Truy cập

Hôm nay:
1189
Hôm qua:
6869
Tuần này:
8058
Tháng này:
386367
Tất cả:
8668821

Thị xã Bỉm Sơn với việc bảo vệ, quản lý khai thác giá trị di tích danh thắng và bảo tồn loại hình văn hoá nghệ thuật Chầu văn truyền thống

Thị xã Bỉm Sơn- mảnh đất địa đầu phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, là vùng phên dậu của các thời đại. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc; Bỉm Sơn từng được các vua quan thời Trần chọn làm nơi lui binh, phòng ngữ, bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công vào thế kỷ thứ XIII, những dấu ấn còn lưu lại như đền thờ Đức Ông (Trần Hưng Đạo) bên trái đền Sòng cùng thời với đền Thổ Khối (Hà Dương, Hà Trung) đã nói lên vị trí chiến lược của vùng đất Bỉm Sơn trong không gian chung của Thanh Hoá Nghệ An.


”Cối Kê hữu sự nhân tu ký,
Hoan diễn do tồn thập vạn binh;

Vào đầu thế kỷ thứ XIV, Hồ Quý Ly khi bị quân Minh tấn công vào thành Tây Giai cũng đã làm cuộc rút quân về Bỉm Sơn, dấu ấn còn lại mà dân gian lưu truyền là ngọn núi Hồ Vương hiện nay thuộc phường Đông Sơn,

Đặc biệt vào cuối năm 1788, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến ra Bắc Hà đã dừng chân tại phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn hội quân cùng Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn để tuyển thêm binh lính, tích thảo quân lương, định bàn kế sách, hành quân thần tốc tiến ra Bắc Hà tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), giải phóng Thăng Long, những địa danh lịch sử như Đình Làng Gạo, Đường Thiên Lý, Đền Cây Vải, Núi Đồi Ông, Đập Chắn Voi, Hồ Bến quân gắn với 41 ngày đêm đại quân Tây Sơn dừng chân trên đất Bỉm Sơn.

Ngoài vị trí có tầm chiến lược quân sự và tiềm năng về công nghiệp vật liệu xây dựng, Bỉm Sơn còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với 15 di tích danh thắng đã được Nhà nước công nhận, trong đó có 9 di tích văn hoá lịch sử cấp Quốc gia, nhiều Lễ hội văn hoá, trò diễn dân gian như chèo cạn, chầu văn đã đi vào tâm thức của đông đảo các tầng lớp nhân dân từ bao đời nay.

Nhận thức sâu sắc về việc bảo vệ, quản lý khai thác giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá VII, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, từ năm 2001 nay, cấp uỷ chính quyền và ngành văn hoá đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, huy động mọi nguồn lực thực hiện các dự án trùng tu tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hoá với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng, riêng dự án mở rộng tôn tạo đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng gần 50 tỷ đồng.

Công tác bảo vệ quản lý, khai thác giá trị di tích được chú trọng. Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia Thị xã - một đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập năm 2008. Hoạt động của Ban quản lý di tích Thị xã ngày càng có hiệu quả; Hệ thống Di tích danh thắng được bảo vệ, tôn tạo vừa đảm bảo giá trị nguyên gốc vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vãn cảnh của đông đảo khách du lịch trong và ngoài Tỉnh. Năm 2011 Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia Thị xã đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến với di tích đền Sòng, đền Chín Giếng. Nguồn thu công đức năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 thu được 7,2 tỷ đồng, đến năm 2011 đã thu được gần 10 tỷ đồng, nguồn thu này được tập trung chủ yếu vào việc trùng tu tôn tạo di tích.

Sở VH-TT-DL, Ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá: Thị xã Bỉm Sơn là một trong những đơn vị bảo vệ, quản lý và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá các di tích danh thắng trên địa bàn.

Ngoài việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, thị xã Bỉm Sơn đã và đang quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn phát huy giá trị các loại hình văn hoá phi vật thể, đặc biệt là loại hình nghệ thuật Chầu văn, Chầu văn là một loại hình văn hoá cổ truyền của dân tộc gắn liền với văn hoá tâm linh của Đạo Tứ Phủ, Theo các nhà văn hoá thì chầu văn (hay văn chầu) là một nghi lễ sinh động, linh thiêng bao gồm có hát (hát văn) kết hợp với múa (Múa hầu) phục vụ cho các buổi nghi lễ Hầu Thánh .

Dân gian Việt Nam, theo tín ngưỡng Tứ Phủ: Thờ Trời (Thiên Phủ); Thờ Đất (Địa Phủ) Thờ Núi (Nhạc phủ), Thờ Sông (Thuỷ phủ). Những đối tượng trong nghi thức Chầu văn là những nhân vật trong tín ngưỡng Tứ Phủ (Mẫu Thượng Thiên - Mẹ trên trời, mặc áo đỏ; Mẫu Địa - Mẹ Đất, mặc áo vàng; Mẫu Thượng Ngàn- Mẹ Núi rừng, mặc áo xanh; Mẫu Thoải - Mẹ nước, mặc áo trắng) ngoài ra còn các giá hầu Quan Hoàng (Hoàng Mười, Hoàng Bảy, Hoàng Bơ), Các giá hầu Cô (Cô Chín, Cô Bé, Cô Bơ, Cô Đôi Đệ Nhị) và các giá về các Cậu….

Trong giá hầù Mẫu Thượng Thiên thì Mẫu Liễu Hạnh (được tôn vinh là Mẫu Nghi Thiên Hạ) là hiện thân, Khi chứng kiến hiện nghi lễ Văn chầu, Du khách say sưa thưởng thức tiếng đàn đáy, tiếng trống, tiếng sáo réo rắt hoà quyện với các làn điệu hát văn ngọt ngào bay bổng của các cung văn, tiếng đàn lời ca của cung văn nâng đỡ cho các điệu múa khi dũng mạnh khi uyển chuyển của các cô Thanh đồng nhằm mô tả, tái hiện ca ngợi thân thế, sự nghiệp công trạng của các Thiên Thần, Nhân Thần trong tín ngưỡng dân gian đã có công dựng nước, cứu nước, giúp dân.

Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của loại hình nghệ thuật Chầu văn. Từ năm 2006 đến nay, Phòng VH-TT thị xã Bỉm Sơn đã chỉ đạo Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc Gia thị xã tạo điều kiện cho các cô Thanh Đồng và các Cung văn hoạt động tại các di tích, đồng thời yêu cầu loại bỏ các hình thức mang yếu tố mê tín di đoan như phán truyền, xóc thẻ. Đặc biệt, hàng năm vào Lễ hội Đền Sòng (26/2AL) ngành Văn hoá Thông tin đã chính thức đưa hình thức Chầu văn vào chương trình nghi lễ. Nhằm giới thiệu và quảng bá loại hình nghệ thuật Chầu văn, vừa qua thị xã Bỉm Sơn đã tuyển chọn, xây dựng chương trình “Diễn xướng Chầu văn” tham gia liên hoan Văn hoá các dân tộc Tỉnh Thanh hoá lần thứ XVI. được ghi nhận và đánh giá cao (Giải Nhì toàn đoàn). Hiện nay, ngành văn hoá thị xã Bỉm Sơn. đang xúc tiến các thủ tục thành lập CLB Chầu văn nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trần Đức Hậu
Trưởng phòng VH-TT Thị xã Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn với việc bảo vệ, quản lý khai thác giá trị di tích danh thắng và bảo tồn loại hình văn hoá nghệ thuật Chầu văn truyền thống

Thị xã Bỉm Sơn- mảnh đất địa đầu phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, là vùng phên dậu của các thời đại. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc; Bỉm Sơn từng được các vua quan thời Trần chọn làm nơi lui binh, phòng ngữ, bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công vào thế kỷ thứ XIII, những dấu ấn còn lưu lại như đền thờ Đức Ông (Trần Hưng Đạo) bên trái đền Sòng cùng thời với đền Thổ Khối (Hà Dương, Hà Trung) đã nói lên vị trí chiến lược của vùng đất Bỉm Sơn trong không gian chung của Thanh Hoá Nghệ An.


”Cối Kê hữu sự nhân tu ký,
Hoan diễn do tồn thập vạn binh;

Vào đầu thế kỷ thứ XIV, Hồ Quý Ly khi bị quân Minh tấn công vào thành Tây Giai cũng đã làm cuộc rút quân về Bỉm Sơn, dấu ấn còn lại mà dân gian lưu truyền là ngọn núi Hồ Vương hiện nay thuộc phường Đông Sơn,

Đặc biệt vào cuối năm 1788, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến ra Bắc Hà đã dừng chân tại phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn hội quân cùng Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn để tuyển thêm binh lính, tích thảo quân lương, định bàn kế sách, hành quân thần tốc tiến ra Bắc Hà tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), giải phóng Thăng Long, những địa danh lịch sử như Đình Làng Gạo, Đường Thiên Lý, Đền Cây Vải, Núi Đồi Ông, Đập Chắn Voi, Hồ Bến quân gắn với 41 ngày đêm đại quân Tây Sơn dừng chân trên đất Bỉm Sơn.

Ngoài vị trí có tầm chiến lược quân sự và tiềm năng về công nghiệp vật liệu xây dựng, Bỉm Sơn còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với 15 di tích danh thắng đã được Nhà nước công nhận, trong đó có 9 di tích văn hoá lịch sử cấp Quốc gia, nhiều Lễ hội văn hoá, trò diễn dân gian như chèo cạn, chầu văn đã đi vào tâm thức của đông đảo các tầng lớp nhân dân từ bao đời nay.

Nhận thức sâu sắc về việc bảo vệ, quản lý khai thác giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá VII, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, từ năm 2001 nay, cấp uỷ chính quyền và ngành văn hoá đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, huy động mọi nguồn lực thực hiện các dự án trùng tu tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hoá với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng, riêng dự án mở rộng tôn tạo đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng gần 50 tỷ đồng.

Công tác bảo vệ quản lý, khai thác giá trị di tích được chú trọng. Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia Thị xã - một đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập năm 2008. Hoạt động của Ban quản lý di tích Thị xã ngày càng có hiệu quả; Hệ thống Di tích danh thắng được bảo vệ, tôn tạo vừa đảm bảo giá trị nguyên gốc vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vãn cảnh của đông đảo khách du lịch trong và ngoài Tỉnh. Năm 2011 Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia Thị xã đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến với di tích đền Sòng, đền Chín Giếng. Nguồn thu công đức năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 thu được 7,2 tỷ đồng, đến năm 2011 đã thu được gần 10 tỷ đồng, nguồn thu này được tập trung chủ yếu vào việc trùng tu tôn tạo di tích.

Sở VH-TT-DL, Ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá: Thị xã Bỉm Sơn là một trong những đơn vị bảo vệ, quản lý và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá các di tích danh thắng trên địa bàn.

Ngoài việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, thị xã Bỉm Sơn đã và đang quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn phát huy giá trị các loại hình văn hoá phi vật thể, đặc biệt là loại hình nghệ thuật Chầu văn, Chầu văn là một loại hình văn hoá cổ truyền của dân tộc gắn liền với văn hoá tâm linh của Đạo Tứ Phủ, Theo các nhà văn hoá thì chầu văn (hay văn chầu) là một nghi lễ sinh động, linh thiêng bao gồm có hát (hát văn) kết hợp với múa (Múa hầu) phục vụ cho các buổi nghi lễ Hầu Thánh .

Dân gian Việt Nam, theo tín ngưỡng Tứ Phủ: Thờ Trời (Thiên Phủ); Thờ Đất (Địa Phủ) Thờ Núi (Nhạc phủ), Thờ Sông (Thuỷ phủ). Những đối tượng trong nghi thức Chầu văn là những nhân vật trong tín ngưỡng Tứ Phủ (Mẫu Thượng Thiên - Mẹ trên trời, mặc áo đỏ; Mẫu Địa - Mẹ Đất, mặc áo vàng; Mẫu Thượng Ngàn- Mẹ Núi rừng, mặc áo xanh; Mẫu Thoải - Mẹ nước, mặc áo trắng) ngoài ra còn các giá hầu Quan Hoàng (Hoàng Mười, Hoàng Bảy, Hoàng Bơ), Các giá hầu Cô (Cô Chín, Cô Bé, Cô Bơ, Cô Đôi Đệ Nhị) và các giá về các Cậu….

Trong giá hầù Mẫu Thượng Thiên thì Mẫu Liễu Hạnh (được tôn vinh là Mẫu Nghi Thiên Hạ) là hiện thân, Khi chứng kiến hiện nghi lễ Văn chầu, Du khách say sưa thưởng thức tiếng đàn đáy, tiếng trống, tiếng sáo réo rắt hoà quyện với các làn điệu hát văn ngọt ngào bay bổng của các cung văn, tiếng đàn lời ca của cung văn nâng đỡ cho các điệu múa khi dũng mạnh khi uyển chuyển của các cô Thanh đồng nhằm mô tả, tái hiện ca ngợi thân thế, sự nghiệp công trạng của các Thiên Thần, Nhân Thần trong tín ngưỡng dân gian đã có công dựng nước, cứu nước, giúp dân.

Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của loại hình nghệ thuật Chầu văn. Từ năm 2006 đến nay, Phòng VH-TT thị xã Bỉm Sơn đã chỉ đạo Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc Gia thị xã tạo điều kiện cho các cô Thanh Đồng và các Cung văn hoạt động tại các di tích, đồng thời yêu cầu loại bỏ các hình thức mang yếu tố mê tín di đoan như phán truyền, xóc thẻ. Đặc biệt, hàng năm vào Lễ hội Đền Sòng (26/2AL) ngành Văn hoá Thông tin đã chính thức đưa hình thức Chầu văn vào chương trình nghi lễ. Nhằm giới thiệu và quảng bá loại hình nghệ thuật Chầu văn, vừa qua thị xã Bỉm Sơn đã tuyển chọn, xây dựng chương trình “Diễn xướng Chầu văn” tham gia liên hoan Văn hoá các dân tộc Tỉnh Thanh hoá lần thứ XVI. được ghi nhận và đánh giá cao (Giải Nhì toàn đoàn). Hiện nay, ngành văn hoá thị xã Bỉm Sơn. đang xúc tiến các thủ tục thành lập CLB Chầu văn nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trần Đức Hậu
Trưởng phòng VH-TT Thị xã Bỉm Sơn

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC