Các điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022
Phần 1. Tổng quát về luật Thanh tra 2022
Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương, 118 điều (tăng 1 chương và 40 điều so với Luật Thanh tra năm 2010) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. So với quy định trước đây, Luật Thanh trasố 11/2022/QH15 bổ sung rất nhiều quy định, điểm mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, công tác phối hợp giữa thanh tra với kiểm toán Nhà nước, điều tra; việc ban hành kết luận thanh tra về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra, ngoài ra đã bổ sung các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên, bỏ một số quy định về cộng tác viên thanh tra và quy định thanh tra nhân dân...
Ngoài ra, Luật Thanh tra năm 2022 còn hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được các cuộc thanh tra đã xây dựng, phê duyệt, trong đó tập trung vào các lĩnh vực được dư luận quan tâm như xây dựng cơ bản, sử dụng ngân sách Nhà nước, công tác tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ…
Phần 2. Những nội cơ bản và điểm mới củaLuật Thanh tranăm 2022
1. Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quanthực hiện chức năng thanh tra
Luật Thanh tra năm 2022 kế thừa các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thiết kế mô hình các cơ quan thanh tra cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a)Thanh tra Chính phủlà cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (Điều 10).
b)Thanh tra tỉnhlà cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáovà phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 22).
c)Thanh tra huyệnlà cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 30).
Ngoài ra, theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 9 Luật Thanh tra năm 2022, cơ quan thanh tra theo cấp hành chính còn bao gồm cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Về hoạt động thanh tra
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra, đồng thời nhằm phân biệt giữa thanh tra với kiểm tra, Luật Thanh tra năm 2022 bỏ hình thức thanh tra thường xuyên, chỉ quy định 02 hình thức thanh tra: thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất (Điều 46).
Luật quy định cụ thể về thời hạn thanh tra (Điều 47) và để đảm bảo sự chặt chẽ trong hoạt động thanh tra, đồng thời để đảm bảo phù hợp với thực tế công tác thanh tra, so với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung quy định về gia hạn thời hạn thanh tra (Điều 48), tạm dừng cuộc thanh tra (Điều 70), đình chỉ cuộc thanh tra (Điều 71). Luật quy định trình tự, thủ tục riêng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại Điều 49 và 50. Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động thanh tra được linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu công tác của từng ngành, lĩnh vực, Điều 50 Luật Thanh tra quy định:
Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra bao gồm các bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc cuộc thanh tra. Khác với Luật Thanh tra năm 2010, các quy định về chuẩn bị thanh tra được quy định ngay trong Luật để bảo đảm việc tiến hành thanh tra nhanh gọn, theo đúng thời hạn quy định, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Luật quy định chuẩn bị thanh tra bao gồm các hoạt động sau: thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra (Điều 58), ban hành quyết định thanh tra (Điều 59), thành lập đoàn thanh tra (Điều 60), xây dựng phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 61), xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo (Điều 62), thông báo về việc công bố quyết định thanh tra (Điều 63).
Luật quy định tiến hành thanh tra trực tiếp bao gồm các hoạt động: Công bố quyết định thanh tra (Điều 64), thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 66), kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu (Điều 67); xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra (Điều 68), kết thúc việc thanh tra trực tiếp (Điều 72).
Kết thúc cuộc thanh tra bao gồm các hoạt động: báo cáo kết quả thanh tra (Điều 73), xem xét báo cáo kết quả thanh tra (Điều 74), xây dựng dự thảo kết luận thanh tra (Điều 75), thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (Điều 77), ban hành kết luận thanh tra (Điều 78), công khai kết luận thanh tra (Điều 79).
Để bảo đảm kết luận thanh tra được chính xác, khách quan và có tính khả thi, Luật quy định về việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra theo hướng chỉ là thủ tục bắt buộc đối với một số cấp thanh tra. Cụ thể là: Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết (khoản 1 Điều 77).
Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định (khoản 2 Điều 77).
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác thanh tra những năm qua, nhiều quy định về việc giám sát hoạt động thanh tra trước kia chỉ quy định có tính nguyên tắc trong hoạt động thanh tra và được quy định trong các văn bản dưới luật thì nay đã được quy định đầy đủ, cụ thể trong Luật Thanh tra năm 2022 (từ Điều 97 đến Điều 101).
3. Về việc xây dựng, ban hành kết luận thanh tra
Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định cụ thể chặt chẽ hơn, bảo đảm khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra. Việc chậm trễ, ban hành kết luận thanh tra không kịp thời là một trong những tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ qua tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010. Để khắc phục tình trạng này, Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định cụ thể, rành mạch về thẩm quyền, quy trình, thời hạn các bước báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra (Điều 73 – Điều 79); xác định rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra
Một trong những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 là việc quy định một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra (khoản 3 Điều 78). Bởi cuộc thanh tra có nhiều nội dung, thì nội dung nào rõ và đủ cơ sở thì kết luận ngay để phục vụ công tác quản lý nhà nước và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác theo quyết định thanh tra. Đây là quy định mà thực tiễn đã chứng minh sự cần thiết; đồng thời làm cho hoạt động thanh tra linh hoạt, gắn bó với hoạt động quản lý.
4. Về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và các doanh nghiệp. So với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định mới để xử lý vấn đề này như sau:
Thứ nhất,xử lý chồng chéo từ khâu lập kế hoạch: nếu như trước kia việc lập kế hoạch còn mang tính riêng rẽ, độc lập thì nay kế hoạch thanh tra được tập trung về một đầu mối. Theo đó, kế hoạch thanh tra bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh. Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc bộ; kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở và kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện (Điều 45). Việc đưa về một đầu mối như trên nhằm hạn chế tối đa sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai,xử lý chồng chéo trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra: Luật đã quy định nguyên tắc xử lý chồng chéo trong nhiều trường hợp cụ thể giữa các cơ quan thanh tra theo hướng khi xảy ra chồng chéo thì có sự bàn bạc, trao đổi, nếu không thống nhất được thì cơ quan thanh tra cấp trên sẽ tiến hành thanh tra (Điều 55).
Thứ ba,xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước thông qua việc tăng cường phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin từ khâu lập kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán đến quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán, việc tham khảo, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán. Luật cũng đề cao vai trò và trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng kiểm toán nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phối hợp bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp, gây ảnh hưởng cho hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm toán (Từ Điều 107 đến Điều 109).
Ngoài những vấn đề nêu trên, Luật Thanh tra năm 2022 đã không còn quy định về Thanh tra nhân dân (do bản chất thanh tra nhân dân là hoạt giám sát của nhân dân ở cơ sở, nếu để trong Luật Thanh tra năm 2022 sẽ không phù hợp, đôi khi còn gây ra nhầm lẫn giữa thanh tra nhân dân và thanh tra nhà nước). Nội dung này được chuyển sang quy định tạiLuật Thực hiện dân chủ ở cơ sởvà cũng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 4 vừa qua.
Thanh tra Thị xã (TH)
Thanh tra Thị xã (TH)
Tin cùng chuyên mục
-
Quyết định 724/QĐ-BTTTT 2024 Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát
-
Phê duyệt Kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Ngành thanh tra tỉnh Thanh Hoá
-
Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 13/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ
-
Các điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022
Các điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022
Phần 1. Tổng quát về luật Thanh tra 2022
Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương, 118 điều (tăng 1 chương và 40 điều so với Luật Thanh tra năm 2010) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. So với quy định trước đây, Luật Thanh trasố 11/2022/QH15 bổ sung rất nhiều quy định, điểm mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, công tác phối hợp giữa thanh tra với kiểm toán Nhà nước, điều tra; việc ban hành kết luận thanh tra về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra, ngoài ra đã bổ sung các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên, bỏ một số quy định về cộng tác viên thanh tra và quy định thanh tra nhân dân...
Ngoài ra, Luật Thanh tra năm 2022 còn hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được các cuộc thanh tra đã xây dựng, phê duyệt, trong đó tập trung vào các lĩnh vực được dư luận quan tâm như xây dựng cơ bản, sử dụng ngân sách Nhà nước, công tác tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ…
Phần 2. Những nội cơ bản và điểm mới củaLuật Thanh tranăm 2022
1. Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quanthực hiện chức năng thanh tra
Luật Thanh tra năm 2022 kế thừa các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thiết kế mô hình các cơ quan thanh tra cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a)Thanh tra Chính phủlà cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (Điều 10).
b)Thanh tra tỉnhlà cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáovà phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 22).
c)Thanh tra huyệnlà cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 30).
Ngoài ra, theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 9 Luật Thanh tra năm 2022, cơ quan thanh tra theo cấp hành chính còn bao gồm cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Về hoạt động thanh tra
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra, đồng thời nhằm phân biệt giữa thanh tra với kiểm tra, Luật Thanh tra năm 2022 bỏ hình thức thanh tra thường xuyên, chỉ quy định 02 hình thức thanh tra: thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất (Điều 46).
Luật quy định cụ thể về thời hạn thanh tra (Điều 47) và để đảm bảo sự chặt chẽ trong hoạt động thanh tra, đồng thời để đảm bảo phù hợp với thực tế công tác thanh tra, so với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung quy định về gia hạn thời hạn thanh tra (Điều 48), tạm dừng cuộc thanh tra (Điều 70), đình chỉ cuộc thanh tra (Điều 71). Luật quy định trình tự, thủ tục riêng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại Điều 49 và 50. Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động thanh tra được linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu công tác của từng ngành, lĩnh vực, Điều 50 Luật Thanh tra quy định:
Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra bao gồm các bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc cuộc thanh tra. Khác với Luật Thanh tra năm 2010, các quy định về chuẩn bị thanh tra được quy định ngay trong Luật để bảo đảm việc tiến hành thanh tra nhanh gọn, theo đúng thời hạn quy định, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Luật quy định chuẩn bị thanh tra bao gồm các hoạt động sau: thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra (Điều 58), ban hành quyết định thanh tra (Điều 59), thành lập đoàn thanh tra (Điều 60), xây dựng phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 61), xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo (Điều 62), thông báo về việc công bố quyết định thanh tra (Điều 63).
Luật quy định tiến hành thanh tra trực tiếp bao gồm các hoạt động: Công bố quyết định thanh tra (Điều 64), thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 66), kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu (Điều 67); xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra (Điều 68), kết thúc việc thanh tra trực tiếp (Điều 72).
Kết thúc cuộc thanh tra bao gồm các hoạt động: báo cáo kết quả thanh tra (Điều 73), xem xét báo cáo kết quả thanh tra (Điều 74), xây dựng dự thảo kết luận thanh tra (Điều 75), thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (Điều 77), ban hành kết luận thanh tra (Điều 78), công khai kết luận thanh tra (Điều 79).
Để bảo đảm kết luận thanh tra được chính xác, khách quan và có tính khả thi, Luật quy định về việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra theo hướng chỉ là thủ tục bắt buộc đối với một số cấp thanh tra. Cụ thể là: Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết (khoản 1 Điều 77).
Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định (khoản 2 Điều 77).
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác thanh tra những năm qua, nhiều quy định về việc giám sát hoạt động thanh tra trước kia chỉ quy định có tính nguyên tắc trong hoạt động thanh tra và được quy định trong các văn bản dưới luật thì nay đã được quy định đầy đủ, cụ thể trong Luật Thanh tra năm 2022 (từ Điều 97 đến Điều 101).
3. Về việc xây dựng, ban hành kết luận thanh tra
Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định cụ thể chặt chẽ hơn, bảo đảm khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra. Việc chậm trễ, ban hành kết luận thanh tra không kịp thời là một trong những tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ qua tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010. Để khắc phục tình trạng này, Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định cụ thể, rành mạch về thẩm quyền, quy trình, thời hạn các bước báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra (Điều 73 – Điều 79); xác định rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra
Một trong những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 là việc quy định một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra (khoản 3 Điều 78). Bởi cuộc thanh tra có nhiều nội dung, thì nội dung nào rõ và đủ cơ sở thì kết luận ngay để phục vụ công tác quản lý nhà nước và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác theo quyết định thanh tra. Đây là quy định mà thực tiễn đã chứng minh sự cần thiết; đồng thời làm cho hoạt động thanh tra linh hoạt, gắn bó với hoạt động quản lý.
4. Về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và các doanh nghiệp. So với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định mới để xử lý vấn đề này như sau:
Thứ nhất,xử lý chồng chéo từ khâu lập kế hoạch: nếu như trước kia việc lập kế hoạch còn mang tính riêng rẽ, độc lập thì nay kế hoạch thanh tra được tập trung về một đầu mối. Theo đó, kế hoạch thanh tra bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh. Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc bộ; kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm: kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở và kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện (Điều 45). Việc đưa về một đầu mối như trên nhằm hạn chế tối đa sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai,xử lý chồng chéo trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra: Luật đã quy định nguyên tắc xử lý chồng chéo trong nhiều trường hợp cụ thể giữa các cơ quan thanh tra theo hướng khi xảy ra chồng chéo thì có sự bàn bạc, trao đổi, nếu không thống nhất được thì cơ quan thanh tra cấp trên sẽ tiến hành thanh tra (Điều 55).
Thứ ba,xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước thông qua việc tăng cường phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin từ khâu lập kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán đến quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán, việc tham khảo, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán. Luật cũng đề cao vai trò và trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng kiểm toán nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phối hợp bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp, gây ảnh hưởng cho hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm toán (Từ Điều 107 đến Điều 109).
Ngoài những vấn đề nêu trên, Luật Thanh tra năm 2022 đã không còn quy định về Thanh tra nhân dân (do bản chất thanh tra nhân dân là hoạt giám sát của nhân dân ở cơ sở, nếu để trong Luật Thanh tra năm 2022 sẽ không phù hợp, đôi khi còn gây ra nhầm lẫn giữa thanh tra nhân dân và thanh tra nhà nước). Nội dung này được chuyển sang quy định tạiLuật Thực hiện dân chủ ở cơ sởvà cũng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 4 vừa qua.
Thanh tra Thị xã (TH)
Thanh tra Thị xã (TH)