An toàn giao thông đường sắt, chống ném đất lên tàu
An toàn giao thông luôn là vấn đề lớn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta mỗi năm tai nạn giao thông nói chung đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông làm chết hàng chục người, gây thiệt hại hàng tỉ đồng trong đó tai nạn giao thông đường sắt do tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, tự mở lối đi qua đường sắt cũng đang diễn ra rất phức tạp.
Ngoài ra, thời gian gần, tình trạng ném đất đá lên các đoàn tàu đang chạy có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương có đường sắt đi qua. Hành vi ném đất đá lên tàu là hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp nghiêm trọng đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Theo ước tính hàng năm ngành đường sắt phải chi trả hàng trăm triệu đồng để sửa chữa, thay thế các loại cửa kính bị hư hỏng do hành vi ném đất đá lên tàu.
Để chấm dứt tình trạng trên, ngành đường sắt đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các trường học đóng trên địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ném đất đá lên tàu như tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân dọc hai bên đường sắt tham gia bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường sắt; Đối với các điểm nóng tiến hành ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không ném đất đá, chất bẩn lên tàu, không chăn thả gia súc trong khu vực gần đường sắt giữa chính quyền địa phương với nhà trường, người dân dọc hai bên đường sắt và đã thiết lập đường dây nóng để thông tin các vụ việc gây mất an toàn, an ninh trật tự đường sắt kịp thời cho Ngành đường sắt và chính quyền, công an địa phương; Ngành đường sắt cũng đã phối hợp với các cơ quan công an tổ chức điều tra, xác minh xử lý một số vụ điển hình nhằm răn đe các đối tượng khác.
Tại điểm B, khoản 1 và khoản 3 Điều 73 Nghị định số 100, 2019/NĐ - CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xử phạt các hành vi, vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào tàu. Đặc biệt nếu hành vi ném đất đá lên tàu gây thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏe của người khác sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 9 Luật đường sắt năm 2017 quy định, với các hành vi bị cấm trong hoạt động giao thông đường sắt gồm: Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, tự mở lối đi qua đường sắt, xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt, khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt, làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt; Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh; Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ; Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ; Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống; Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; Làm, tiêu thụ vé giả, bán vé trái quy định.
Các hành vi vi phạm hành lang và an toàn giao thông đường sắt có thể bị xử phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu, đe dọa đến tính mạng của nhân dân và thiệt hại tài sản của nhà nước.
Tổng công ty ĐSVN đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng về an toàn giao thông đường sắt số điện thoại: 0369118118. Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn giao thông liên quan đến đường sắt người dân hãy gọi điện báo cho số đường dây nóng 0369 118 118 để báo tin giúp ngành đường sắt kịp thời có biện pháp phòng tránh sự cố, tai nạn xảy ra.
Thanh Dung
Tin cùng chuyên mục
-
Phường Đông Sơn sẵn sàng cho công tác khảo nghiệm giống lúa mới.
-
Lan tỏa những tấm gương hiến đất – mở đường.
-
Phát huy vai trò của các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
-
Điện lực khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung khai thác, vận hành hiệu quả lưới điện thông minh
An toàn giao thông đường sắt, chống ném đất lên tàu
An toàn giao thông luôn là vấn đề lớn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta mỗi năm tai nạn giao thông nói chung đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông làm chết hàng chục người, gây thiệt hại hàng tỉ đồng trong đó tai nạn giao thông đường sắt do tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, tự mở lối đi qua đường sắt cũng đang diễn ra rất phức tạp.
Ngoài ra, thời gian gần, tình trạng ném đất đá lên các đoàn tàu đang chạy có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương có đường sắt đi qua. Hành vi ném đất đá lên tàu là hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp nghiêm trọng đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Theo ước tính hàng năm ngành đường sắt phải chi trả hàng trăm triệu đồng để sửa chữa, thay thế các loại cửa kính bị hư hỏng do hành vi ném đất đá lên tàu.
Để chấm dứt tình trạng trên, ngành đường sắt đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các trường học đóng trên địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ném đất đá lên tàu như tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân dọc hai bên đường sắt tham gia bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường sắt; Đối với các điểm nóng tiến hành ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không ném đất đá, chất bẩn lên tàu, không chăn thả gia súc trong khu vực gần đường sắt giữa chính quyền địa phương với nhà trường, người dân dọc hai bên đường sắt và đã thiết lập đường dây nóng để thông tin các vụ việc gây mất an toàn, an ninh trật tự đường sắt kịp thời cho Ngành đường sắt và chính quyền, công an địa phương; Ngành đường sắt cũng đã phối hợp với các cơ quan công an tổ chức điều tra, xác minh xử lý một số vụ điển hình nhằm răn đe các đối tượng khác.
Tại điểm B, khoản 1 và khoản 3 Điều 73 Nghị định số 100, 2019/NĐ - CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xử phạt các hành vi, vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào tàu. Đặc biệt nếu hành vi ném đất đá lên tàu gây thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏe của người khác sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 9 Luật đường sắt năm 2017 quy định, với các hành vi bị cấm trong hoạt động giao thông đường sắt gồm: Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, tự mở lối đi qua đường sắt, xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt, khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt, làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt; Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh; Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ; Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ; Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống; Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; Làm, tiêu thụ vé giả, bán vé trái quy định.
Các hành vi vi phạm hành lang và an toàn giao thông đường sắt có thể bị xử phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu, đe dọa đến tính mạng của nhân dân và thiệt hại tài sản của nhà nước.
Tổng công ty ĐSVN đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng về an toàn giao thông đường sắt số điện thoại: 0369118118. Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn giao thông liên quan đến đường sắt người dân hãy gọi điện báo cho số đường dây nóng 0369 118 118 để báo tin giúp ngành đường sắt kịp thời có biện pháp phòng tránh sự cố, tai nạn xảy ra.
Thanh Dung