Truy cập

Hôm nay:
3312
Hôm qua:
7090
Tuần này:
20127
Tháng này:
96327
Tất cả:
6343075

Phường Lam Sơn thị xã Bỉm Sơn cần quan tâm phục hồi, tôn tạo đền thờ và lăng mộ Tướng quân Nguyễn Thiện

Làng Nghĩa Môn, phường lam Sơn Thị xã Bim Sơn, tương truyền vốn gọi là Cửa Làng, sau đổi là Cửa Đồi. Làng Cửa Đồi (làng Nghĩa Môn hiện nay) có lịch sử gần 600 năm, do Tướng quân Nguyễn Thiện lập nên. Theo nội dung bản dịch tấm bia chữ Hán còn lưu giữ ở phế tích miếu thờ Tướng quân Nguyễn Thiện (làng Nghĩa Môn) thì nội dung tấm bia do Hàn Lâm Viện Đông các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính biên soạn, và Quản Giám Bách Thần Tri điện Lệnh Thiếu Khanh, Nguyễn Hiền phụ lục vào năm thứ 3 thời vua Lê Ý Tông (1735 – 1740) niên hiệu Vĩnh Hữu (tức là vào năm1737).

Lăng mộ của Tướng quân Nguyễn Thiện.

Vùng đất Trang Cửa Đôi (Nghĩa Môn) xưa kia vốn rất hoang vu, dân cư thưa thớt. Mãi đến năm Tân Sửu thứ 12 đời Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497), tức là vào khoảng năm 1781, ở đây mới mở các trang ấp và xây các miếu thờ.

Về vị Thần Nguyễn Thiện mà dân làng Nghĩa môn tôn là Thần Thành Hoàng làng, thì tấm bia ở phế tích miếu thờ Nguyễn Thiện ghi: Thần Nguyễn Thiện sinh ngày 9/2 năm Canh Tý (chưa xác định rõ năm nào), Thần quê ở Trang Nguyên Xá,Huyện Thiên Phúc, Trấn Nghệ An (nay là xã Nghi Phúc, huyên Nghi Lộc Tỉnh Nghệ An). Trong gia đình có 3 chị em, hai chị gái đầu và Thần là thứ Ba. Sau này Thần cũng chỉ sinh được con gái nên không được ghi vào Ngọc lục.

Thần có tư chất thông minh, văn võ toàn tài, làm quan đến chức Huyện lệnh huyện Yên Mô, Ninh Bình. Vào năm Hồng Đức Nguyên Niên (tức vào năm 1470). Năm ấy giặc Chiêm Thành sang quấy rối, Vua nhà Lê (Lê Thánh Tông) thân chinh ngự giá đi đánh dẹp; Thần phụng mệnh theo Vua đi đánh giặc. Lúc Vua bị vây hãm nơi trận đồ, Thần cùng gia binh dũng cảm tiến đánh giải vây cho Nhà Vua và bắt sống được nhiều tướng sĩ của quân Chiêm Thành.

Khi khải hoàn chiến thắng trở về Thần được nhà Vua sắc chỉ phong tặng tước vụ là “Bình Di Đại Tướng Quân, Ấn Trưởng Ngũ Đạo Quân” và sau đó lại được Vua phái đi đánh quân Bồn Man, trận đó Thần đánh thắng quân Bôn Man thu được nhiều khí giới, voi, ngựa và tài liệu sổ sách. Nhà Vua lại phong cho Thần là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Tổng Thái Giám, Tổng Lệnh Trưởng. Đồng thời nhà Vua còn cho phép Thần chọn đất lập Trang ấp. Thần liền chiêu mộ dân binh các dòng họ Nguyễn, họ Vũ, họ Phạm các nơihội tụ về vùng Cửa Đồi – Một vùng đất có địa thế long mạch phát về Công Hầu kế thế để lập trang ấp. Cư dân các nơi theo Thần về đây lập nên Trang Cửa Đồi, khai khẩn đất hoang lập nên cánh đồng với 330 trượng màu mỡ (1 trượng = 4 m2) được Thần chỉ bảo làm ăn sinh cơ lập nghiệp ngày một đông đúc. Vùng đất đai của Trang Cửa Đồi là trang ấp của Thần nên được vua nhà Lê cho miễn thuế 6 năm. Thần còn bỏ tiền, của lập ngôi chùa gọi là chùa Am Phúc ở phía Tây Bắc của làng. Khi tuổi già Thần xin Vua Lê về trí sĩ ở tại bản trang Cửa Đồi.

Ơn Vua, lộc nước ở nơi trang ấp Cửa Đồi được một năm thì Thần chẳng may mắc bệnh mà mất vào ngày 11/9 (chưa xác định được năm nào). Dân làng thương tiếc tâu về Triều đình, Nhà Vuacảm thương, cấp tiền cho dân làng tổ chức an táng, cho xây lăng mộ và lập miếu thờ tại bản Trang. Dân làng Cửa Đồi tôn Thần là Thành Hoàng làng (Người có công lập làng) hàng năm thờ cúng.

Được hơn 4 năm vận nước phú cường nhân dân vui vẻ làm ăn, đời sống no ấm. Đến đời vua Lê Chiêu Tông (1516-1527) thì Mạc Đăng Dung chuyên quyền, đem quân vào đánh Thanh Hóa bắt vua Lê, rồi cho người giết chết. Sau hai năm Mạc Đăng Dung bắt các quan Nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho Nhà Mạc vào năm Đinh Hợi (1527).

Khi quân nhà Mạc đi qua trang Cửa Làng, thấy thế đất nơi này có thể đề binh chống cự, liền cho quân đốt phá tan hoang, rồi lập đồn trại tại đây, nhân dân phải phiêu tán khắp nơi.

Đến năm thứ 2 niên hiệu Dương Hòa, đời Vua Lê Thần Tông (1635 – 1643), thiên hạ thái bình. Một lần vua Lê Thần Tông đi kinh lý vùng Thanh Hóa, qua chùa Am Phúc lập hành cung nghỉ lại; đêm ấy, nhà Vua bàng hoàng mộng thấy một vị quan nhân, áo khăn chỉnh tề, đến bên tâu rõ tên tuổi, sự nghiệp của mình cho nhà Vua nghe. Khi nhà Vua tỉnh mộng hỏi lại dân chúng trong làng, mới biết có Thần âm giúp đỡ. Vua liền ban thưởng tiền bạc và chiêu dụ những người trước đây phiêu tán trở về bản quán để sinh cơ lập nghiệp, sau đó Trang Cửa Đồi có 43 ngườitrở về lập gia cư trang ấp.

Khi nhà Vua khải hoàn, vua nhớ lại giấc mộng trước đây lại ban cấp cho dân làng 60 quan tiền để tu bổ lại miếu thờ Thần và đặt tên mới cho miếu thờ Thần là Am Phúc Tự Hiển Linh, Vua lại ban sắc chỉ phong mỹ tự Thần Hiệu là “Vạn Đại Vô Cương Đương Cảnh Thành Hoàng, Quảng Đức Linh Thông Chương Hiển Đô Thiên Giám Thượng Đẳng Phúc Thần” cho Thần, lại sức cho dân chúng của làng lấy ngày 18 tháng 12 làm ngày Lễ Khánh Tiết (Ngày Thần được lên quan) và ngày 11/9 (ngày mất của Thần) hàng năm đèn hương cúng tế. Lễ cúng Thần, nghiêm cấm mặc quần áo trắng, Lễ vật phải có xôi trắng, lợn sống màu đen, rượu trắng.

Ngôi Đền thờ và Lăng miếu của Thần được xây dựng ở đầu ruộng Chùa của làng Nghĩa Môn, trên một gò đất cao hình con rùa, thế đất kim cục. Ngôi đền tọa Tây Bắc, Hướng Đông Nam, Không gian thoáng đãng mát mẻ, Xung quanh đền thờ, dân làng trồng nhiều cây đại và cây duối. Ngôi lăng mộ của Thần nằm trên một cồn đất cao hình chữ nhật, đối diện với đền cách chừng 100m, đầu ngôi mộ hướng về tây Bắc như gối lên dãy núi đất mà dân gian quen gọi là Đồi Ông Đùng, Chân hướng về Đông Nam trước đây là giòng suối xanh mát, nay là dòng sông Tam Điệp.

Theo lời các cụ cao niên trong làng kể lại, lúc đầu chỉ có một gian thờ khiêm tốn (nên gọi là Miếu thờ Thần). Đến đời nhà Nguyễn, nhân dân quanh vùng cung tiến tôn tạo thành 3 cung thờ, từ đó dân làng gọi là Đền thờ Tướng quân Nguyễn Thiện hay còn gọi là Đền thờ Quan Giám. Cũng theo lời các cụ cao niên trong làng: Đền thờ và lăng mộ Quan Giám rất linh thiêng. Dân trong vùngnếu có việc không may, vào đền, đến mộ thắp hương cầu khấn đều đượcThần phù hộ cho sở cầu, sở nguyện…

Năm 2001, nhân dân Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn đã góp công góp của tu bổ lại khu Lăng mộ. Riêng toàn bộ kiến trúc xưa của ngôi Đền đã bị hủy hoại vào những năm 60 thế kỷ trước, nay chỉ còn: Chân móng bằng gạch đỏ, hai tấm bia đá khắc chữ Hán cao gần 1m, rộng 0,56m, một cây đại và một cây duối cổ thụ.

Ngày 10 tháng 4 năm 1998, Sở Văn hóa – Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch) tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 109 về việc “Bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích Đền Nguyễn Thiện, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn (công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh).

Chúng tôi thiết nghĩ: Bằng tình cảm và tấm lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân đã có công với nước với dân theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, chính quyền phường Lam Sơn cần tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn sớm lập dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm huy động mọi nguồn lực để sớm thự hiện việc phục hồi ngôi đền thờ, đồng thời thực hiện việc tu bổ tôn tạo ngôi lăng mộ của Thần Thành Hoàng làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho tương xứng với công lao của Tướng quân Nguyễn Thiện và giá trị lịch sử văn hóa của di tích đã được tỉnh Thanh Hóa xếp hạng.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi Thị xã Bỉm Sơn

Phường Lam Sơn thị xã Bỉm Sơn cần quan tâm phục hồi, tôn tạo đền thờ và lăng mộ Tướng quân Nguyễn Thiện

Làng Nghĩa Môn, phường lam Sơn Thị xã Bim Sơn, tương truyền vốn gọi là Cửa Làng, sau đổi là Cửa Đồi. Làng Cửa Đồi (làng Nghĩa Môn hiện nay) có lịch sử gần 600 năm, do Tướng quân Nguyễn Thiện lập nên. Theo nội dung bản dịch tấm bia chữ Hán còn lưu giữ ở phế tích miếu thờ Tướng quân Nguyễn Thiện (làng Nghĩa Môn) thì nội dung tấm bia do Hàn Lâm Viện Đông các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính biên soạn, và Quản Giám Bách Thần Tri điện Lệnh Thiếu Khanh, Nguyễn Hiền phụ lục vào năm thứ 3 thời vua Lê Ý Tông (1735 – 1740) niên hiệu Vĩnh Hữu (tức là vào năm1737).

Lăng mộ của Tướng quân Nguyễn Thiện.

Vùng đất Trang Cửa Đôi (Nghĩa Môn) xưa kia vốn rất hoang vu, dân cư thưa thớt. Mãi đến năm Tân Sửu thứ 12 đời Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497), tức là vào khoảng năm 1781, ở đây mới mở các trang ấp và xây các miếu thờ.

Về vị Thần Nguyễn Thiện mà dân làng Nghĩa môn tôn là Thần Thành Hoàng làng, thì tấm bia ở phế tích miếu thờ Nguyễn Thiện ghi: Thần Nguyễn Thiện sinh ngày 9/2 năm Canh Tý (chưa xác định rõ năm nào), Thần quê ở Trang Nguyên Xá,Huyện Thiên Phúc, Trấn Nghệ An (nay là xã Nghi Phúc, huyên Nghi Lộc Tỉnh Nghệ An). Trong gia đình có 3 chị em, hai chị gái đầu và Thần là thứ Ba. Sau này Thần cũng chỉ sinh được con gái nên không được ghi vào Ngọc lục.

Thần có tư chất thông minh, văn võ toàn tài, làm quan đến chức Huyện lệnh huyện Yên Mô, Ninh Bình. Vào năm Hồng Đức Nguyên Niên (tức vào năm 1470). Năm ấy giặc Chiêm Thành sang quấy rối, Vua nhà Lê (Lê Thánh Tông) thân chinh ngự giá đi đánh dẹp; Thần phụng mệnh theo Vua đi đánh giặc. Lúc Vua bị vây hãm nơi trận đồ, Thần cùng gia binh dũng cảm tiến đánh giải vây cho Nhà Vua và bắt sống được nhiều tướng sĩ của quân Chiêm Thành.

Khi khải hoàn chiến thắng trở về Thần được nhà Vua sắc chỉ phong tặng tước vụ là “Bình Di Đại Tướng Quân, Ấn Trưởng Ngũ Đạo Quân” và sau đó lại được Vua phái đi đánh quân Bồn Man, trận đó Thần đánh thắng quân Bôn Man thu được nhiều khí giới, voi, ngựa và tài liệu sổ sách. Nhà Vua lại phong cho Thần là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Tổng Thái Giám, Tổng Lệnh Trưởng. Đồng thời nhà Vua còn cho phép Thần chọn đất lập Trang ấp. Thần liền chiêu mộ dân binh các dòng họ Nguyễn, họ Vũ, họ Phạm các nơihội tụ về vùng Cửa Đồi – Một vùng đất có địa thế long mạch phát về Công Hầu kế thế để lập trang ấp. Cư dân các nơi theo Thần về đây lập nên Trang Cửa Đồi, khai khẩn đất hoang lập nên cánh đồng với 330 trượng màu mỡ (1 trượng = 4 m2) được Thần chỉ bảo làm ăn sinh cơ lập nghiệp ngày một đông đúc. Vùng đất đai của Trang Cửa Đồi là trang ấp của Thần nên được vua nhà Lê cho miễn thuế 6 năm. Thần còn bỏ tiền, của lập ngôi chùa gọi là chùa Am Phúc ở phía Tây Bắc của làng. Khi tuổi già Thần xin Vua Lê về trí sĩ ở tại bản trang Cửa Đồi.

Ơn Vua, lộc nước ở nơi trang ấp Cửa Đồi được một năm thì Thần chẳng may mắc bệnh mà mất vào ngày 11/9 (chưa xác định được năm nào). Dân làng thương tiếc tâu về Triều đình, Nhà Vuacảm thương, cấp tiền cho dân làng tổ chức an táng, cho xây lăng mộ và lập miếu thờ tại bản Trang. Dân làng Cửa Đồi tôn Thần là Thành Hoàng làng (Người có công lập làng) hàng năm thờ cúng.

Được hơn 4 năm vận nước phú cường nhân dân vui vẻ làm ăn, đời sống no ấm. Đến đời vua Lê Chiêu Tông (1516-1527) thì Mạc Đăng Dung chuyên quyền, đem quân vào đánh Thanh Hóa bắt vua Lê, rồi cho người giết chết. Sau hai năm Mạc Đăng Dung bắt các quan Nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho Nhà Mạc vào năm Đinh Hợi (1527).

Khi quân nhà Mạc đi qua trang Cửa Làng, thấy thế đất nơi này có thể đề binh chống cự, liền cho quân đốt phá tan hoang, rồi lập đồn trại tại đây, nhân dân phải phiêu tán khắp nơi.

Đến năm thứ 2 niên hiệu Dương Hòa, đời Vua Lê Thần Tông (1635 – 1643), thiên hạ thái bình. Một lần vua Lê Thần Tông đi kinh lý vùng Thanh Hóa, qua chùa Am Phúc lập hành cung nghỉ lại; đêm ấy, nhà Vua bàng hoàng mộng thấy một vị quan nhân, áo khăn chỉnh tề, đến bên tâu rõ tên tuổi, sự nghiệp của mình cho nhà Vua nghe. Khi nhà Vua tỉnh mộng hỏi lại dân chúng trong làng, mới biết có Thần âm giúp đỡ. Vua liền ban thưởng tiền bạc và chiêu dụ những người trước đây phiêu tán trở về bản quán để sinh cơ lập nghiệp, sau đó Trang Cửa Đồi có 43 ngườitrở về lập gia cư trang ấp.

Khi nhà Vua khải hoàn, vua nhớ lại giấc mộng trước đây lại ban cấp cho dân làng 60 quan tiền để tu bổ lại miếu thờ Thần và đặt tên mới cho miếu thờ Thần là Am Phúc Tự Hiển Linh, Vua lại ban sắc chỉ phong mỹ tự Thần Hiệu là “Vạn Đại Vô Cương Đương Cảnh Thành Hoàng, Quảng Đức Linh Thông Chương Hiển Đô Thiên Giám Thượng Đẳng Phúc Thần” cho Thần, lại sức cho dân chúng của làng lấy ngày 18 tháng 12 làm ngày Lễ Khánh Tiết (Ngày Thần được lên quan) và ngày 11/9 (ngày mất của Thần) hàng năm đèn hương cúng tế. Lễ cúng Thần, nghiêm cấm mặc quần áo trắng, Lễ vật phải có xôi trắng, lợn sống màu đen, rượu trắng.

Ngôi Đền thờ và Lăng miếu của Thần được xây dựng ở đầu ruộng Chùa của làng Nghĩa Môn, trên một gò đất cao hình con rùa, thế đất kim cục. Ngôi đền tọa Tây Bắc, Hướng Đông Nam, Không gian thoáng đãng mát mẻ, Xung quanh đền thờ, dân làng trồng nhiều cây đại và cây duối. Ngôi lăng mộ của Thần nằm trên một cồn đất cao hình chữ nhật, đối diện với đền cách chừng 100m, đầu ngôi mộ hướng về tây Bắc như gối lên dãy núi đất mà dân gian quen gọi là Đồi Ông Đùng, Chân hướng về Đông Nam trước đây là giòng suối xanh mát, nay là dòng sông Tam Điệp.

Theo lời các cụ cao niên trong làng kể lại, lúc đầu chỉ có một gian thờ khiêm tốn (nên gọi là Miếu thờ Thần). Đến đời nhà Nguyễn, nhân dân quanh vùng cung tiến tôn tạo thành 3 cung thờ, từ đó dân làng gọi là Đền thờ Tướng quân Nguyễn Thiện hay còn gọi là Đền thờ Quan Giám. Cũng theo lời các cụ cao niên trong làng: Đền thờ và lăng mộ Quan Giám rất linh thiêng. Dân trong vùngnếu có việc không may, vào đền, đến mộ thắp hương cầu khấn đều đượcThần phù hộ cho sở cầu, sở nguyện…

Năm 2001, nhân dân Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn đã góp công góp của tu bổ lại khu Lăng mộ. Riêng toàn bộ kiến trúc xưa của ngôi Đền đã bị hủy hoại vào những năm 60 thế kỷ trước, nay chỉ còn: Chân móng bằng gạch đỏ, hai tấm bia đá khắc chữ Hán cao gần 1m, rộng 0,56m, một cây đại và một cây duối cổ thụ.

Ngày 10 tháng 4 năm 1998, Sở Văn hóa – Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch) tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 109 về việc “Bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích Đền Nguyễn Thiện, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn (công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh).

Chúng tôi thiết nghĩ: Bằng tình cảm và tấm lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân đã có công với nước với dân theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, chính quyền phường Lam Sơn cần tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn sớm lập dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm huy động mọi nguồn lực để sớm thự hiện việc phục hồi ngôi đền thờ, đồng thời thực hiện việc tu bổ tôn tạo ngôi lăng mộ của Thần Thành Hoàng làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho tương xứng với công lao của Tướng quân Nguyễn Thiện và giá trị lịch sử văn hóa của di tích đã được tỉnh Thanh Hóa xếp hạng.

Đức Hậu

Hội Người cao tuổi Thị xã Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC