Liên kết Website
Bảo vệ môi trường bằng việc tái chế lốp xe cũ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lốp xe sau khi sử dụng nếu thải ra môi trường sẽ giải phóng hoá chất độc hại, bao gồm kim loại nặng – cực kỳ độc hại đối với con người. Đặc biệt, những hạt polyme nhỏ từ lốp xe khi hao mòn gây ô nhiễm cao gần 2.000 lần so với khí thải. Chính vì vậy, lốp xe cũ trở thành thách thức lớn đối với môi trường. Thời gian gần đây, trên địa bàn Thị xã đã có nhiều tổ chức, cá nhân tái chế lốp xe cũ trở thành những vật dụng hữu ích, vừa tạo ra giá trị kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Đi dọc theo con đường Thanh Niên – xã Quang Trung, xen dưới hàng cây xanh mát, chúng ta dễ dàng bắt gặp những tấm biển tuyên truyển cổ động được làm từ lốp xe đã qua sử dụng. Đây là Công trình “Hành trình thứ hai của lốp xe” được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quang Trung thực hiện trong tháng Thanh niên năm 2022. Với những chiếc lốp xe cũ được xin về từ các cửa hiệu sửa chữa ô tô, xe máy, các đoàn viên thanh niên xã Quang Trung đã cùng chung sức tạo nên những sản phẩm truyền thông độc đáo. Sau khi được vệ sinh sạch sẽ, qua đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các bạn đoàn viên, những chiếc lốp xe đã hoàn thành sứ mệnh trên các cung đường lại bắt đầu hành trình thứ hai đầy ý nghĩa, mang theo những thông điệp về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới tới người dân. Anh Nguyễn Bá Hải – Bí thư Đoàn TNCS Xã Quang Trung cho biết:Tháng 3/2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quang Trung đã thực hiện Công trình “Hành trình thứ hai của lốp xe”. Toàn xã đã làm và lắp đặt 60 biển báo tại các tuyến đường trong xã. Những chiếc lốp xe được sơn bằng những màu sắc bắt mắt, bề mặt của những chiếc biển quảng cáo được dán đề can in những thông điệp tuyên truyền và có thể bóc ra để thay đổi nội dung. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên xã còn tái chế lốp xe thành những chiếc xích đu tại sân chơi thiếu nhi của các thôn.
Không chỉ tạo ra những tấm biển tuyên truyền trực quan vừa đẹp, vừa ý nghĩa, qua bàn tay khéo léo, những chiếc lốp xe cũ có thể trở thành những sản phẩm hữu dụng và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người thợ. Đó câu chuyện của anh Trần Minh Hùng - Khu phố 6, phường Lam Sơn. Anh Hùng làm nghề tái chế lốp xe đã được hơn 7 năm. Chúng tôi tới thăm xưởng của anh đúng vào lúc anh đang biến hoá chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng trở thành những miếng vá lốp ô tô. Bằng những dụng cụ đặc thù, anh bóc tách các lớp cao su để lấy phần lõi bên trong. Sau đó, cắt gọt phần lõi thành những miếng vá với những hình dáng và kích thước khác nhau tuỳ vào chất liệu của lõi. Vừa làm, anh vừa chia sẻ: Lõi của lốp xe ô tô có 2 loại là lõi vải và lõi kim loại. Lõi vải thì sử dụng làm miếng vá lót, còn lõi kim loại được sử dụng làm miếng vá chín. Sản phẩm làm ra anh cung cấp cho các hiệu sửa chữa xe ô tô trong và ngoài địa bàn Thị xã. Anh Hùng cũng cho biết: Ngoài sản xuất miếng vá lốp ô tô, anh còn tái chế lốp xe đã qua sử dụng thành những vật dụng khác như: thùng rác, máng thức ăn cho lợn, gà.… Công việc đều đặn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho anh với mức trung bình hơn 10 triệu/tháng. Anh chia sẻ: Bản thân anh cảm thấy rất yêu nghề vì ngoài việc tạo ra thu nhập, công việc này còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của những chiếc lốp xe đã qua sử dụng tại nhiều nơi như sân chơi thiếu nhi, quán cà phê hay trên đường phố với một sứ mệnh hoàn toàn mới là những chiếc xích đu, chậu trồng cây, hàng rào trang trí hay là những chiếc bàn uống nước độc đáo. Việc tái chế lốp xe cũ thành những vật dụng hữu ích đang ngày càng trở nên cần thiết bởi khi nhu cầu đi lại và giao thương của người dân ngày càng cao đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều những chiếc lốp xe cũ được thải ra. Thu hồi và tái chế, tái sử dụng lốp xe giúp giảm chi phí xử lý chất thải đem lại lợi ích cả về kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là việc làm ý nghĩa cần tiếp tục nhân rộng để lan toả lối sống xanh và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Hà Nghĩa
Tin cùng chuyên mục
-
Thị xã Bỉm Sơn hướng về đồng bào miền Bắc
-
Tự hào truyền thống 40 năm Đảng bộ phường Ba Đình
-
Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Bỉm Sơn tích cực hưởng ứng Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng Nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở
-
Trường Mầm non Ngọc Trạo - Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Bảo vệ môi trường bằng việc tái chế lốp xe cũ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lốp xe sau khi sử dụng nếu thải ra môi trường sẽ giải phóng hoá chất độc hại, bao gồm kim loại nặng – cực kỳ độc hại đối với con người. Đặc biệt, những hạt polyme nhỏ từ lốp xe khi hao mòn gây ô nhiễm cao gần 2.000 lần so với khí thải. Chính vì vậy, lốp xe cũ trở thành thách thức lớn đối với môi trường. Thời gian gần đây, trên địa bàn Thị xã đã có nhiều tổ chức, cá nhân tái chế lốp xe cũ trở thành những vật dụng hữu ích, vừa tạo ra giá trị kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Đi dọc theo con đường Thanh Niên – xã Quang Trung, xen dưới hàng cây xanh mát, chúng ta dễ dàng bắt gặp những tấm biển tuyên truyển cổ động được làm từ lốp xe đã qua sử dụng. Đây là Công trình “Hành trình thứ hai của lốp xe” được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quang Trung thực hiện trong tháng Thanh niên năm 2022. Với những chiếc lốp xe cũ được xin về từ các cửa hiệu sửa chữa ô tô, xe máy, các đoàn viên thanh niên xã Quang Trung đã cùng chung sức tạo nên những sản phẩm truyền thông độc đáo. Sau khi được vệ sinh sạch sẽ, qua đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các bạn đoàn viên, những chiếc lốp xe đã hoàn thành sứ mệnh trên các cung đường lại bắt đầu hành trình thứ hai đầy ý nghĩa, mang theo những thông điệp về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới tới người dân. Anh Nguyễn Bá Hải – Bí thư Đoàn TNCS Xã Quang Trung cho biết:Tháng 3/2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quang Trung đã thực hiện Công trình “Hành trình thứ hai của lốp xe”. Toàn xã đã làm và lắp đặt 60 biển báo tại các tuyến đường trong xã. Những chiếc lốp xe được sơn bằng những màu sắc bắt mắt, bề mặt của những chiếc biển quảng cáo được dán đề can in những thông điệp tuyên truyền và có thể bóc ra để thay đổi nội dung. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên xã còn tái chế lốp xe thành những chiếc xích đu tại sân chơi thiếu nhi của các thôn.
Không chỉ tạo ra những tấm biển tuyên truyền trực quan vừa đẹp, vừa ý nghĩa, qua bàn tay khéo léo, những chiếc lốp xe cũ có thể trở thành những sản phẩm hữu dụng và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người thợ. Đó câu chuyện của anh Trần Minh Hùng - Khu phố 6, phường Lam Sơn. Anh Hùng làm nghề tái chế lốp xe đã được hơn 7 năm. Chúng tôi tới thăm xưởng của anh đúng vào lúc anh đang biến hoá chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng trở thành những miếng vá lốp ô tô. Bằng những dụng cụ đặc thù, anh bóc tách các lớp cao su để lấy phần lõi bên trong. Sau đó, cắt gọt phần lõi thành những miếng vá với những hình dáng và kích thước khác nhau tuỳ vào chất liệu của lõi. Vừa làm, anh vừa chia sẻ: Lõi của lốp xe ô tô có 2 loại là lõi vải và lõi kim loại. Lõi vải thì sử dụng làm miếng vá lót, còn lõi kim loại được sử dụng làm miếng vá chín. Sản phẩm làm ra anh cung cấp cho các hiệu sửa chữa xe ô tô trong và ngoài địa bàn Thị xã. Anh Hùng cũng cho biết: Ngoài sản xuất miếng vá lốp ô tô, anh còn tái chế lốp xe đã qua sử dụng thành những vật dụng khác như: thùng rác, máng thức ăn cho lợn, gà.… Công việc đều đặn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho anh với mức trung bình hơn 10 triệu/tháng. Anh chia sẻ: Bản thân anh cảm thấy rất yêu nghề vì ngoài việc tạo ra thu nhập, công việc này còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của những chiếc lốp xe đã qua sử dụng tại nhiều nơi như sân chơi thiếu nhi, quán cà phê hay trên đường phố với một sứ mệnh hoàn toàn mới là những chiếc xích đu, chậu trồng cây, hàng rào trang trí hay là những chiếc bàn uống nước độc đáo. Việc tái chế lốp xe cũ thành những vật dụng hữu ích đang ngày càng trở nên cần thiết bởi khi nhu cầu đi lại và giao thương của người dân ngày càng cao đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều những chiếc lốp xe cũ được thải ra. Thu hồi và tái chế, tái sử dụng lốp xe giúp giảm chi phí xử lý chất thải đem lại lợi ích cả về kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là việc làm ý nghĩa cần tiếp tục nhân rộng để lan toả lối sống xanh và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Hà Nghĩa