Truy cập

Hôm nay:
1280
Hôm qua:
6831
Tuần này:
25215
Tháng này:
168409
Tất cả:
6227717

Bệnh binh Trương Ngọc Biểu làm kinh tế giỏi

Rời quân ngũ, trở về với cuộc sống đời thường, mang trong mình thương tật do hậu quả chiến tranh. Tuy vậy, với phẩm chất Bộ đội cụ Hồ và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, bệnh binh Trương Ngọc Biểu, thôn 3, xã Quang Trung đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế và trở thành một trong những bệnh binh tiêu biểu làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã Quang Trung.

Benh binh.JPG


Theo chân cán bộ chính sách – xã hội, UBND xã Quang Trung, chúng tôi đến thăm gia đình bệnh binh Trương Ngọc Biểu. Vào đến khuôn viên rộng rãi của gia đình ông, trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà khang trang và thoáng mát. Ở khu sân phơi, ông Biểu đang trò chuyện, chỉ dẫn cho các lao động bốc, xếp gạch block đã được phơi khô, xếp thành từng hàng dài, độ cao vừa phải, vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo thuận lợi cho xe vào vận chuyển khi khách đến mua hàng.

Trải lòng với chúng tôi trong thời điểm khi cả nước đang kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), những ký ức thời chinh chiến, một thời đạn bom, khói lửa của dân tộc khiến ông trầm tư hơn. Nhấp ngụm trà, ông cho biết: Tháng 12/1971, khi vừa 19 tuổi, cũng như bao thanh niên khác, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn Xe tăng 201 (tiền thân của Lữ đoàn Xe tăng 201 ngày nay), đây là đơn vị dự bị cơ động chiến lược của Bộ Quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ chính trị là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác. Sau 3 tháng huấn luyện, ông được lệnh vào chiến trường thuộc tỉnh Quảng Bình. Đến tháng 5/1972, ông lại được điều động làm trợ giáo, giáo viên đào tạo kíp lái, kíp chiến đấu của bộ đội xe tăng ở Xuân Mai. Năm 1979, Đơn vị xe tăng của ông Biểu được lệnh hành quân đến Quảng Ninh để xây dựng lực lượng và chiến đấu bảo vệ tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Tháng 10/1987, ông nghỉ chế độ, trở về địa phương với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61%.

Trở về quê hương trong điều kiện gia đình khó khăn, không vốn liếng, không nghề nghiệp, các con còn nhỏ, cả nhà chỉ trông chờ vào thu nhập bấp bênh từ mấy sào ruộng và tiền trợ cấp ít ỏi của ông. Trước những khó khăn của gia đình, ông đã luôn trăn trở chuyện làm kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. Từ suy nghĩ đến hành động, vợ chồng ông đã cùng nhau bàn bạc cách làm và hướng đi để phát triển kinh tế. Và vợ chồng ông đã lựa chọn sản xuất gạch không nung bằng phương pháp thủ công được làm từ nguyên liệu sẵn có tại chỗ như: Vôi, xỉ than, clankke …. Thời gian đầu mới bắt tay vào sản xuất gạch, do thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm và thiếu sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên sản lượng, chất lượng gạch không cao, hiệu quả kinh tế thấp, nguồn thu chỉ đảm bảo cuộc sống hàng ngày của gia đình. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tham quan học tập mô hình phát triển kinh tế ở một số nơi trong và ngoài tỉnh ông nhận thấy máy móc, công cụ lao động, nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn giữa các thành phần nguyên liệu… quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Từ nguồn vốn tích cóp của gia đình và được sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân, bà con lối xóm, các tổ chức đoàn thể tại địa phương cho vay vốn, ông đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất gạch block không nung công nghệ ép rung, với nguồn kinh phí đầu tư 150 triệu đồng. Gạch block không nung được sản xuất từ nguyên liệu chính là xi măng và các thành phần cốt liệu khác bao gồm mạt đá, cát, chất phụ gia.

Do gạch block không nung của gia đình ông đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nên sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ đến đó. Sau một thời gian sản xuất, cơ sở của ông đã được nhiều người ở các địa phương khác cũng như nhân dân trong vùng đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn, việc sản xuất ngày càng ổn định. Hiện nay, trung bình mỗi ngày cơ sở gạch block không nung của gia đình ông Biểu sản xuất khoảng từ 7.000 - 8.000 viên, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với thu nhập bình quân từ 250.000 - 300.000đ/người/ngày.

Kinh tế gia đình phát triển, đã tạo điều kiện để các con của ông, bà được học hành tốt hơn. Hiện cả 4 người con của ông, bà đều đã học qua các trường Đại học, Cao đẳng, lập gia đình riêng và có công việc làm ổn định; 8 cháu nội, ngoại đều ngoan, học giỏi. Ông, bà lập Quỹ khuyến học gia đình để khuyến khích, động viên các cháu học tập.

Không chỉ làm kinh tế giỏi mà bệnh binh Trương Ngọc Biểu còn tích cực tham gia công tác xã hội và trải qua nhiều cương vị, trọng trách khác nhau ở địa phương như: Trưởng Công an, Bí thư Đảng ủy bộ phận Tân Sơn và hơn 8 năm làm Trưởng thôn. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, gia đình ông luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động các hộ trong thôn tham gia thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh; giữ gìn an ninh trật tự trong địa bàn dân cư. Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, ông không còn trực tiếp tham gia sản xuất gạch, các con của ông cũng có nghề nghiệp, việc làm riêng song ông vẫn duy trì cơ sở sản xuất gạch block không nung một phần để đảm bảo cuộc sống cho ông, bà, mặt khác nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân trong thôn. Từ lối sống có trách nhiệm, hết lòng vì mọi người, ông được bà con địa phương quý mến, tin cậy.

Có thể thấy, sau những năm tháng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, trên mặt trận phát triển kinh tế, bệnh binh Trương Ngọc Biểu vẫn luôn giữ vững bản lĩnh của người lính, nêu cao tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Nguyễn Tới

Bệnh binh Trương Ngọc Biểu làm kinh tế giỏi

Rời quân ngũ, trở về với cuộc sống đời thường, mang trong mình thương tật do hậu quả chiến tranh. Tuy vậy, với phẩm chất Bộ đội cụ Hồ và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, bệnh binh Trương Ngọc Biểu, thôn 3, xã Quang Trung đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế và trở thành một trong những bệnh binh tiêu biểu làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã Quang Trung.

Benh binh.JPG


Theo chân cán bộ chính sách – xã hội, UBND xã Quang Trung, chúng tôi đến thăm gia đình bệnh binh Trương Ngọc Biểu. Vào đến khuôn viên rộng rãi của gia đình ông, trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà khang trang và thoáng mát. Ở khu sân phơi, ông Biểu đang trò chuyện, chỉ dẫn cho các lao động bốc, xếp gạch block đã được phơi khô, xếp thành từng hàng dài, độ cao vừa phải, vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo thuận lợi cho xe vào vận chuyển khi khách đến mua hàng.

Trải lòng với chúng tôi trong thời điểm khi cả nước đang kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), những ký ức thời chinh chiến, một thời đạn bom, khói lửa của dân tộc khiến ông trầm tư hơn. Nhấp ngụm trà, ông cho biết: Tháng 12/1971, khi vừa 19 tuổi, cũng như bao thanh niên khác, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn Xe tăng 201 (tiền thân của Lữ đoàn Xe tăng 201 ngày nay), đây là đơn vị dự bị cơ động chiến lược của Bộ Quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ chính trị là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác. Sau 3 tháng huấn luyện, ông được lệnh vào chiến trường thuộc tỉnh Quảng Bình. Đến tháng 5/1972, ông lại được điều động làm trợ giáo, giáo viên đào tạo kíp lái, kíp chiến đấu của bộ đội xe tăng ở Xuân Mai. Năm 1979, Đơn vị xe tăng của ông Biểu được lệnh hành quân đến Quảng Ninh để xây dựng lực lượng và chiến đấu bảo vệ tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Tháng 10/1987, ông nghỉ chế độ, trở về địa phương với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61%.

Trở về quê hương trong điều kiện gia đình khó khăn, không vốn liếng, không nghề nghiệp, các con còn nhỏ, cả nhà chỉ trông chờ vào thu nhập bấp bênh từ mấy sào ruộng và tiền trợ cấp ít ỏi của ông. Trước những khó khăn của gia đình, ông đã luôn trăn trở chuyện làm kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. Từ suy nghĩ đến hành động, vợ chồng ông đã cùng nhau bàn bạc cách làm và hướng đi để phát triển kinh tế. Và vợ chồng ông đã lựa chọn sản xuất gạch không nung bằng phương pháp thủ công được làm từ nguyên liệu sẵn có tại chỗ như: Vôi, xỉ than, clankke …. Thời gian đầu mới bắt tay vào sản xuất gạch, do thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm và thiếu sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên sản lượng, chất lượng gạch không cao, hiệu quả kinh tế thấp, nguồn thu chỉ đảm bảo cuộc sống hàng ngày của gia đình. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tham quan học tập mô hình phát triển kinh tế ở một số nơi trong và ngoài tỉnh ông nhận thấy máy móc, công cụ lao động, nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn giữa các thành phần nguyên liệu… quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Từ nguồn vốn tích cóp của gia đình và được sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân, bà con lối xóm, các tổ chức đoàn thể tại địa phương cho vay vốn, ông đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất gạch block không nung công nghệ ép rung, với nguồn kinh phí đầu tư 150 triệu đồng. Gạch block không nung được sản xuất từ nguyên liệu chính là xi măng và các thành phần cốt liệu khác bao gồm mạt đá, cát, chất phụ gia.

Do gạch block không nung của gia đình ông đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nên sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ đến đó. Sau một thời gian sản xuất, cơ sở của ông đã được nhiều người ở các địa phương khác cũng như nhân dân trong vùng đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn, việc sản xuất ngày càng ổn định. Hiện nay, trung bình mỗi ngày cơ sở gạch block không nung của gia đình ông Biểu sản xuất khoảng từ 7.000 - 8.000 viên, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với thu nhập bình quân từ 250.000 - 300.000đ/người/ngày.

Kinh tế gia đình phát triển, đã tạo điều kiện để các con của ông, bà được học hành tốt hơn. Hiện cả 4 người con của ông, bà đều đã học qua các trường Đại học, Cao đẳng, lập gia đình riêng và có công việc làm ổn định; 8 cháu nội, ngoại đều ngoan, học giỏi. Ông, bà lập Quỹ khuyến học gia đình để khuyến khích, động viên các cháu học tập.

Không chỉ làm kinh tế giỏi mà bệnh binh Trương Ngọc Biểu còn tích cực tham gia công tác xã hội và trải qua nhiều cương vị, trọng trách khác nhau ở địa phương như: Trưởng Công an, Bí thư Đảng ủy bộ phận Tân Sơn và hơn 8 năm làm Trưởng thôn. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, gia đình ông luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động các hộ trong thôn tham gia thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh; giữ gìn an ninh trật tự trong địa bàn dân cư. Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, ông không còn trực tiếp tham gia sản xuất gạch, các con của ông cũng có nghề nghiệp, việc làm riêng song ông vẫn duy trì cơ sở sản xuất gạch block không nung một phần để đảm bảo cuộc sống cho ông, bà, mặt khác nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân trong thôn. Từ lối sống có trách nhiệm, hết lòng vì mọi người, ông được bà con địa phương quý mến, tin cậy.

Có thể thấy, sau những năm tháng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, trên mặt trận phát triển kinh tế, bệnh binh Trương Ngọc Biểu vẫn luôn giữ vững bản lĩnh của người lính, nêu cao tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC