Truy cập

Hôm nay:
6399
Hôm qua:
5305
Tuần này:
23503
Tháng này:
166697
Tất cả:
6226005

Nghiên cứu văn hóa dân gian: Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Hình ảnh Mẫu giáng trần.
Tục thờ Thần đã có từ lâu, nhưng vấn đề tìm hiểu sự tích các Thần ở các làng, xã mới được đặt ra từ đời nhà Lê. Từ đó về sau qua các đời vua đều có sắc chỉ cho xã, thôn kê khai sự tích các thần để triều đình phong sắc. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều đình, đền, nghè, miếu, phủ… thờ các vị thần, phần thì do chiến tranh tàn phá, phần thì do một thời trong cán bộ chúng ta có người cho tục thờ cúng các thần hoàn toàn là mê tín dị đoan nên phá dỡ một cách vô thức, do đó việc cúng tế các thần có phần sao nhãng, đáng lưu ý là các bản thần phả, thần tích, thần sắc… ở các xã, thôn phần lớn bị thất lạc.

Gần đây vấn đề thờ cúng Thần linh mà chủ yếu là Thành hoàng được quan niệm lại, thông qua các văn bản của Nhà nước, như Pháp lệnh số 14SL/HĐNN ngày 04/4/1984 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; Luật Di sản Văn hóa (2001), Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/2/2003 của Bộ VH-TT, nay là Bộ VH-TT-DL, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 07/5/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa… để góp phần giáo dục truyền thống dựng nước giữ nước của dân tộc, góp giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Với nhận thức đó, mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng chúng tôi đã dành thời gian cố gắng bước đầu tìm hiểu, sưu tầm, tra cứu và giới thiệu về một số vị thần được nhân dân tôn thờ ở thị xã Bỉm Sơn thông qua các tư liệu lịch sử chính thống, các bản dịch thần tích còn lưu giữ được, qua sự tích, huyền thoại và qua lời kể của các cụ cao niên trên địa bàn trong những ngày thực hiện công tác điền dã, khảo sát thực tế...

Bỉm Sơn, vùng đất cửa ngõ phía Bắc của Tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng, có một hệ thống (quần thể) di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng. Trong quá trình phát triển, tuy bị chiến tranh, thiên tai và những biến động xã hội tàn phá nặng nề, nhưng truyền thống tôn trọng di sản lịch sử - văn hóa của nhân dân địa phương, sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp… đã lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo được nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, trong đó có 9 di tích danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia, và 6 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh. Ngoài ra cònnhiều di tích, danh thắng cần được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận, xếp hạng. Đây là những tài sản vô giá, là niềm tự hào của nhân dân Bỉm Sơn.

Qua khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, tra cứu, đến nay trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chúng tôi mới phát hiện có 11 vị thần được tôn thờ. Thiên thần có 4 vị: Liễu Hạnh công chúa - Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn; Cửu thiên huyền nữ - đền Chín Giếng, phường Bắc Sơn; Ngọc thủy tinh Công chúa - Đền Cây Vải, phường Lam Sơn, Bát Hải Đại Vương - Đền Bát Hải, phường Phú Sơn.

Nhiên thần có 1 vị: Cao Sơn, Cao Các – Động cửa Buồng, Đào Nguyên Động, phường Ba Đình

Nhân thần có 6 vị: Tô Hiến Thành – Đình Làng Gạo xã Hà Lan; Đặng Quang – Đền thờ tướng quân Đặng Quang, làng Cẩm La Quang Trung; Từ Thức – Đền Từ Thức, làng Cẩm La xã Quang Trung; Tống Phước Trị - miếu thờ thôn Hạ Trù nay là thôn 6 xã Quang Trung; Nguyễn Thiện - Lăng mộ và miếu thờ ở Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn; Trần Cao Sơn - Miếu thờ đồi Thông phường Đông Sơn…

Gắn liền với lịch sử của các di tích là các thần tich, các huyền tich, huyền thoại về các vị nhân thần, nhiên thần. Bước đầu, chúng tôi xin giới thiệu về một số vị Thần mà hàng trăm năm nay được nhân dân Bỉm Sơn ngưỡng vọng tôn thờ. Trong bài viết này chúng tôi xin đươc giới thiệu 2 trong số 11 vị thần đã nói ở trên.

Liễu Hạnh công chúa thượng đẳng Thần.

Theo cuốn sách có tựa đề “Truyền kỳ tân phả”của Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm; cuốn Vân Cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn ty; cuốn sách cờ, tờ bằng đồng tìm được ở Đền Sòng ngày 12 tháng 4 năm 1939 viết về gia phả của dòng họ Lê làng Vân Cát huyện Thiên Bản Nam Định. Đặc biệt là trong cảm quan huyền thoại… nhân dân tin rằng: Nàng là con gái của Ngọc Hoàng thượng đế, vì phạm tội bị đày xuống trần gian, thác sinh vào nhà họ Lê từ đời Thiên Hữ (1557), bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên (Tiên giáng trần), gả chồng năm 18 tuổi, ba năm sau về Trời. Nàng nhớ chồng con, Ngọc Hoàng đổi tên là Liễu Hạnh, cho nàng trở về hạ giới.Lần này nàng sắp đặt cửa nhà cho yên ổn chứ không ở lại gia đình. Sẵn có phép màu biến hóa, nàng vân du ở khắp mọi nơi trêu ghẹo người này, gia ân người khác. Liễu Hạnh đã trừng trị một hoàng tử dám ve vãn nàng ở quán nước đèo Ngang (Đèo Ba Dội), đã tặng nhà vua một đôi giày khi vua ghé quê nàng ở Vụ Bản (Hội Phủ Giầy là do sự tích này). Nàng đã hai lần hóa phép để cùng đàm đạo văn chương với danh sĩ Phùng Khắc Khoan (Tức Trạng Bùng) ở Lạng Sơn và ở Tây Hồ (Hà Nội). Nàng lại vào Kẻ Sóc, Nghệ An kết duyên với một thư sinh là hậu thân của chồng cũ Đào Lang ngày trước. Chồng thi đỗ làm quan thì Nàng lại đến kỳ hạn phải về Trời.

Không chịu được với thời gian hạnh phúc quá ư ngắn ngủi, Liễu Hạnh lại xin Vua cha một lần nữa được giáng thế. Nàng cùng hai thị nữ về Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hóa). Ở đây Tiên chúa tiếp tục hiển linh với nhiều trò trêu ghẹo, trừng phạt người đời. Triều đình cho là yêu quái, đem binh lính đến tiễu trừ, nhiều lần bị Tiên chúa đánh cho thảm bại. Vua phải cầu một đạo sĩ là Tiền Quân Thánh, cầm quân chống cự ở núi Sòng (Thanh hóa). Trận đánh diễn ra ác liệt gọi là Sùng Sơn đại chiến. Tiền Quân Thánh phải lập mẹo mới thắng được, nhưng Đức Phật đã hiện ra, yêu cầu nhà Vua và những người chiến thắng trả lại tự do cho Tiên chúa.

Triều đình phong Thần, Liễu Hạnh được tôn là Mã Hoàng Công Chúa, rồi Chế Thắng Đại Vương; từ đó Nữ Thần không gây những kinh hoàng cho dân nữa, mà trở thành bậc siêu trần luôn luôn ban ân đức cho mọi người, nên được nhân dân tôn là Thánh Mẫu. Thánh Mẫu cũng đã góp công giúp vua chúa trừng phạt một số người phản nghịch, và âm phù cho nhà vua đánh thắng giặc quấy nhiễu biên giới.

Để ghi nhớ ân đức và công lao của Thánh Mẫu, nhân dân khắp trong Nam ngoài Bắc đều lập những ngôi đền lớn, hàng năm mở hội phụng thờ. Theo sách “Thanh Hoa chư Thần lục” thì ở tỉnh Thanh Hóa có có 48 nơi phụng thờ. Một trong những ngôi đền uy nghi và linh thiêng nhất là Đền Sùng Trân (Hay đền Sòng Sơn)thuộc xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, Phủ Hà Trung xưa, nay là Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn. Thanh Hóa.

Đã từxa xưa dân gian có câu ca: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” để nói về sự linh ứng mầu nhiệm của Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu Nghi Thiên hạ trong tâm thức văn hóa dân gian ViệtNam.

Tô Đại Liêu tôn Thần Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần đình làng Gạo xã Hà Lan

Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ở làng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, phò tá ba đời vua nhà Lý: Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210). Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá.

Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh giặc, lập được nhiều công lớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao, được phong chức Thái úy Bình Chương, quan quốc trọng sự và gia phong vương tước. Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán ( tức là Lý Cao Tông).

Tô Hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân. Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ, từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của Chiêu linh Thái Hậu.

Tháng 11 năm Tân Tỵ (1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướng; Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du, phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta, tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình, được nhà Vua thân tiễn đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Thần Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của Đỗ An Di đến vùng đất Làng Đông, Làng Đoài xã Thanh Đớn (nay là xã Hà Lan) lập hành cung, rồi truyền cho dân chúng nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.

Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho thầy thuốc giỏi chữa dịch tả đang xảy ra trong vùng; khuyến khích dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc biển quấy nhiễu, cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền mua lưới có phương tiện chài lưới sinh sống.

Khi Tô Hiến Thành mất (Thần mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của ông, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh làm Thành hoàng của làng. Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông đã phong Thần hiệu cho ông là Tô Đại Liêu Phúc Thần. Đình làng Đông, làng Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, đến triều Nguyễn (Thời Gia Long) triều đình cấp tiền của, gỗ đểdân chúng xây dựng đình to lớn khang trang bề thế và đặt tên là đình Làng Gạo như hiện nay. Đình Làng Gạo là một trong 9 di tích đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.


Đình Làng Gạo - Nơi thờ Tướng quân Tô Hiến Thành.

Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Tám, nhân dân Hà Lan, Hà Thanh, Nga vịnh (Nga Sơn) thường tổ chức tế lễ long trọng tại đình Làng Gạo để tưởng nhớ công đức to lớn của Thần Tô Đại Liêu với nước, với dân.

Ghi chú:Để ghi nhớ công ơn của Thái úy Tô Hiến Thành trong việc giữ gìn mặt biển, nhiều vùng ven biển Thanh Hóa như Làng Vích, Lạch Trường (Hoàng Hóa); làng Đa Văn (Hải châu Tĩnh Gia) cũng có đền thờ ông.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn

Nghiên cứu văn hóa dân gian: Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Hình ảnh Mẫu giáng trần.
Tục thờ Thần đã có từ lâu, nhưng vấn đề tìm hiểu sự tích các Thần ở các làng, xã mới được đặt ra từ đời nhà Lê. Từ đó về sau qua các đời vua đều có sắc chỉ cho xã, thôn kê khai sự tích các thần để triều đình phong sắc. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều đình, đền, nghè, miếu, phủ… thờ các vị thần, phần thì do chiến tranh tàn phá, phần thì do một thời trong cán bộ chúng ta có người cho tục thờ cúng các thần hoàn toàn là mê tín dị đoan nên phá dỡ một cách vô thức, do đó việc cúng tế các thần có phần sao nhãng, đáng lưu ý là các bản thần phả, thần tích, thần sắc… ở các xã, thôn phần lớn bị thất lạc.

Gần đây vấn đề thờ cúng Thần linh mà chủ yếu là Thành hoàng được quan niệm lại, thông qua các văn bản của Nhà nước, như Pháp lệnh số 14SL/HĐNN ngày 04/4/1984 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; Luật Di sản Văn hóa (2001), Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/2/2003 của Bộ VH-TT, nay là Bộ VH-TT-DL, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 07/5/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa… để góp phần giáo dục truyền thống dựng nước giữ nước của dân tộc, góp giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Với nhận thức đó, mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng chúng tôi đã dành thời gian cố gắng bước đầu tìm hiểu, sưu tầm, tra cứu và giới thiệu về một số vị thần được nhân dân tôn thờ ở thị xã Bỉm Sơn thông qua các tư liệu lịch sử chính thống, các bản dịch thần tích còn lưu giữ được, qua sự tích, huyền thoại và qua lời kể của các cụ cao niên trên địa bàn trong những ngày thực hiện công tác điền dã, khảo sát thực tế...

Bỉm Sơn, vùng đất cửa ngõ phía Bắc của Tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng, có một hệ thống (quần thể) di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng. Trong quá trình phát triển, tuy bị chiến tranh, thiên tai và những biến động xã hội tàn phá nặng nề, nhưng truyền thống tôn trọng di sản lịch sử - văn hóa của nhân dân địa phương, sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp… đã lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo được nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, trong đó có 9 di tích danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia, và 6 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh. Ngoài ra cònnhiều di tích, danh thắng cần được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận, xếp hạng. Đây là những tài sản vô giá, là niềm tự hào của nhân dân Bỉm Sơn.

Qua khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, tra cứu, đến nay trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chúng tôi mới phát hiện có 11 vị thần được tôn thờ. Thiên thần có 4 vị: Liễu Hạnh công chúa - Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn; Cửu thiên huyền nữ - đền Chín Giếng, phường Bắc Sơn; Ngọc thủy tinh Công chúa - Đền Cây Vải, phường Lam Sơn, Bát Hải Đại Vương - Đền Bát Hải, phường Phú Sơn.

Nhiên thần có 1 vị: Cao Sơn, Cao Các – Động cửa Buồng, Đào Nguyên Động, phường Ba Đình

Nhân thần có 6 vị: Tô Hiến Thành – Đình Làng Gạo xã Hà Lan; Đặng Quang – Đền thờ tướng quân Đặng Quang, làng Cẩm La Quang Trung; Từ Thức – Đền Từ Thức, làng Cẩm La xã Quang Trung; Tống Phước Trị - miếu thờ thôn Hạ Trù nay là thôn 6 xã Quang Trung; Nguyễn Thiện - Lăng mộ và miếu thờ ở Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn; Trần Cao Sơn - Miếu thờ đồi Thông phường Đông Sơn…

Gắn liền với lịch sử của các di tích là các thần tich, các huyền tich, huyền thoại về các vị nhân thần, nhiên thần. Bước đầu, chúng tôi xin giới thiệu về một số vị Thần mà hàng trăm năm nay được nhân dân Bỉm Sơn ngưỡng vọng tôn thờ. Trong bài viết này chúng tôi xin đươc giới thiệu 2 trong số 11 vị thần đã nói ở trên.

Liễu Hạnh công chúa thượng đẳng Thần.

Theo cuốn sách có tựa đề “Truyền kỳ tân phả”của Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm; cuốn Vân Cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn ty; cuốn sách cờ, tờ bằng đồng tìm được ở Đền Sòng ngày 12 tháng 4 năm 1939 viết về gia phả của dòng họ Lê làng Vân Cát huyện Thiên Bản Nam Định. Đặc biệt là trong cảm quan huyền thoại… nhân dân tin rằng: Nàng là con gái của Ngọc Hoàng thượng đế, vì phạm tội bị đày xuống trần gian, thác sinh vào nhà họ Lê từ đời Thiên Hữ (1557), bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên (Tiên giáng trần), gả chồng năm 18 tuổi, ba năm sau về Trời. Nàng nhớ chồng con, Ngọc Hoàng đổi tên là Liễu Hạnh, cho nàng trở về hạ giới.Lần này nàng sắp đặt cửa nhà cho yên ổn chứ không ở lại gia đình. Sẵn có phép màu biến hóa, nàng vân du ở khắp mọi nơi trêu ghẹo người này, gia ân người khác. Liễu Hạnh đã trừng trị một hoàng tử dám ve vãn nàng ở quán nước đèo Ngang (Đèo Ba Dội), đã tặng nhà vua một đôi giày khi vua ghé quê nàng ở Vụ Bản (Hội Phủ Giầy là do sự tích này). Nàng đã hai lần hóa phép để cùng đàm đạo văn chương với danh sĩ Phùng Khắc Khoan (Tức Trạng Bùng) ở Lạng Sơn và ở Tây Hồ (Hà Nội). Nàng lại vào Kẻ Sóc, Nghệ An kết duyên với một thư sinh là hậu thân của chồng cũ Đào Lang ngày trước. Chồng thi đỗ làm quan thì Nàng lại đến kỳ hạn phải về Trời.

Không chịu được với thời gian hạnh phúc quá ư ngắn ngủi, Liễu Hạnh lại xin Vua cha một lần nữa được giáng thế. Nàng cùng hai thị nữ về Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hóa). Ở đây Tiên chúa tiếp tục hiển linh với nhiều trò trêu ghẹo, trừng phạt người đời. Triều đình cho là yêu quái, đem binh lính đến tiễu trừ, nhiều lần bị Tiên chúa đánh cho thảm bại. Vua phải cầu một đạo sĩ là Tiền Quân Thánh, cầm quân chống cự ở núi Sòng (Thanh hóa). Trận đánh diễn ra ác liệt gọi là Sùng Sơn đại chiến. Tiền Quân Thánh phải lập mẹo mới thắng được, nhưng Đức Phật đã hiện ra, yêu cầu nhà Vua và những người chiến thắng trả lại tự do cho Tiên chúa.

Triều đình phong Thần, Liễu Hạnh được tôn là Mã Hoàng Công Chúa, rồi Chế Thắng Đại Vương; từ đó Nữ Thần không gây những kinh hoàng cho dân nữa, mà trở thành bậc siêu trần luôn luôn ban ân đức cho mọi người, nên được nhân dân tôn là Thánh Mẫu. Thánh Mẫu cũng đã góp công giúp vua chúa trừng phạt một số người phản nghịch, và âm phù cho nhà vua đánh thắng giặc quấy nhiễu biên giới.

Để ghi nhớ ân đức và công lao của Thánh Mẫu, nhân dân khắp trong Nam ngoài Bắc đều lập những ngôi đền lớn, hàng năm mở hội phụng thờ. Theo sách “Thanh Hoa chư Thần lục” thì ở tỉnh Thanh Hóa có có 48 nơi phụng thờ. Một trong những ngôi đền uy nghi và linh thiêng nhất là Đền Sùng Trân (Hay đền Sòng Sơn)thuộc xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, Phủ Hà Trung xưa, nay là Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn. Thanh Hóa.

Đã từxa xưa dân gian có câu ca: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” để nói về sự linh ứng mầu nhiệm của Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu Nghi Thiên hạ trong tâm thức văn hóa dân gian ViệtNam.

Tô Đại Liêu tôn Thần Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần đình làng Gạo xã Hà Lan

Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ở làng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, phò tá ba đời vua nhà Lý: Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210). Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá.

Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh giặc, lập được nhiều công lớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao, được phong chức Thái úy Bình Chương, quan quốc trọng sự và gia phong vương tước. Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán ( tức là Lý Cao Tông).

Tô Hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân. Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ, từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của Chiêu linh Thái Hậu.

Tháng 11 năm Tân Tỵ (1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướng; Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du, phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta, tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình, được nhà Vua thân tiễn đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Thần Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của Đỗ An Di đến vùng đất Làng Đông, Làng Đoài xã Thanh Đớn (nay là xã Hà Lan) lập hành cung, rồi truyền cho dân chúng nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.

Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho thầy thuốc giỏi chữa dịch tả đang xảy ra trong vùng; khuyến khích dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc biển quấy nhiễu, cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền mua lưới có phương tiện chài lưới sinh sống.

Khi Tô Hiến Thành mất (Thần mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của ông, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh làm Thành hoàng của làng. Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông đã phong Thần hiệu cho ông là Tô Đại Liêu Phúc Thần. Đình làng Đông, làng Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, đến triều Nguyễn (Thời Gia Long) triều đình cấp tiền của, gỗ đểdân chúng xây dựng đình to lớn khang trang bề thế và đặt tên là đình Làng Gạo như hiện nay. Đình Làng Gạo là một trong 9 di tích đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.


Đình Làng Gạo - Nơi thờ Tướng quân Tô Hiến Thành.

Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Tám, nhân dân Hà Lan, Hà Thanh, Nga vịnh (Nga Sơn) thường tổ chức tế lễ long trọng tại đình Làng Gạo để tưởng nhớ công đức to lớn của Thần Tô Đại Liêu với nước, với dân.

Ghi chú:Để ghi nhớ công ơn của Thái úy Tô Hiến Thành trong việc giữ gìn mặt biển, nhiều vùng ven biển Thanh Hóa như Làng Vích, Lạch Trường (Hoàng Hóa); làng Đa Văn (Hải châu Tĩnh Gia) cũng có đền thờ ông.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC