di tích, trong thời gian tới, Thị xã sẽ tiếp tục đầu tưtôn tạo, xây dựng hạng mục di tích nhằm tạo không gian tín ngưỡng ngày càng xanh sạch, đẹp. Đồng thời, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tiếp tục phát huy tâm đức, đóng góp xây dựng, tu bổ di tích lịch sử văn hoá đền Sòng - Chín Giếng ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc vốn có và đáp ứng nhu cầu thăm quan và sinh hoạt tâm linh của các tầng lớp nhân dân.
|