Truy cập

Hôm nay:
1180
Hôm qua:
6869
Tuần này:
8049
Tháng này:
386358
Tất cả:
8668812

LỄ HỘI TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA DÂN GIAN BỈM SƠN

Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có thể nói năn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” , tức là văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển sau này của văn hóa chuyên nghiệp. Mặt khác văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.

Vùng đất Bỉm Sơn xưa là một bộ phận của phủ Tống Sơn, của “quý huyện” đất phát tích của triều Nguyễn.Trong tiến trình lao động, đấu tranh để xây dựng cuộc sống và bảo vệ đất nước quê hương ,cùng với cư dân Hà Trung xưa,cư dân Bỉm Sơn đã sáng tạo và lưu giữ một nguồn vốn văn học dân gian khá phong phú và đa dạng như: Lễ hội, truyền thuyết, sự tích, ca dao, tục ngữ,dân ca, hò vè, những trò chơi dân gian dân, truyện kể dân gian ... về mảnh đất và con người nơi đây.
Qua khảo sát, tìm hiểu, sưu tầm , tổng hợp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và giới thiệu một số thể loại nằm trong hệ thống văn hóa dân gian của cư dân Bỉm Sơn nhằm góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân gian của tỉnh Thanh hóa và của dân tộc Việt nam
1. Lễ hội:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng. Lễ hội bao gồm hai bộ phận là lễ và hội.
Lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác có định ước, có quy tắc chặt chẽ,được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Hội thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí
Nói cách khác Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có hoạt động nghi lễ mangtính văn hóa truyền thống của dân tộc, Lễ hội là thuất ngữ gồm hai từ tố là “ lễ” và “ hội”. Mỗi từ có có một nội dung và ý nghĩa khác nhau.Lễ hội là một sinh hoạt tập hợp nhiều người trong cộng đồng nhằm tiến hành các nghi thức tôn thờ và những trò chơi giải trí đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lễ thiên về đời sống tâm linh, hội thiên về đời thường, về rèn luyện sức khỏe, nghề nghiệp, giải trí vui chơivăn hóa truyền thống . Thông qua nội dung, hình thức tổ chức lễ hội phản ánh những nét đặc thù về văn hóa của từng làng xã, đồng thời thể hiện văn hóa tâm linh và nguồn sống phong phú của từng cộng đồng dân cư.
Khảo sát tìm hiểu đời sống văn hóa của các làng trên địa bàn Bỉm Sơn xưa cho thấy làng nào cũng có lễ hội . Lễ hội thường được tổ chức vào các ngày tính theo Âm lịch. Mỗi lễ hội đều hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn như các vị Tiên ,Thánh, Thần, Phật, hoặc những vị nhân thần . Những vị thần đó, xét đến cùng là hình ảnh hội tụ phẩm chất cao đẹp của những người có công với dân với nước, đó là những đấng thiêng liêng giúp cho con người hướngtới các giá trị văn hóa Chân, Thiện, Mỹ để từ đó tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp yên vui. Điển hình là các lễ hội sau đây:
Lễ hội đình làng Gạo (xã Hà Lan cũ):
Theo các cụ cao niên làng Đoài thôn xã Hà Lan, Đình làng Gạo có từ thời Trần, đến thời Nguyễn được xây dựng lại cùng thời với đền Gia Miêu (xã Hà Long, Hà Trung, khoảng năm 1804 - 1806).Năm 1993 đình làng Gạo được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đình làng Gạo thờ Tô đại liêu tôn thần - Thái úy Tô Hiến Thành, và phối thờ Tống Lý quốc Sư- là hai vị được nhân dân làng Gạo tôn là Thành hoàng, là Thượng đẳng phúc thần.
Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ởlàng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý : Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210).
Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dẹp quân phiến loạn , lập được nhiều cônglớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự lại được Triều đình gia phong Vương tước, Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông).
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa , thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ,đã từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ ( 1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướngcùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta ,và tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của tướng quân Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn truyền cho dân chúng lập hành cung nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho mời thần y Tống Quốc Sư chữabệnh dịch tảđang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giăc biển quấy nhiễu để dân yên ổn làm ăn. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống.
Khi Tô Hiến Thành mất (Ngài mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
…Đình làng Điền Đông, Điền Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, Đến đầu triều Nguyên (khoảng năm 1804 - 1806). Vì Làng Gạo có một bà phi họ Tống là vợ quý của vua Gia Long nên triều đình đã cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng xây dựng đền Gia Miêu Hà Long (Bên nội) và đình làng Gạo, Hà Lan (bên ngoại), Đến năm 1995 đình được trùng tu tôn tạo gần như kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn.Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) là một trong 9 Di tíchcủa thị xã Bỉm Sơn đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Hàng năm cứ đến ngày Mười lăm tháng Tám, nhân dân Hà Lan thường tổ chức lễ hội long trọng tại đình Làng Gạo đẻ tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành và Tống sơn Quốc Sư.
Cũng như các Lễ hội khác, Lễ hội đình Làng Gạo, Hà Lan cũng có hai phần , phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ: Là những nghi thức mang màu sắc thờ nhân Thần. Từ tháng Bảy hàng năm, Hội đồng kỳ mục trong làng đã họp bàn về việc tễ lễ, phân công chức dịch đảm nhiệm các nội dung có liên quan đến lễ hội một cách chu đáo.
Ngày mười Ba, mười Bốnthực hiện lễ mộc dục ,tức là tắm rửa tượng pháp, lau chùi Long ngai, Minh khí (đồ thờ) . Tối ngày mười Bốn tháng Bảy thực hiện lễ yết cáo. Các mâm lễ cáo yết phải có hương nhang, đèn nến, rượu chè, xôi oản. Lý trưởng thay mặt dân làng dâng hương đọc sớ cẩn cáo thỉnh mời các Thần về chứng giám và hiến hưởng vật phẩm của làng dâng tiến để phù hộ độ trì cho dân chúng trong ngày chính lễ được an lành, đất trời phong quang, mưa tạnh gió hòa. Sau nghi thức cáo yết, mâm lễ được hạ xuống để hội đồng kỳ mục và hội đồng hương lão thụ lộc.
Sáng ngày mười lăm tháng Bảy là chính lễ.Vào buổi lễ, ban lễ gồm có vị chủ tế là Lý trưởng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, Hai vị bồi tế mặc áo thụng màu đen, hai vị Tây xướng, Đông xướng mặc áo thụng màu xanh cùng các chức sắc, chức dịch, các quan viên, các bô lão và đông đảo dân chúng đã có mặt ở đình từ rất sớm. Mỗi xóm (giáp) biện sắp một mâm lễ mặn, một mâm lễ ngọt từ các ngõ xóm lần lượt được hai bà cao niên còn mạnh khỏe đội về đình dâng tiến.
Sau ba hồi một tiếng trống khai hội của ban tế, Lý trưởng chủ tế cùng những người trong ban tế trịnh trọng bước vào chiếu lễ được trải trước ban thờ chính gian giữa.Các nghi thức như quán tẩy (rửa tay); củ soat (kiểm tra đồ lễ), thượng hương, đăng đèn, dâng trà ,tiến tửu… theo lời xướng của hai vị Đông xướng và Tây xướng được hai bồi tế thực hiện một cách thành kính trang nghiêm. Tiếp đến là nghi thức độc chúc (đọc chúc văn). Chúc văn được chép lại từ bản chính đặt trong hộp sơn son thếp vàngthường ngày để trong hậu cung được chuyển cho chủ tế. Chủ tế nâng bản chúc lên ngang trán, bái ba bái rồi chuyển cho thông xướng tuyên đọc. Nội dung của chúc văn là ca ngợi thân thế sự nghiệp và công lao giúp dân, giúp nước của Thần Tô hiến Thành, thần Tống Sơn Quốc sư và các vị thần được phối thờ trong đình. Những lời trong chúc văn thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế đối với các Thần. Đồng thời kêu cầu các Thần linh thiêng về chứng giám phù hộ cho dân làng có một năm mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh.
Chúc văn được tuyên đọc một cách trang nghiêm thành kính, rành rọt, dân chúng yên lặng, lắng nghe để ghi khắc về vị Thần mà làng tôn thờ ở đình làng bằng tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ. Chúc văn sau đó được tuyên hóa trong hương trầm thơm ngát như kính cáo lòng thành của dân làng đến với các thần linh và Thành hoàng.
Phần hội:
Bên ngoài, trên sân trước và sân sau của đình diễn ra nhiều hoạt động mang tính thượng võ như đánh vật, đá cầu.múa võ, kéo co… Những hoạt động mang tính trí tuệ như đánh cờ, thi thơ, bình văn, hát bội (hát tuồng) được nhân dân các xóm tham gia nhiệt tình, cổ vũ sôi động . Đội thắng cuộc và người thắng cuộc được ban tổ chức trao giải thưởng, thường là hai métvải lụa, một bánh pháo đỏ (đối với cá nhân) ;Một mâm cỗ (đối với tập thể các đội).
Mãn chiều ngày chính lễ, sau khi Ban tễ thực hiện các nghi thức tất lễ (hoàn thành các nội dung, nghi thức của buổi lễ). Các mâm lễ từ các ban thờ được hạ xuống, rồi bày ra chiếu trong nội đình và ngoài sân đình. Dân làng dự lễ hội được cùng nhau thụ lộc trên tinh thần cộng cảm thân tình, đoàn kết.
Lễ hội đình Làng Gạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn từ hàng trăm năm nay của cư dân xã Hà Lan.
Lễ hội Đền Cây vải (Phường Lam Sơn):
Lễ hội được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 Âm lịch hàng năm để tôn thờ và tri ân Tướng quân Nguyễn Thiện và tiên Thánh Ngọc thủy tinh công chúa, được nhân dân hai làng Nghĩa Môn và Cổ đam ,phường Lam sơn suy tôn là Thành hoàng.
Theo thần tích về “Đương cảnh thành hoàng – Đô thiên thái giám thượng đẳng phúc Thần”trang Cửa Đồi, xã Nghĩa Môn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung nay là làng Nghĩa Môn phường Lam Sơn. Thị xã Bỉm Sơn do cụ Văn Bình , cán bộ Bảo tàng Thanh hóa dịch, thìThần họ Nguyễn tên Thiện, Quê ở trang Nguyên xá, huyện Thiên phúc, trấn Nghệ an, thuộc giòng dọi trâm anh thế phiệt. Ngài sinh ngày mồng chín tháng hai năm Canh Tý. Tư chất thông minh, văn võ song toàn. Làm quan đến chức huyện lệnh huyện Yên Mô ,Ninh Bình
Vào năm Hồng Đức nguyên niên( 1470), có giặc Chiêm thành xâm lấn bờ cõi. Nhà vua phải thân chinh cầm quân đi dẹp . Thần Nguyễn Thiện phụng mệnh theo vua đi đánh giặc. Vua bị vây hạm ở thành Viên Phồn Thần đã liều mình cùng gia binh giải vây cho nhà vua và bắt được nhiều binh tướng của quân Chiêm Thành, Lúc khải hoàn nhà vua phong cho thần tước vị “ Bình di đại tướng quân ấn trưởng ngũ đạo môn”, Sau đó lại giao đem quân tiến đánh Bồn Man. Đánh thắng, thu được nhiều văn từ, giấy má, Nhà vua lại gia phong cho thần là Bình chương Quân quốc Trọng sự, tổng Thái giám, tổng tư lệnh trưởng. Nhà vua còn cho phép thần lập trang ấp mở mang điền thổ, Thần vâng lệnh soái lĩnh các gia thần và anh em thân tộc họ Nguyễn41 người, họ vũ 37 người, khai khẩn mở rộng đồng điền khoảng 330 trượnglập trấn ấp tính kế sản nghiệp lâu dài đặt tên là trang Cửa làng Khi tuổi già xin vua về trí sĩ ở bản trang. Ơn vua, lộc nước được một năm thì bị bệnh và mất vào ngày mười một tháng chín, Dân tình tâu lên vua, được vua cho an táng tại bản trang. ( mộ của Thần có tên là mộ quan Giám) được lập miếu thờ ở bản trang và quê quán. Đến năm Dương Hòa thứ hai đời vua Lê Thần Tông thiên hạ thái bình, nhà vua đi kinh lý phương Nam,qua chùa Cổ Am, lập hành cung nghỉ lại. Đêm đến nhà vua thấy một một quan quân, áo khăn nghiêm túc, tâu rõ sự việc tên tuổi.Khi tỉnh mộng nhà vua được moị người cho biết về Thần. Nhà vua hiểu ra là đang có âm binh giúp đỡ. Lúc trở về, nhà vua nhớ lại giấc mông ngày nào, lại ban cấp 60 quan tiền và cho tôn tạo lại miếu thờ Thần và Am phúc tự để dân làng hàng năm cúng tế, lễ bái. Vua ban sắc phong mỹ tự “Vạn đại vô cương”. Lại phong là Đương cảnh thành hoàng Quảng đức Linh thông chương hiển”
Sắc là: “Đô thiên Thái giám Thượng đẳng Phúc thần Đại vương” cho phép trang Cửa làng hàng năm lo việc hương hỏa, phụng thờ.
Phần lễ đền cây vải:
Từ sáng sớm ngày mười một tháng chín,kiệu long đình từ miếu thờ tướng quân Nguyễn Thiện được các bản hội và dân chúng làng Cổ Đam, làng Nghĩa Mônrước về Trà Sơn miếu .Đồ lễ của hai làng được chuẩn bị đầy đủ chu đáo trong đó nhất thiết phải có là lợn sống màu đen, xôi trắng, rượu trắng.Đội rước lễ không ai được mặc quần áo màu trắng.
Vào lễ, lý trưởng làng Nghĩa Môn đánh trống khai hội. Chủ lễ và các thành viên trong ban tế thực hiện các nghi thức nghinh Thần. Sau các nghi thức nghinh Thần là đọc chúc và hóa chúc.
Chúc hóa xong là đến phần nghi thức tế nữ quan.Đây là một ban tế toàn phụ nữ ăn mặc lỗng lẫy theo vai vế của quan gia.Nghi thức tế nữ quan nhằm diễn tả hoạt động của Tiên thánh Ngọc thủy tinh công chúa và các tiên nữ theo hầu, Đồng thời khẳng định vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động xã hội trước quan niệm trọng nam khinh nữ của thời kỳ phong kiến trước cách mạng tháng Tám.
Phần Hội.
Các trò diễn như đua thuyền.bịt mắt bắt vịt, chơi đu, diễn ra trong cả ngày một cách sôi động được dân hai làng Cổ Đam, Nghĩa môn và các làng lân cận tham gia hào hứng.
Lễ hội Đền Bát hải long Vương (phường Phú Sơn).
Đền thờ Bát Hải Long Vương xưa, thuộc trang Phú Dương tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa; Nay thuộc khu phố 5 phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Theo sách Thanh Hoa chư thần lục (bản dịch),ký hiệu VHv.1290, Thư viện Hán Nôm) của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép về các vị Thần được tôn thờ ở Thanh Hóa, thì vị Thần được tôn thờ ở trang Phú Dương có Hiệu duệ là“Bát Hải Long Vương tôn Thần”- Vị thủy thần liên quan đến vùng sông, biển.
Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 18; vua Hùng Duệ Vương trị vì đất nước.Ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu ngày xưa (nay là làng Phú Dương) dân cư thưa thớt, nghề nông chưa phát triển ,chủ yếu làm nghề chài lưới, Trong làng có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven sông, được vợ chồng một ngư dân vùng bãi ngoài (Nga Sơn) nhận về làm con nuôi.
Trong một lần về thăm quê cũ, ra sông Lâu tắm, bỗng mây nổi ,sóng cồn, một con Giao long nổi lên quấn lấy nàng,sau đó nàng có thai, Trong một đêm mưa gió, nàng sinh ra một cái bọc lạ kỳ. Quá kinh hãi, nàng ôm cái bọc ấy thả xuốnggiòng sông Lâu. Cái bọc ấy mấy lần cứ trôi vào bè vó của một ông lão thuyền chài. Thấy kỳ lạ, ông lão vớt lên lấy dao rạch , từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng xà (nửa rồng nửa rắn, mào đỏ, vẩy vàng) trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi. Con lớn bơi thẳng vào bờ, rồi biến mất trong cái giếng tự nhiên (nay là Giếng Thiêng đền Bát Hải Long Vương làng Phú Dương) Hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù (Nga Sơn).
Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng,dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường từ cái giếng ven sông Lâu :” Ta là Thái tử Long cung, được Vua cha sai lên giúp nước Nam đánh giặc”. Biết là có Thần linh hiển báo. Hôm sau, các bô lão trong làng đến bên bờ giếng đắp một ụ đất cao , thắp hương, cầu nguyện; Rồi kêu gọi nhau bỏ công sức, tiền của dựng một cái miếu thờ, gọi là miếu Thủy thần để ngày ngày hương khói.
Khi giặc phương Bắc xâm lăng nước Nam. Vua Hùng Duệ Vương sai con rể là Sơn Tinh đánh lui giặc trên bộ. Riêng cánh quân thủy của giặc vì có nội gián chỉ đường theo tám cửa biển đánh sâu vào đất liền, thế giặc rất mạnh nên quan quân thua trận rút dần từng bước. Vua Hùng Duệ Vường lập đàn cầu đảo, được Thiên đình ứng báo” Tại bãi trong cửa sông Lâu,có kỳ nhân có thể đánh tan thủy tăc”.Vua sai sứ giả về tìm; Dân làng đưa sứ giả đến bên giếng Thần làm lễ kêu cầu. Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lượng tuấn tú . xin nhà vua cho 10 ngày để triệu hai em và tuyển đủ tám tướng tài, chiêu mộ quân sĩ sẽ đánh tan giặc giữ .
Kỳ nhân Hoàng xà dẫn quân tướng ra trận, nhanh chóng phá tan giặc trên cả tám cửa biển.Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong cho Thần Hoàng xà là Vĩnh Công Đại Vương và có ý lưu lại cùng lo việc triều chính, Nhưng Vĩnh Công xin được về quê để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài lưới , trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, đồng thời cắt cử các quan lớn đã từng theo Thần đi đánh giặc trấn giữ tám cửa biển nước Nam.Từ đó tám cửa biển nước Nam đều yên ổn, dân cư ngày càng đông đúc trù phú.
Hàng năm cứ đến dịp ngày đại thắng, Vĩnh Công Đại Vương lại triệu tập các quan lớn ở tám cửa biển về Phú Dương ( Nơi Thần đang ngữ) hội tụ để tâu trình việc trông coi an ninh vùng biển ,việc chăn dắt dân chúng ở từng vùng.
Trong những ngày hội tụ công đồng đó, Thần Vĩnh Công chủ trì,xem xét tình hình tám cửa biển, nhắc nhở các quan lớn chăm lo việc hướng dẫn, bày bảo cho dân khẩn hoang, lập ấp,cấy lúa trồng màu,đan thuyền, đan lưới đánh bắt cá, tôm và giữ gìn cho dân chúng được yên lành; Cũng trong những dịp đó, Vĩnh Công còn cho tổ chức Hội thi bơi thuyền, đánh vật, hát đúm, hát bè giữa các bản hạt; Vừa để dân chúng thêm tự hào về chiến công ngày trước vừa nêu cao tinh thần thượng võ. Bản thân Thần Vĩnh Công cũng tham giamúa hát, vui hội cùng dân chúng.
Công đức của Vĩnh Công rất lớn,Ngài sống gần gụi với dân như tình cha con, dạy bảo dân cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt vải, dánh bắt cá tôm; Dân Phú Dương cũng như cư dân ở tám cửa biển nước Nam nhờ ân huệ của Ngài ngày càng no đủ, xóm làng sầm uất, cuộc sống bình yên, giàu có, rộn vangtiếng đàn, tiếng hát.
…Một hôm Vĩnh Công mời các vị hương lão trong làng Phú Dương đến dặn rằng: “ Ta cùng các vị là dân lân hương ấp, ăn ở với nhau như tình ruột thịt, nghĩa như cha con; Nay ta sắp phải vâng mệnh về chầu Vua cha Long Vương; Nếu có nhớ đến ta thì nhà ta ở đây là Miếu sở, ngày ta đi là ngày Giỗ”.
Tất cả hương lão nghe vậy đều nức nở, bùi ngùi. Bỗng trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội. lát sau trời quang mây tạnh ,các hương lão bàng hoàng chỉ còn thấy bộ y phục của Vĩnh Công Đại Vương để lại. Hôm đó nhằm vào ngày 25 tháng Tám năm Mậu Thìn. Dân làng dâng biểu về kinh: Vua Hùng Duệ Vương thương xót ban phong Thần hiệu: “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn Thần ” lại sai cấp tiền cho dân tổ chức táng tế chu đáo,và sửa sang nơi ở của Thần thành Miếu điện, rồi lại hạ sắc miễn thuế cho dân để lấy ân lộc ấy hàng năm mà hương khối. Dân làng Phú Dương tôn Thần Bát Hải Long Vương là Thành Hoàng của làng để được Thần phù hộ độ trì.
Ngôi Miếu thiêng thờ Bát Hải LongVương được xây dựng thành ngôi đền lớn vào khoảng những năm giữa thời Lê trunghưng; Được tôn tạo vào khoảng những năm đầu thời Nguyễn .Ngôi đền tọa lạc trên đất làng Phú Dương, bên bờ sông Lâu thuộc tổng Trung Bạn, Phủ Hà Trung ,Thanh Hoá (Nay là khu phố 5 phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn ,Thanh Hóa)
Ngôi đền xưa đã bị chiến tranh và sự vô thức một thời tàn phá, Nhưng theo ký ức của các cụ cao niên trong làng Phú Dương thì đền thờ Thần Bát Hải Long Vương là một ngôi đền lớn nhất xã Hà Dương;Kiến trúc theo kiểu chữ Đinh(T), gồm Tiền tế, và Hậu cung; Cung Tiên tế có 5 gian, với 4 vì kèo ghỗ “ chồng rường kẻ bẩy,với 12 cột cái và 12 cột quân, xung quanh được thưng ván dổi, mái lợp ngói âm dương, rui mè bằng ghỗ lim. Cung Tiền tế có bộ hương án lớn,hai hàng chấp kích, 1hòm lưu giữ các bài văn tế, thơ văn của các nhân sĩ đề tựa, Hai lư hương đồng, 1đôi hạc đứng trên lưng rùa và hàng chục bát hương bằng gốm,đá có trang trí hoa văn thời Lê. Hậu cung gồm 1 gian, cột lim, tiếp giáp giữa cung tiền tế và hậu cung là máng nước bằng ghỗ có hai trụ đá vuông chống đỡ, Hậu cung có 3 ban thờ, từ thấp lên cao; Thượng ban đặt tượng và Thần vị Bát Hải Long Vương, Trung ban có bát hương và hòm đựng sắc phong, ban hạ có bát hương và các đồ thờ sơn son thếp vàng.
Năm 2009 Đền Bát Hải LongVương đã được UBND tỉnh Thanh hóa xếp hạng, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
Những năm gần đây với truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” Nhân dân quanh vùng đã góp công của tôn tạo lại ngôi đền khang trang, đẹp đẽ. Đền hướng mặt ra giòng sông Lâu, trong một không gian vừa thoáng đáng vừa thiêng liêng.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 25 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Cũng như bao lễ hội khác , Lễ hội đền Bát hải Long vương cũng có hai phần.
Phần lễ, mang đậm màu sắc nghi thức thờ Thần .Gồm có các lễ dâng hương đăng quả phẩm, dâng ngũ vị tam sinh.cầu cho quốc thái dân an.
Phần hội gồm những sinh hoạt văn hóa cổ truyền như hát bội ( hát tuồng), múa rồng, múa lân. múa kiếm, đánh vật…
Đặc biệt là có hội đua thuyền của các xóm. Mỗi xóm chuẩn bị một cái thuyền nhỏ được trang trí rất đẹp.Vào hội, thuyền của các xóm xuất phát từ bến nước trước đền ,đua nhau chèo lái trên giòng sông, như để mô tả cảnh thủy binh của Thần ra trận.Sau ba vòng đua, thuyên xóm nào về bến nước trước đền được khen thưởng một con lợn màu trắng độ 30 kg để cả xóm ăn khao thắng lợi. Hai bên bờ sông, dân chúng theo dõi, reo hò, cổ vũ vang động cả một vùng sông.
Lễ hội Đền thờ tướng quân Đặng Quang (xã Quang Trung).
Đền thờ tướng quân Đặng Quang - Thành Hoàng của Làng Cẩm la, xã Quang Trung. Theo sắc phong thời Lê,thần Đặng Quang quê ở La Sơn, trấn Nghệ An (nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh) giòng dõi công thần, là con thứ của tướng quân Đặng Tất.
Tương truyền Thần có phong thái lịch duyệt, tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang,thường đi nhiều nơi kết giao bạn bè, nuôi chí báo đền nợ . Năm 40 tuổi Ngài đến vùng đất Cẩm La, huyện Tống Sơn, Ngài thấy ở đây núi non hiểm trở, sông suối bao bọc quanh trang ấp, nhân dân thuần hậu, Ngài dựng một ngôi nhà bằng tre nứa lợp cỏ tranh xăng gọi là “ Viên Long Xá”. Ngài sống đức độ với dân, trừng trị kẻ cường bạo nên được nhân dân địa phương rất kính trọng, yêu mến .Từ đó ông chiêu tập nhân tài, nghĩa dũng được hơn trăm người, lấy danh hiệu là Tây Việt,danh tiếng vang động đến Lam Thành, Nghệ An
Đến thời Trần Giản đế , khi Giản Định Đế được cha ông là Đặng Tất cùng tướng quân Nguyễn Cảnh Dị giúp sức ;Tháng chạp năm 1408 hội các đạo quân từ Tân Bình ,Thuận hóa, Nghệ an, Diễn Châu, Thanh Hoa …tiến đánh Đông Đô,
Đến Ninh Bình các quan thuộc nhà Trần và các hào kiệt theo về rất đông, Ngài liền mang quân bản bộ từ Cẩm La, Tống sơn ,Thanh Hóa hội quân cùng tiến đánh các trận lớn tại Bô Cô ( Nam Định), trận ở thành Cổ lộng( Ý yên, Nam Định), chém được tướng Lữ Nghị,đuổi tướng Trương Phụ và MộcThạnh nhà Minh thua to phải chạy về Đông Đô . Giản Định Đế định đánh tràn vào Đông đô nhưng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị khuyên nên hội đủ quân các lộ về mới có thể đè bẹp được quân . Nhưng vua Giản Định không cho là phải lại nghe theo lời dèm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn cảnh Dị giết đi.
Sau cái chết oan khốc của cha, Ngài cùng anh trai trưởng là Đặng Dung và tướng Nguyễn Cảnh Chân (Con của tướng quân Nguyên Cảnh Dị ) về Nghệ An rước Trần Quý Khoánglên làm vua xưng là Trần Trùng Quang.
Nhà Vua Trần Trùng Quang xét đến công trạng của Ngài và các vị anh hùng chiến sĩ, phong cho Ngài tước Hầu; Ngài khiêm tốn không nhận chức, Vua lại thưởng cho Ngài 100 lượng bạc.Ngài nhận số bạc đó đem về bản ấp( thôn Cẩm La) làm yến tiệc, ban thưởng cho tướng sĩ và quân dân ,Ngài còn tặng cho dân Cẩm La 100 quan tiền, rồi Ngài từ dã nhân dân Cẩm La trở về quê quán ( La Sơn Nghệ an).
Chưa đầy một năm sau Ngai mắc bệnh mà mất vaò ngày 17 tháng 5 năm1410 .Nghe tin , nhân dân làng Cẩm La từ già tới trẻ, gái, trai thương cảm vô cùng , vào tận Nghệ An điếu viếng.Vua Trần Trùng Quang nghe tin Ngài mất rất thương xót một vị công thần có công với nước,nên vua cấp tiền của, lênh cho dân Cẩm La dựng đền thờ, lấy Thần hiệu của Ngài là Tây Việt ĐạiVương , tôn thờ làm Thành Hoàng của làng, Ngày mất của Ngài được nhân dân làm lễ cúng tế long trọng . Từ đó nhân dân làm ăn thịnh vượng nhờ có linh ứng phù hộ của Ngài.
Đền thờ tướng quân Đặng Quangxây dựng tại đồng Khang,( Cẩm La) Đền tọa Quý, hướng Đinh; Hàng năm lấy ngày 17/5 làm ngày húy kỵ; bốn mùa cúng tế .Ngày 12 tháng 8 làm ngày Lễ hội làng,để ghi nhớ ngày ông chiêu binh theo vua đi đánh giặc.
Lễ hội
Cũng như các lễ hội khác, Lễ hội đền thờ Đặng Quang làng Cẩm la cũng có hai phần.
Phần lễ: Theo lờì kể của cụ Đặng Anh Bản 78 tuổi ,nguyên là Bí thư đảng bộ xã Quang Trung, hiện đang cư trú ở thôn 6 xã Quang Trung thìviệc tế lễđền thờ tướng quân Đặng Quang ngày trước được tổ chức rất long trọng theo nghi thức tế Thần.
Phần hội: Có nhiều hoạt động mang tinh thần thượng võ như đấu vật, múa kiếm, múa gậy diễn ra trong suôt mấy ngày lễ hội. Đặc biệt là tái hiện lại cảnh quân của Đặng Quang mặc quần, áo đỏ. quân của Trương Phụ ( Nhà Minh ) mặcquần, áo đen giao chiến với nhau, Quân của Trương Phụ đại bại tháo chạy. trong tiếng reo hò chiến thắng của nhân dân tham gia lễ hội.
Lễ hội Đền Sòng (Phường Bắc Sơn)
Đền Sòng trước đây còn gọi là đền Sùng Trân thuộc trang Phú Dương tổng Trung bạn , huyện Tống sơn, nay thuộc phường Bắc sơn, thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa
Đền Sòng là một trong những trung tâm tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Một trong bốn vị Tứ bất tử của dân tộc ta
Trong cảm quan văn hoá dân gian, nữ Thần Liễu Hạnh vốn là con gaí của Ngọc Hoàng Thượng đế ở Đệ nhị tiên cung trên thượng giới .Vì làm rơi chén ngọc, bị trích giáng xuống trần gian, đầu thai làm con của một gia đình họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định vào khoảng nămThiên Hữu,đời vua Lê Anh Tông ( 1557 ). Được cha, mẹ đặt tên là Giáng Tiên. Lớn lên nàng vừa xinh đẹp vừa tài giỏi về thơ văn, đàn nhạc. Năm 18 tuổi kết duyên với Trần Đào lang,sinh được một trai, một gái. Ba năm sau,hết hạn trích giáng được trở về trời, nhưng còn nặng duyên trần. Ngọc Hoàng Thượng đế đổi tên là Liễu Hạnh rồi cho phép nàng trở về hạ giới thu xếp việc nhà nhưng không ở lại gia đình.Sẵn có phép màu biến hóa nàng vân du khắp mọi nơi. Nàng đã hai lần hóa phép đàm đạo văn thơ với trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và các bạn thơ của ông ở Lạng Sơn và Tây hồ ( Hà Nội ) Sau đó nàng vào Nghệ An kết duyên với một thư sinh là hậu thân của chồng cũ Đào lang ngày trước. Chồng thi đỗ làm quan thì nàng lại đến kỳ hạn về trời.
Không chịu được với thời gian hạnh phúc ngắn ngủi,Tiên chúa xin vua Trời một lần nữa lại được giáng trần. Được vua cha đồng ý, Liễu Hạnh cùng hai thị nữ bay xuống vùng Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hóa). Nàng hiển linh ở Phố Cát và hiển Thánh ở Sòng Sơn. Hóa phép cứu giúp dân lành, trừng trị kẻ gian ác, tham lam . Triều đình phong Thần,Tiên chúa Liễu Hạnh được tôn là Mã Hoàng công chúa, rồi là Chế Thắng hòa diệu đại vương. lại được phong sắc là Thượng đẳng tối linh Thần,được triều Nguyễn phong là Mẫu nghi thiên hạ .Được nhân dân tôn vinh là Thánh Mẫu , nơi nơi phụng thờ, nhà nhà hương khói..
Từ xưa, đền Sòng nổi tiếng linh thiêng ,quanh năm, suốt tháng, không chỉ người xứ Thanh mà đông đảo khách thập phương thường xuyên hành hương về đây vãn cảnh, chiêm bái, hành lễ,với niềm tin thánh thiện sẽ được Thánh Mẫu Liễu Hạnh phù hộ độ trì, an khang, thịnh vượng, đắc tài, phát lộc. Vì thế trong dân gian từ xa xưa đã lưu truyền câu ca “ Đền Sòng thiêng nhất Xứ Thanh”
Lễ hội đền Sòng trước đây được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 26 tháng hai Âm lịch . Đây là lễ hội to nhất trong năm của vùng Phú Dương, Cổ Đam xưa, thu hút hàng ngàn con nhang, đệ tử và khách thập phương vềđây thành kính chiêm bái.
Từ xa xưa dân gian vùng này có câu ca:
Còn trời còn nước còn non
Mồng mười rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em
Rủ nhau dắt díu đi lên đền Sòng
Phần lễ: Từ bao đời nay, nhân dân trong vùng vẫn không quên câu ca: “ Tháng sáu hội Gai, tháng hai hội Mía” (hội Gai là hội đền Hàn, hội Mía là hội Đền Sòng) . Lễ hội đền Sòng - hay còn gọi là lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 26 tháng Hai (Âm lịch) hằng năm. Đây là lễ hội lớn nhất của xứ Bỉm xưa, hiện nay được tổ chức với quy mộ cấp Thị xã
Xưa kia, hội Sòng được chuẩn bị trang nghiêm và chu tất trước lễ hội cả tháng trời. Những cô gái trẻ, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, nề nếp, làm ăn khá giả, con cháu hiếu thảo… mới được các vị chức sắc trong làng, xã chọn vào đội rước kiệu Thánh Mẫu.Gia đình nào có con được tham gia rước bóng là một niềm vinh dự và là hồng phúc lớn. Những cô,cậu thanh đồng và các cung văn phải sinh hoạt chay tĩnh ba tháng trước lễ hội mới được vào tham gia lễ hầu đồng, hát văn và cúng tế.
Trước ngày chính lễ ( 26tháng hai ÂL) là những nghi lễ quan trọng như :
Lễ rước nước -Mộc dục: Được tổ chức vào trước chính lễ ba ngày,Nước được lấy từ 9 cái giếng tự nhiên trong vắt của con suối trước đền Chín giếng ( Cũng là một ngôi đền thiêng thờ Cửu Thiên huyền nữ hay còn gọi là Cô Chín ). Hai chiếc chum sành có thắt dây lụa hồng đào, do tám trai tân, giỏi giang, khỏe mạnh, trang phục màu đỏ, lưng thắt khăn điều màu vàng thành kính rước về đền Sòng Sơn,đi sau là các cô, cậu thanh đồng và đông đảo thiện nam, tín nữ của các bản hội.
Nước thiêng được các cụ cao niên có con cháu phương trưởng, gia đình hòa thuận ,trong trang phục áo the, khăn xếp thành kính thắp hương cẩn cáo Thánh Mấu rồi lần lượt tắm rửa các pho tượng pháp, lau chùi đồ minh khí tế lễ, võng lọng , tán quạt , kiệu long đình để chuẩn bị cho lễ rước bóng Thánh Mẫu vào ngày chính lễ ( 26/2)
Lễ cáo yết : Đây là nghi lễ có ý nghĩa báo cáo và thỉnh mời Thánh mẫu Liễu Hạnh, vua cha Ngọc hoàng và hội đồng thánh quan về chứng giám lòng thành của dân chúng để ban phúc, phù hộ, độ trì cho ngày chính lễ được trời quang mây tạnh, mọi sựan lành. Lễ này do thủ từ đền Sòng và các bậc cao niên trong làng Cổ Đam thực hiện vào đêm 25 tháng 2 ÂL. Trong buổi lễ cáo yết còn tổ chức hầu giá đồng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Chính Lễ (Rước bóng Thánh Mẫu):
Từ sáng sớm ngày 26/2 (Âm lịch) ,các chức sắc trong làng Cổ Đam, Phú Dương cùng con nhang, đệ tử của các bản hội và khách thập phương lũ lượt tề tựu đông đảo trước sân đền.
Sau ba hồi một ba tiếng trống chầu khai hội; Thủ từ đền Sòng, các chức sắc, bô lão và đại diện các bản hội làm lễ dâng hươngkính cáo rồi tiến hành nghi thức tế lễ. Chủ tế dâng hương, dâng sớ thỉnh cầu Thánh Mẫu ban ân đức cho quốc thái, dân an, nhân khang, vật thịnh. Tiếng trống hội âm vang, rộn ràng, hoà với âm thanh trầm bổng của các nhạc khí như chuông, thanh la… trong khói hương thơm ngát, mờ ảo làm cho không khí buổi lễ thêm linh thiêng. Chúc văn được chủ tế tấu đọc một cách kính cẩn, ca ngợi công đức của Thánh Mẫu.Sau phần độc chúc và hóa chúc là tiến hành lễ rước bóng Thánh Mẫu.Kiệu Long đình đăng rước Thánh Mẫu được trang trí lộng lẫy.Các cô gái được chọn rước kiệu, phục lễ đẹp đẽ, thành kính rước kiệu Thánh Mẫu đi sang đền Cô Chín ( đền thờ Cửu Thiên huyền nữ cách đền Sòng 2 km về phía Đông ) dâng hương rồi đi theo đường Thiên Lý lên đèo Ba Dội. Hai bên kiệu rước là những tán, lõng sặc sỡ. Đi trước đoàn rước là giải cầu quy Phật được hội phật tử trong vùng nâng rước.Đội múa lân vừa đi vừa múa.Đội nhạc khí gồm trống, kèn, chiêng, đàn, sáo, thanh la, não bạt, hoà tấu những điệu nhạc hành rước. Ban thờ bày đủ phẩm vật chay, mặn . Mâm lễ đồ mã với nhiều sắc màu, tượng trưng cho xiêm y, khăn áo và đồ trang sức của Thánh Mẫu được các cô, cậu thanh đồng thành kính đội trên đầu. Những cô gái trẻ trung, xinh đẹp trong đội rước kiệu Thánh Mẫu cảm thấy như có một sức mạnh thần kỳ nâng đỡ trên vai, nhẹ nhàng bước đi như bay trên con đường Thiên lý trập trùng uốn lượn, đưa Thánh Mẫu thăm thú, du ngoạn ngắm cảnh non sông đất nước, quê hương.
Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn con nhang, đệ tử , thiện nam, tín nữ của các bản hội và du khách thập phương
Lên đến đỉnh đèo Ba Dội vào lúc chính ngọ, đoàn rước hạ kiệu làm lễ dâng hương, hồi tưởng hình ảnh tiên chúa Liễu Hạnh đã hoá thân thành cô gái xinh đẹp, tài giỏi, mở quán bán hàng để giúp đỡ khách bộ hành và đối đáp thơ, văn với các tao nhân, mặc khách khi qua đây.
Đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca:
Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng
Đến chiều tà, từ đèo Ba Dội đoàn rước trở về đền Sòng. Các cô, cậu thanh đồng nhảy múa và tung hoa xung quanh kiệu như đón mừng Thánh Mẫu sau một ngày du ngoạn, thăm thú non nước, quê hương trở về. Chủ từ đền Sòng, các già làng, các vị chức sắc trong làng làm lễ bái tạ và lễ yên vị .
Sau đó các bản hội lần lượt thay nhau tổ chức lễ Tế nữ quan.Nghi thức lễ do các cô, các cậu thanh đồng và các bản hội thực hiện, dưới sự điều hành, sắp xếp của chủ từ đền Sòng .
Trong không gian thiêng liêng ;Tiếng trống chầu, khi rộn ràng, khi trầm bổng hòa cùng tiếng đàn, tiếng sáo nâng nhịp cho các làn điệu văn hầu của các cung văn. Các cô, cậu thanh đồng bằng những điệu múa thiêng ,say sưa hóa thân diễn tả hình ảnh và công đức của Thánh Mẫu, của các bậc quan Thánh: Hoàng Bảy, Hoàng Mười, cô Ba, cô Bảy, cô Chín… Con nhang, đệ tử và khách thập phương dự lễ thành kính, say sưa.Lễ tan mà không ai muốn về.
Phần Hội: Trên khoảng sân rộng trước đền Sòng, từ sáng đến chiều mấy ngày trước,nhiều trò diễn như chơi đu, múa rồng, múa lân, chơi cờ người, cờ thẻ, đánh vật, kéo co, múa võ, chọi gà, thi thơ ( thi thả chữ ), thi nấu cơm v.v được tổ chức sôi động, hào hứng thu hút hàng ngàn dân chúng tham gia, hưởng ứng vui vẻ, say sưa.
Lễ hội đền Sòng, từ bao đời nay đã trở thành một lễ hội truyền thống , một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh thấm sâu vào tâm thức của đông đảo nhân dân trong và ngoài địa bàn vùng đất Bỉm Sơn - xứ Thanh. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân đã có câu ca:
Nhất vui là hội Phủ Giầy
Vui là vui vậy chẳng tày Sòng Sơn.

Đức Hậu

LỄ HỘI TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA DÂN GIAN BỈM SƠN

Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có thể nói năn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” , tức là văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển sau này của văn hóa chuyên nghiệp. Mặt khác văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.

Vùng đất Bỉm Sơn xưa là một bộ phận của phủ Tống Sơn, của “quý huyện” đất phát tích của triều Nguyễn.Trong tiến trình lao động, đấu tranh để xây dựng cuộc sống và bảo vệ đất nước quê hương ,cùng với cư dân Hà Trung xưa,cư dân Bỉm Sơn đã sáng tạo và lưu giữ một nguồn vốn văn học dân gian khá phong phú và đa dạng như: Lễ hội, truyền thuyết, sự tích, ca dao, tục ngữ,dân ca, hò vè, những trò chơi dân gian dân, truyện kể dân gian ... về mảnh đất và con người nơi đây.
Qua khảo sát, tìm hiểu, sưu tầm , tổng hợp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và giới thiệu một số thể loại nằm trong hệ thống văn hóa dân gian của cư dân Bỉm Sơn nhằm góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân gian của tỉnh Thanh hóa và của dân tộc Việt nam
1. Lễ hội:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng. Lễ hội bao gồm hai bộ phận là lễ và hội.
Lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác có định ước, có quy tắc chặt chẽ,được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Hội thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí
Nói cách khác Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có hoạt động nghi lễ mangtính văn hóa truyền thống của dân tộc, Lễ hội là thuất ngữ gồm hai từ tố là “ lễ” và “ hội”. Mỗi từ có có một nội dung và ý nghĩa khác nhau.Lễ hội là một sinh hoạt tập hợp nhiều người trong cộng đồng nhằm tiến hành các nghi thức tôn thờ và những trò chơi giải trí đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lễ thiên về đời sống tâm linh, hội thiên về đời thường, về rèn luyện sức khỏe, nghề nghiệp, giải trí vui chơivăn hóa truyền thống . Thông qua nội dung, hình thức tổ chức lễ hội phản ánh những nét đặc thù về văn hóa của từng làng xã, đồng thời thể hiện văn hóa tâm linh và nguồn sống phong phú của từng cộng đồng dân cư.
Khảo sát tìm hiểu đời sống văn hóa của các làng trên địa bàn Bỉm Sơn xưa cho thấy làng nào cũng có lễ hội . Lễ hội thường được tổ chức vào các ngày tính theo Âm lịch. Mỗi lễ hội đều hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn như các vị Tiên ,Thánh, Thần, Phật, hoặc những vị nhân thần . Những vị thần đó, xét đến cùng là hình ảnh hội tụ phẩm chất cao đẹp của những người có công với dân với nước, đó là những đấng thiêng liêng giúp cho con người hướngtới các giá trị văn hóa Chân, Thiện, Mỹ để từ đó tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp yên vui. Điển hình là các lễ hội sau đây:
Lễ hội đình làng Gạo (xã Hà Lan cũ):
Theo các cụ cao niên làng Đoài thôn xã Hà Lan, Đình làng Gạo có từ thời Trần, đến thời Nguyễn được xây dựng lại cùng thời với đền Gia Miêu (xã Hà Long, Hà Trung, khoảng năm 1804 - 1806).Năm 1993 đình làng Gạo được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đình làng Gạo thờ Tô đại liêu tôn thần - Thái úy Tô Hiến Thành, và phối thờ Tống Lý quốc Sư- là hai vị được nhân dân làng Gạo tôn là Thành hoàng, là Thượng đẳng phúc thần.
Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ởlàng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý : Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210).
Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dẹp quân phiến loạn , lập được nhiều cônglớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự lại được Triều đình gia phong Vương tước, Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông).
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa , thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ,đã từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ ( 1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướngcùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta ,và tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của tướng quân Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn truyền cho dân chúng lập hành cung nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho mời thần y Tống Quốc Sư chữabệnh dịch tảđang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giăc biển quấy nhiễu để dân yên ổn làm ăn. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống.
Khi Tô Hiến Thành mất (Ngài mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
…Đình làng Điền Đông, Điền Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, Đến đầu triều Nguyên (khoảng năm 1804 - 1806). Vì Làng Gạo có một bà phi họ Tống là vợ quý của vua Gia Long nên triều đình đã cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng xây dựng đền Gia Miêu Hà Long (Bên nội) và đình làng Gạo, Hà Lan (bên ngoại), Đến năm 1995 đình được trùng tu tôn tạo gần như kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn.Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) là một trong 9 Di tíchcủa thị xã Bỉm Sơn đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Hàng năm cứ đến ngày Mười lăm tháng Tám, nhân dân Hà Lan thường tổ chức lễ hội long trọng tại đình Làng Gạo đẻ tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành và Tống sơn Quốc Sư.
Cũng như các Lễ hội khác, Lễ hội đình Làng Gạo, Hà Lan cũng có hai phần , phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ: Là những nghi thức mang màu sắc thờ nhân Thần. Từ tháng Bảy hàng năm, Hội đồng kỳ mục trong làng đã họp bàn về việc tễ lễ, phân công chức dịch đảm nhiệm các nội dung có liên quan đến lễ hội một cách chu đáo.
Ngày mười Ba, mười Bốnthực hiện lễ mộc dục ,tức là tắm rửa tượng pháp, lau chùi Long ngai, Minh khí (đồ thờ) . Tối ngày mười Bốn tháng Bảy thực hiện lễ yết cáo. Các mâm lễ cáo yết phải có hương nhang, đèn nến, rượu chè, xôi oản. Lý trưởng thay mặt dân làng dâng hương đọc sớ cẩn cáo thỉnh mời các Thần về chứng giám và hiến hưởng vật phẩm của làng dâng tiến để phù hộ độ trì cho dân chúng trong ngày chính lễ được an lành, đất trời phong quang, mưa tạnh gió hòa. Sau nghi thức cáo yết, mâm lễ được hạ xuống để hội đồng kỳ mục và hội đồng hương lão thụ lộc.
Sáng ngày mười lăm tháng Bảy là chính lễ.Vào buổi lễ, ban lễ gồm có vị chủ tế là Lý trưởng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, Hai vị bồi tế mặc áo thụng màu đen, hai vị Tây xướng, Đông xướng mặc áo thụng màu xanh cùng các chức sắc, chức dịch, các quan viên, các bô lão và đông đảo dân chúng đã có mặt ở đình từ rất sớm. Mỗi xóm (giáp) biện sắp một mâm lễ mặn, một mâm lễ ngọt từ các ngõ xóm lần lượt được hai bà cao niên còn mạnh khỏe đội về đình dâng tiến.
Sau ba hồi một tiếng trống khai hội của ban tế, Lý trưởng chủ tế cùng những người trong ban tế trịnh trọng bước vào chiếu lễ được trải trước ban thờ chính gian giữa.Các nghi thức như quán tẩy (rửa tay); củ soat (kiểm tra đồ lễ), thượng hương, đăng đèn, dâng trà ,tiến tửu… theo lời xướng của hai vị Đông xướng và Tây xướng được hai bồi tế thực hiện một cách thành kính trang nghiêm. Tiếp đến là nghi thức độc chúc (đọc chúc văn). Chúc văn được chép lại từ bản chính đặt trong hộp sơn son thếp vàngthường ngày để trong hậu cung được chuyển cho chủ tế. Chủ tế nâng bản chúc lên ngang trán, bái ba bái rồi chuyển cho thông xướng tuyên đọc. Nội dung của chúc văn là ca ngợi thân thế sự nghiệp và công lao giúp dân, giúp nước của Thần Tô hiến Thành, thần Tống Sơn Quốc sư và các vị thần được phối thờ trong đình. Những lời trong chúc văn thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế đối với các Thần. Đồng thời kêu cầu các Thần linh thiêng về chứng giám phù hộ cho dân làng có một năm mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh.
Chúc văn được tuyên đọc một cách trang nghiêm thành kính, rành rọt, dân chúng yên lặng, lắng nghe để ghi khắc về vị Thần mà làng tôn thờ ở đình làng bằng tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ. Chúc văn sau đó được tuyên hóa trong hương trầm thơm ngát như kính cáo lòng thành của dân làng đến với các thần linh và Thành hoàng.
Phần hội:
Bên ngoài, trên sân trước và sân sau của đình diễn ra nhiều hoạt động mang tính thượng võ như đánh vật, đá cầu.múa võ, kéo co… Những hoạt động mang tính trí tuệ như đánh cờ, thi thơ, bình văn, hát bội (hát tuồng) được nhân dân các xóm tham gia nhiệt tình, cổ vũ sôi động . Đội thắng cuộc và người thắng cuộc được ban tổ chức trao giải thưởng, thường là hai métvải lụa, một bánh pháo đỏ (đối với cá nhân) ;Một mâm cỗ (đối với tập thể các đội).
Mãn chiều ngày chính lễ, sau khi Ban tễ thực hiện các nghi thức tất lễ (hoàn thành các nội dung, nghi thức của buổi lễ). Các mâm lễ từ các ban thờ được hạ xuống, rồi bày ra chiếu trong nội đình và ngoài sân đình. Dân làng dự lễ hội được cùng nhau thụ lộc trên tinh thần cộng cảm thân tình, đoàn kết.
Lễ hội đình Làng Gạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn từ hàng trăm năm nay của cư dân xã Hà Lan.
Lễ hội Đền Cây vải (Phường Lam Sơn):
Lễ hội được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 Âm lịch hàng năm để tôn thờ và tri ân Tướng quân Nguyễn Thiện và tiên Thánh Ngọc thủy tinh công chúa, được nhân dân hai làng Nghĩa Môn và Cổ đam ,phường Lam sơn suy tôn là Thành hoàng.
Theo thần tích về “Đương cảnh thành hoàng – Đô thiên thái giám thượng đẳng phúc Thần”trang Cửa Đồi, xã Nghĩa Môn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung nay là làng Nghĩa Môn phường Lam Sơn. Thị xã Bỉm Sơn do cụ Văn Bình , cán bộ Bảo tàng Thanh hóa dịch, thìThần họ Nguyễn tên Thiện, Quê ở trang Nguyên xá, huyện Thiên phúc, trấn Nghệ an, thuộc giòng dọi trâm anh thế phiệt. Ngài sinh ngày mồng chín tháng hai năm Canh Tý. Tư chất thông minh, văn võ song toàn. Làm quan đến chức huyện lệnh huyện Yên Mô ,Ninh Bình
Vào năm Hồng Đức nguyên niên( 1470), có giặc Chiêm thành xâm lấn bờ cõi. Nhà vua phải thân chinh cầm quân đi dẹp . Thần Nguyễn Thiện phụng mệnh theo vua đi đánh giặc. Vua bị vây hạm ở thành Viên Phồn Thần đã liều mình cùng gia binh giải vây cho nhà vua và bắt được nhiều binh tướng của quân Chiêm Thành, Lúc khải hoàn nhà vua phong cho thần tước vị “ Bình di đại tướng quân ấn trưởng ngũ đạo môn”, Sau đó lại giao đem quân tiến đánh Bồn Man. Đánh thắng, thu được nhiều văn từ, giấy má, Nhà vua lại gia phong cho thần là Bình chương Quân quốc Trọng sự, tổng Thái giám, tổng tư lệnh trưởng. Nhà vua còn cho phép thần lập trang ấp mở mang điền thổ, Thần vâng lệnh soái lĩnh các gia thần và anh em thân tộc họ Nguyễn41 người, họ vũ 37 người, khai khẩn mở rộng đồng điền khoảng 330 trượnglập trấn ấp tính kế sản nghiệp lâu dài đặt tên là trang Cửa làng Khi tuổi già xin vua về trí sĩ ở bản trang. Ơn vua, lộc nước được một năm thì bị bệnh và mất vào ngày mười một tháng chín, Dân tình tâu lên vua, được vua cho an táng tại bản trang. ( mộ của Thần có tên là mộ quan Giám) được lập miếu thờ ở bản trang và quê quán. Đến năm Dương Hòa thứ hai đời vua Lê Thần Tông thiên hạ thái bình, nhà vua đi kinh lý phương Nam,qua chùa Cổ Am, lập hành cung nghỉ lại. Đêm đến nhà vua thấy một một quan quân, áo khăn nghiêm túc, tâu rõ sự việc tên tuổi.Khi tỉnh mộng nhà vua được moị người cho biết về Thần. Nhà vua hiểu ra là đang có âm binh giúp đỡ. Lúc trở về, nhà vua nhớ lại giấc mông ngày nào, lại ban cấp 60 quan tiền và cho tôn tạo lại miếu thờ Thần và Am phúc tự để dân làng hàng năm cúng tế, lễ bái. Vua ban sắc phong mỹ tự “Vạn đại vô cương”. Lại phong là Đương cảnh thành hoàng Quảng đức Linh thông chương hiển”
Sắc là: “Đô thiên Thái giám Thượng đẳng Phúc thần Đại vương” cho phép trang Cửa làng hàng năm lo việc hương hỏa, phụng thờ.
Phần lễ đền cây vải:
Từ sáng sớm ngày mười một tháng chín,kiệu long đình từ miếu thờ tướng quân Nguyễn Thiện được các bản hội và dân chúng làng Cổ Đam, làng Nghĩa Mônrước về Trà Sơn miếu .Đồ lễ của hai làng được chuẩn bị đầy đủ chu đáo trong đó nhất thiết phải có là lợn sống màu đen, xôi trắng, rượu trắng.Đội rước lễ không ai được mặc quần áo màu trắng.
Vào lễ, lý trưởng làng Nghĩa Môn đánh trống khai hội. Chủ lễ và các thành viên trong ban tế thực hiện các nghi thức nghinh Thần. Sau các nghi thức nghinh Thần là đọc chúc và hóa chúc.
Chúc hóa xong là đến phần nghi thức tế nữ quan.Đây là một ban tế toàn phụ nữ ăn mặc lỗng lẫy theo vai vế của quan gia.Nghi thức tế nữ quan nhằm diễn tả hoạt động của Tiên thánh Ngọc thủy tinh công chúa và các tiên nữ theo hầu, Đồng thời khẳng định vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động xã hội trước quan niệm trọng nam khinh nữ của thời kỳ phong kiến trước cách mạng tháng Tám.
Phần Hội.
Các trò diễn như đua thuyền.bịt mắt bắt vịt, chơi đu, diễn ra trong cả ngày một cách sôi động được dân hai làng Cổ Đam, Nghĩa môn và các làng lân cận tham gia hào hứng.
Lễ hội Đền Bát hải long Vương (phường Phú Sơn).
Đền thờ Bát Hải Long Vương xưa, thuộc trang Phú Dương tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa; Nay thuộc khu phố 5 phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Theo sách Thanh Hoa chư thần lục (bản dịch),ký hiệu VHv.1290, Thư viện Hán Nôm) của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép về các vị Thần được tôn thờ ở Thanh Hóa, thì vị Thần được tôn thờ ở trang Phú Dương có Hiệu duệ là“Bát Hải Long Vương tôn Thần”- Vị thủy thần liên quan đến vùng sông, biển.
Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 18; vua Hùng Duệ Vương trị vì đất nước.Ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu ngày xưa (nay là làng Phú Dương) dân cư thưa thớt, nghề nông chưa phát triển ,chủ yếu làm nghề chài lưới, Trong làng có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven sông, được vợ chồng một ngư dân vùng bãi ngoài (Nga Sơn) nhận về làm con nuôi.
Trong một lần về thăm quê cũ, ra sông Lâu tắm, bỗng mây nổi ,sóng cồn, một con Giao long nổi lên quấn lấy nàng,sau đó nàng có thai, Trong một đêm mưa gió, nàng sinh ra một cái bọc lạ kỳ. Quá kinh hãi, nàng ôm cái bọc ấy thả xuốnggiòng sông Lâu. Cái bọc ấy mấy lần cứ trôi vào bè vó của một ông lão thuyền chài. Thấy kỳ lạ, ông lão vớt lên lấy dao rạch , từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng xà (nửa rồng nửa rắn, mào đỏ, vẩy vàng) trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi. Con lớn bơi thẳng vào bờ, rồi biến mất trong cái giếng tự nhiên (nay là Giếng Thiêng đền Bát Hải Long Vương làng Phú Dương) Hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù (Nga Sơn).
Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng,dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường từ cái giếng ven sông Lâu :” Ta là Thái tử Long cung, được Vua cha sai lên giúp nước Nam đánh giặc”. Biết là có Thần linh hiển báo. Hôm sau, các bô lão trong làng đến bên bờ giếng đắp một ụ đất cao , thắp hương, cầu nguyện; Rồi kêu gọi nhau bỏ công sức, tiền của dựng một cái miếu thờ, gọi là miếu Thủy thần để ngày ngày hương khói.
Khi giặc phương Bắc xâm lăng nước Nam. Vua Hùng Duệ Vương sai con rể là Sơn Tinh đánh lui giặc trên bộ. Riêng cánh quân thủy của giặc vì có nội gián chỉ đường theo tám cửa biển đánh sâu vào đất liền, thế giặc rất mạnh nên quan quân thua trận rút dần từng bước. Vua Hùng Duệ Vường lập đàn cầu đảo, được Thiên đình ứng báo” Tại bãi trong cửa sông Lâu,có kỳ nhân có thể đánh tan thủy tăc”.Vua sai sứ giả về tìm; Dân làng đưa sứ giả đến bên giếng Thần làm lễ kêu cầu. Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lượng tuấn tú . xin nhà vua cho 10 ngày để triệu hai em và tuyển đủ tám tướng tài, chiêu mộ quân sĩ sẽ đánh tan giặc giữ .
Kỳ nhân Hoàng xà dẫn quân tướng ra trận, nhanh chóng phá tan giặc trên cả tám cửa biển.Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong cho Thần Hoàng xà là Vĩnh Công Đại Vương và có ý lưu lại cùng lo việc triều chính, Nhưng Vĩnh Công xin được về quê để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài lưới , trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, đồng thời cắt cử các quan lớn đã từng theo Thần đi đánh giặc trấn giữ tám cửa biển nước Nam.Từ đó tám cửa biển nước Nam đều yên ổn, dân cư ngày càng đông đúc trù phú.
Hàng năm cứ đến dịp ngày đại thắng, Vĩnh Công Đại Vương lại triệu tập các quan lớn ở tám cửa biển về Phú Dương ( Nơi Thần đang ngữ) hội tụ để tâu trình việc trông coi an ninh vùng biển ,việc chăn dắt dân chúng ở từng vùng.
Trong những ngày hội tụ công đồng đó, Thần Vĩnh Công chủ trì,xem xét tình hình tám cửa biển, nhắc nhở các quan lớn chăm lo việc hướng dẫn, bày bảo cho dân khẩn hoang, lập ấp,cấy lúa trồng màu,đan thuyền, đan lưới đánh bắt cá, tôm và giữ gìn cho dân chúng được yên lành; Cũng trong những dịp đó, Vĩnh Công còn cho tổ chức Hội thi bơi thuyền, đánh vật, hát đúm, hát bè giữa các bản hạt; Vừa để dân chúng thêm tự hào về chiến công ngày trước vừa nêu cao tinh thần thượng võ. Bản thân Thần Vĩnh Công cũng tham giamúa hát, vui hội cùng dân chúng.
Công đức của Vĩnh Công rất lớn,Ngài sống gần gụi với dân như tình cha con, dạy bảo dân cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt vải, dánh bắt cá tôm; Dân Phú Dương cũng như cư dân ở tám cửa biển nước Nam nhờ ân huệ của Ngài ngày càng no đủ, xóm làng sầm uất, cuộc sống bình yên, giàu có, rộn vangtiếng đàn, tiếng hát.
…Một hôm Vĩnh Công mời các vị hương lão trong làng Phú Dương đến dặn rằng: “ Ta cùng các vị là dân lân hương ấp, ăn ở với nhau như tình ruột thịt, nghĩa như cha con; Nay ta sắp phải vâng mệnh về chầu Vua cha Long Vương; Nếu có nhớ đến ta thì nhà ta ở đây là Miếu sở, ngày ta đi là ngày Giỗ”.
Tất cả hương lão nghe vậy đều nức nở, bùi ngùi. Bỗng trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội. lát sau trời quang mây tạnh ,các hương lão bàng hoàng chỉ còn thấy bộ y phục của Vĩnh Công Đại Vương để lại. Hôm đó nhằm vào ngày 25 tháng Tám năm Mậu Thìn. Dân làng dâng biểu về kinh: Vua Hùng Duệ Vương thương xót ban phong Thần hiệu: “Vĩnh Công Bát Hải Động Đình tôn Thần ” lại sai cấp tiền cho dân tổ chức táng tế chu đáo,và sửa sang nơi ở của Thần thành Miếu điện, rồi lại hạ sắc miễn thuế cho dân để lấy ân lộc ấy hàng năm mà hương khối. Dân làng Phú Dương tôn Thần Bát Hải Long Vương là Thành Hoàng của làng để được Thần phù hộ độ trì.
Ngôi Miếu thiêng thờ Bát Hải LongVương được xây dựng thành ngôi đền lớn vào khoảng những năm giữa thời Lê trunghưng; Được tôn tạo vào khoảng những năm đầu thời Nguyễn .Ngôi đền tọa lạc trên đất làng Phú Dương, bên bờ sông Lâu thuộc tổng Trung Bạn, Phủ Hà Trung ,Thanh Hoá (Nay là khu phố 5 phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn ,Thanh Hóa)
Ngôi đền xưa đã bị chiến tranh và sự vô thức một thời tàn phá, Nhưng theo ký ức của các cụ cao niên trong làng Phú Dương thì đền thờ Thần Bát Hải Long Vương là một ngôi đền lớn nhất xã Hà Dương;Kiến trúc theo kiểu chữ Đinh(T), gồm Tiền tế, và Hậu cung; Cung Tiên tế có 5 gian, với 4 vì kèo ghỗ “ chồng rường kẻ bẩy,với 12 cột cái và 12 cột quân, xung quanh được thưng ván dổi, mái lợp ngói âm dương, rui mè bằng ghỗ lim. Cung Tiền tế có bộ hương án lớn,hai hàng chấp kích, 1hòm lưu giữ các bài văn tế, thơ văn của các nhân sĩ đề tựa, Hai lư hương đồng, 1đôi hạc đứng trên lưng rùa và hàng chục bát hương bằng gốm,đá có trang trí hoa văn thời Lê. Hậu cung gồm 1 gian, cột lim, tiếp giáp giữa cung tiền tế và hậu cung là máng nước bằng ghỗ có hai trụ đá vuông chống đỡ, Hậu cung có 3 ban thờ, từ thấp lên cao; Thượng ban đặt tượng và Thần vị Bát Hải Long Vương, Trung ban có bát hương và hòm đựng sắc phong, ban hạ có bát hương và các đồ thờ sơn son thếp vàng.
Năm 2009 Đền Bát Hải LongVương đã được UBND tỉnh Thanh hóa xếp hạng, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
Những năm gần đây với truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” Nhân dân quanh vùng đã góp công của tôn tạo lại ngôi đền khang trang, đẹp đẽ. Đền hướng mặt ra giòng sông Lâu, trong một không gian vừa thoáng đáng vừa thiêng liêng.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 25 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Cũng như bao lễ hội khác , Lễ hội đền Bát hải Long vương cũng có hai phần.
Phần lễ, mang đậm màu sắc nghi thức thờ Thần .Gồm có các lễ dâng hương đăng quả phẩm, dâng ngũ vị tam sinh.cầu cho quốc thái dân an.
Phần hội gồm những sinh hoạt văn hóa cổ truyền như hát bội ( hát tuồng), múa rồng, múa lân. múa kiếm, đánh vật…
Đặc biệt là có hội đua thuyền của các xóm. Mỗi xóm chuẩn bị một cái thuyền nhỏ được trang trí rất đẹp.Vào hội, thuyền của các xóm xuất phát từ bến nước trước đền ,đua nhau chèo lái trên giòng sông, như để mô tả cảnh thủy binh của Thần ra trận.Sau ba vòng đua, thuyên xóm nào về bến nước trước đền được khen thưởng một con lợn màu trắng độ 30 kg để cả xóm ăn khao thắng lợi. Hai bên bờ sông, dân chúng theo dõi, reo hò, cổ vũ vang động cả một vùng sông.
Lễ hội Đền thờ tướng quân Đặng Quang (xã Quang Trung).
Đền thờ tướng quân Đặng Quang - Thành Hoàng của Làng Cẩm la, xã Quang Trung. Theo sắc phong thời Lê,thần Đặng Quang quê ở La Sơn, trấn Nghệ An (nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh) giòng dõi công thần, là con thứ của tướng quân Đặng Tất.
Tương truyền Thần có phong thái lịch duyệt, tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang,thường đi nhiều nơi kết giao bạn bè, nuôi chí báo đền nợ . Năm 40 tuổi Ngài đến vùng đất Cẩm La, huyện Tống Sơn, Ngài thấy ở đây núi non hiểm trở, sông suối bao bọc quanh trang ấp, nhân dân thuần hậu, Ngài dựng một ngôi nhà bằng tre nứa lợp cỏ tranh xăng gọi là “ Viên Long Xá”. Ngài sống đức độ với dân, trừng trị kẻ cường bạo nên được nhân dân địa phương rất kính trọng, yêu mến .Từ đó ông chiêu tập nhân tài, nghĩa dũng được hơn trăm người, lấy danh hiệu là Tây Việt,danh tiếng vang động đến Lam Thành, Nghệ An
Đến thời Trần Giản đế , khi Giản Định Đế được cha ông là Đặng Tất cùng tướng quân Nguyễn Cảnh Dị giúp sức ;Tháng chạp năm 1408 hội các đạo quân từ Tân Bình ,Thuận hóa, Nghệ an, Diễn Châu, Thanh Hoa …tiến đánh Đông Đô,
Đến Ninh Bình các quan thuộc nhà Trần và các hào kiệt theo về rất đông, Ngài liền mang quân bản bộ từ Cẩm La, Tống sơn ,Thanh Hóa hội quân cùng tiến đánh các trận lớn tại Bô Cô ( Nam Định), trận ở thành Cổ lộng( Ý yên, Nam Định), chém được tướng Lữ Nghị,đuổi tướng Trương Phụ và MộcThạnh nhà Minh thua to phải chạy về Đông Đô . Giản Định Đế định đánh tràn vào Đông đô nhưng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị khuyên nên hội đủ quân các lộ về mới có thể đè bẹp được quân . Nhưng vua Giản Định không cho là phải lại nghe theo lời dèm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn cảnh Dị giết đi.
Sau cái chết oan khốc của cha, Ngài cùng anh trai trưởng là Đặng Dung và tướng Nguyễn Cảnh Chân (Con của tướng quân Nguyên Cảnh Dị ) về Nghệ An rước Trần Quý Khoánglên làm vua xưng là Trần Trùng Quang.
Nhà Vua Trần Trùng Quang xét đến công trạng của Ngài và các vị anh hùng chiến sĩ, phong cho Ngài tước Hầu; Ngài khiêm tốn không nhận chức, Vua lại thưởng cho Ngài 100 lượng bạc.Ngài nhận số bạc đó đem về bản ấp( thôn Cẩm La) làm yến tiệc, ban thưởng cho tướng sĩ và quân dân ,Ngài còn tặng cho dân Cẩm La 100 quan tiền, rồi Ngài từ dã nhân dân Cẩm La trở về quê quán ( La Sơn Nghệ an).
Chưa đầy một năm sau Ngai mắc bệnh mà mất vaò ngày 17 tháng 5 năm1410 .Nghe tin , nhân dân làng Cẩm La từ già tới trẻ, gái, trai thương cảm vô cùng , vào tận Nghệ An điếu viếng.Vua Trần Trùng Quang nghe tin Ngài mất rất thương xót một vị công thần có công với nước,nên vua cấp tiền của, lênh cho dân Cẩm La dựng đền thờ, lấy Thần hiệu của Ngài là Tây Việt ĐạiVương , tôn thờ làm Thành Hoàng của làng, Ngày mất của Ngài được nhân dân làm lễ cúng tế long trọng . Từ đó nhân dân làm ăn thịnh vượng nhờ có linh ứng phù hộ của Ngài.
Đền thờ tướng quân Đặng Quangxây dựng tại đồng Khang,( Cẩm La) Đền tọa Quý, hướng Đinh; Hàng năm lấy ngày 17/5 làm ngày húy kỵ; bốn mùa cúng tế .Ngày 12 tháng 8 làm ngày Lễ hội làng,để ghi nhớ ngày ông chiêu binh theo vua đi đánh giặc.
Lễ hội
Cũng như các lễ hội khác, Lễ hội đền thờ Đặng Quang làng Cẩm la cũng có hai phần.
Phần lễ: Theo lờì kể của cụ Đặng Anh Bản 78 tuổi ,nguyên là Bí thư đảng bộ xã Quang Trung, hiện đang cư trú ở thôn 6 xã Quang Trung thìviệc tế lễđền thờ tướng quân Đặng Quang ngày trước được tổ chức rất long trọng theo nghi thức tế Thần.
Phần hội: Có nhiều hoạt động mang tinh thần thượng võ như đấu vật, múa kiếm, múa gậy diễn ra trong suôt mấy ngày lễ hội. Đặc biệt là tái hiện lại cảnh quân của Đặng Quang mặc quần, áo đỏ. quân của Trương Phụ ( Nhà Minh ) mặcquần, áo đen giao chiến với nhau, Quân của Trương Phụ đại bại tháo chạy. trong tiếng reo hò chiến thắng của nhân dân tham gia lễ hội.
Lễ hội Đền Sòng (Phường Bắc Sơn)
Đền Sòng trước đây còn gọi là đền Sùng Trân thuộc trang Phú Dương tổng Trung bạn , huyện Tống sơn, nay thuộc phường Bắc sơn, thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa
Đền Sòng là một trong những trung tâm tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Một trong bốn vị Tứ bất tử của dân tộc ta
Trong cảm quan văn hoá dân gian, nữ Thần Liễu Hạnh vốn là con gaí của Ngọc Hoàng Thượng đế ở Đệ nhị tiên cung trên thượng giới .Vì làm rơi chén ngọc, bị trích giáng xuống trần gian, đầu thai làm con của một gia đình họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định vào khoảng nămThiên Hữu,đời vua Lê Anh Tông ( 1557 ). Được cha, mẹ đặt tên là Giáng Tiên. Lớn lên nàng vừa xinh đẹp vừa tài giỏi về thơ văn, đàn nhạc. Năm 18 tuổi kết duyên với Trần Đào lang,sinh được một trai, một gái. Ba năm sau,hết hạn trích giáng được trở về trời, nhưng còn nặng duyên trần. Ngọc Hoàng Thượng đế đổi tên là Liễu Hạnh rồi cho phép nàng trở về hạ giới thu xếp việc nhà nhưng không ở lại gia đình.Sẵn có phép màu biến hóa nàng vân du khắp mọi nơi. Nàng đã hai lần hóa phép đàm đạo văn thơ với trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và các bạn thơ của ông ở Lạng Sơn và Tây hồ ( Hà Nội ) Sau đó nàng vào Nghệ An kết duyên với một thư sinh là hậu thân của chồng cũ Đào lang ngày trước. Chồng thi đỗ làm quan thì nàng lại đến kỳ hạn về trời.
Không chịu được với thời gian hạnh phúc ngắn ngủi,Tiên chúa xin vua Trời một lần nữa lại được giáng trần. Được vua cha đồng ý, Liễu Hạnh cùng hai thị nữ bay xuống vùng Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hóa). Nàng hiển linh ở Phố Cát và hiển Thánh ở Sòng Sơn. Hóa phép cứu giúp dân lành, trừng trị kẻ gian ác, tham lam . Triều đình phong Thần,Tiên chúa Liễu Hạnh được tôn là Mã Hoàng công chúa, rồi là Chế Thắng hòa diệu đại vương. lại được phong sắc là Thượng đẳng tối linh Thần,được triều Nguyễn phong là Mẫu nghi thiên hạ .Được nhân dân tôn vinh là Thánh Mẫu , nơi nơi phụng thờ, nhà nhà hương khói..
Từ xưa, đền Sòng nổi tiếng linh thiêng ,quanh năm, suốt tháng, không chỉ người xứ Thanh mà đông đảo khách thập phương thường xuyên hành hương về đây vãn cảnh, chiêm bái, hành lễ,với niềm tin thánh thiện sẽ được Thánh Mẫu Liễu Hạnh phù hộ độ trì, an khang, thịnh vượng, đắc tài, phát lộc. Vì thế trong dân gian từ xa xưa đã lưu truyền câu ca “ Đền Sòng thiêng nhất Xứ Thanh”
Lễ hội đền Sòng trước đây được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 26 tháng hai Âm lịch . Đây là lễ hội to nhất trong năm của vùng Phú Dương, Cổ Đam xưa, thu hút hàng ngàn con nhang, đệ tử và khách thập phương vềđây thành kính chiêm bái.
Từ xa xưa dân gian vùng này có câu ca:
Còn trời còn nước còn non
Mồng mười rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em
Rủ nhau dắt díu đi lên đền Sòng
Phần lễ: Từ bao đời nay, nhân dân trong vùng vẫn không quên câu ca: “ Tháng sáu hội Gai, tháng hai hội Mía” (hội Gai là hội đền Hàn, hội Mía là hội Đền Sòng) . Lễ hội đền Sòng - hay còn gọi là lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 26 tháng Hai (Âm lịch) hằng năm. Đây là lễ hội lớn nhất của xứ Bỉm xưa, hiện nay được tổ chức với quy mộ cấp Thị xã
Xưa kia, hội Sòng được chuẩn bị trang nghiêm và chu tất trước lễ hội cả tháng trời. Những cô gái trẻ, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, nề nếp, làm ăn khá giả, con cháu hiếu thảo… mới được các vị chức sắc trong làng, xã chọn vào đội rước kiệu Thánh Mẫu.Gia đình nào có con được tham gia rước bóng là một niềm vinh dự và là hồng phúc lớn. Những cô,cậu thanh đồng và các cung văn phải sinh hoạt chay tĩnh ba tháng trước lễ hội mới được vào tham gia lễ hầu đồng, hát văn và cúng tế.
Trước ngày chính lễ ( 26tháng hai ÂL) là những nghi lễ quan trọng như :
Lễ rước nước -Mộc dục: Được tổ chức vào trước chính lễ ba ngày,Nước được lấy từ 9 cái giếng tự nhiên trong vắt của con suối trước đền Chín giếng ( Cũng là một ngôi đền thiêng thờ Cửu Thiên huyền nữ hay còn gọi là Cô Chín ). Hai chiếc chum sành có thắt dây lụa hồng đào, do tám trai tân, giỏi giang, khỏe mạnh, trang phục màu đỏ, lưng thắt khăn điều màu vàng thành kính rước về đền Sòng Sơn,đi sau là các cô, cậu thanh đồng và đông đảo thiện nam, tín nữ của các bản hội.
Nước thiêng được các cụ cao niên có con cháu phương trưởng, gia đình hòa thuận ,trong trang phục áo the, khăn xếp thành kính thắp hương cẩn cáo Thánh Mấu rồi lần lượt tắm rửa các pho tượng pháp, lau chùi đồ minh khí tế lễ, võng lọng , tán quạt , kiệu long đình để chuẩn bị cho lễ rước bóng Thánh Mẫu vào ngày chính lễ ( 26/2)
Lễ cáo yết : Đây là nghi lễ có ý nghĩa báo cáo và thỉnh mời Thánh mẫu Liễu Hạnh, vua cha Ngọc hoàng và hội đồng thánh quan về chứng giám lòng thành của dân chúng để ban phúc, phù hộ, độ trì cho ngày chính lễ được trời quang mây tạnh, mọi sựan lành. Lễ này do thủ từ đền Sòng và các bậc cao niên trong làng Cổ Đam thực hiện vào đêm 25 tháng 2 ÂL. Trong buổi lễ cáo yết còn tổ chức hầu giá đồng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Chính Lễ (Rước bóng Thánh Mẫu):
Từ sáng sớm ngày 26/2 (Âm lịch) ,các chức sắc trong làng Cổ Đam, Phú Dương cùng con nhang, đệ tử của các bản hội và khách thập phương lũ lượt tề tựu đông đảo trước sân đền.
Sau ba hồi một ba tiếng trống chầu khai hội; Thủ từ đền Sòng, các chức sắc, bô lão và đại diện các bản hội làm lễ dâng hươngkính cáo rồi tiến hành nghi thức tế lễ. Chủ tế dâng hương, dâng sớ thỉnh cầu Thánh Mẫu ban ân đức cho quốc thái, dân an, nhân khang, vật thịnh. Tiếng trống hội âm vang, rộn ràng, hoà với âm thanh trầm bổng của các nhạc khí như chuông, thanh la… trong khói hương thơm ngát, mờ ảo làm cho không khí buổi lễ thêm linh thiêng. Chúc văn được chủ tế tấu đọc một cách kính cẩn, ca ngợi công đức của Thánh Mẫu.Sau phần độc chúc và hóa chúc là tiến hành lễ rước bóng Thánh Mẫu.Kiệu Long đình đăng rước Thánh Mẫu được trang trí lộng lẫy.Các cô gái được chọn rước kiệu, phục lễ đẹp đẽ, thành kính rước kiệu Thánh Mẫu đi sang đền Cô Chín ( đền thờ Cửu Thiên huyền nữ cách đền Sòng 2 km về phía Đông ) dâng hương rồi đi theo đường Thiên Lý lên đèo Ba Dội. Hai bên kiệu rước là những tán, lõng sặc sỡ. Đi trước đoàn rước là giải cầu quy Phật được hội phật tử trong vùng nâng rước.Đội múa lân vừa đi vừa múa.Đội nhạc khí gồm trống, kèn, chiêng, đàn, sáo, thanh la, não bạt, hoà tấu những điệu nhạc hành rước. Ban thờ bày đủ phẩm vật chay, mặn . Mâm lễ đồ mã với nhiều sắc màu, tượng trưng cho xiêm y, khăn áo và đồ trang sức của Thánh Mẫu được các cô, cậu thanh đồng thành kính đội trên đầu. Những cô gái trẻ trung, xinh đẹp trong đội rước kiệu Thánh Mẫu cảm thấy như có một sức mạnh thần kỳ nâng đỡ trên vai, nhẹ nhàng bước đi như bay trên con đường Thiên lý trập trùng uốn lượn, đưa Thánh Mẫu thăm thú, du ngoạn ngắm cảnh non sông đất nước, quê hương.
Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn con nhang, đệ tử , thiện nam, tín nữ của các bản hội và du khách thập phương
Lên đến đỉnh đèo Ba Dội vào lúc chính ngọ, đoàn rước hạ kiệu làm lễ dâng hương, hồi tưởng hình ảnh tiên chúa Liễu Hạnh đã hoá thân thành cô gái xinh đẹp, tài giỏi, mở quán bán hàng để giúp đỡ khách bộ hành và đối đáp thơ, văn với các tao nhân, mặc khách khi qua đây.
Đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca:
Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng
Đến chiều tà, từ đèo Ba Dội đoàn rước trở về đền Sòng. Các cô, cậu thanh đồng nhảy múa và tung hoa xung quanh kiệu như đón mừng Thánh Mẫu sau một ngày du ngoạn, thăm thú non nước, quê hương trở về. Chủ từ đền Sòng, các già làng, các vị chức sắc trong làng làm lễ bái tạ và lễ yên vị .
Sau đó các bản hội lần lượt thay nhau tổ chức lễ Tế nữ quan.Nghi thức lễ do các cô, các cậu thanh đồng và các bản hội thực hiện, dưới sự điều hành, sắp xếp của chủ từ đền Sòng .
Trong không gian thiêng liêng ;Tiếng trống chầu, khi rộn ràng, khi trầm bổng hòa cùng tiếng đàn, tiếng sáo nâng nhịp cho các làn điệu văn hầu của các cung văn. Các cô, cậu thanh đồng bằng những điệu múa thiêng ,say sưa hóa thân diễn tả hình ảnh và công đức của Thánh Mẫu, của các bậc quan Thánh: Hoàng Bảy, Hoàng Mười, cô Ba, cô Bảy, cô Chín… Con nhang, đệ tử và khách thập phương dự lễ thành kính, say sưa.Lễ tan mà không ai muốn về.
Phần Hội: Trên khoảng sân rộng trước đền Sòng, từ sáng đến chiều mấy ngày trước,nhiều trò diễn như chơi đu, múa rồng, múa lân, chơi cờ người, cờ thẻ, đánh vật, kéo co, múa võ, chọi gà, thi thơ ( thi thả chữ ), thi nấu cơm v.v được tổ chức sôi động, hào hứng thu hút hàng ngàn dân chúng tham gia, hưởng ứng vui vẻ, say sưa.
Lễ hội đền Sòng, từ bao đời nay đã trở thành một lễ hội truyền thống , một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh thấm sâu vào tâm thức của đông đảo nhân dân trong và ngoài địa bàn vùng đất Bỉm Sơn - xứ Thanh. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân đã có câu ca:
Nhất vui là hội Phủ Giầy
Vui là vui vậy chẳng tày Sòng Sơn.

Đức Hậu

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC