Truy cập

Hôm nay:
1808
Hôm qua:
4094
Tuần này:
22717
Tháng này:
98917
Tất cả:
6345665

Bỉm Sơn thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử

Xác định giải pháp công nghệ số trong sản xuất cũng như xúc tiến thương mại là yêu cầu có tính tất yếu, thị xã Bỉm Sơn đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử.

Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và mạng internet. Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và hạ tầng phục vụ phát triển thương mại điện tử nói riêng đã có sự phát triển đáng kể. Trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. Do đó, thương mại điện tử sẽ được nhiều doanh nghiệp, người dân lựa chọn nhờ ưu thế tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, tiếp thị, tìm kiếm đối tác.

Năm 2022, Bỉm Sơn đặt ra mục tiêu tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ chiếm tối thiểu 7%. Để đạt được mục tiêu đó, Thị xã đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn, đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của thị xã thông qua ứng dụng thương mại điện tử; Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại điện tử góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và người dân trong thị xã...

Một trong những giải pháp nhằm triển khai thúc đẩy phát triển thương mại điện tử được Thị xã chú trọng, đó là công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thứccủa người dân, doanh nghiệp về thương mại điện tử. Thông qua việc đa dạng các hình thức, nội dung tuyên truyền, như: Tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh từ thị xã đến phường, xã; Cổng thông tin điện tử thị xã, Trang thông tin điện tử phường xã; các mạng xã hội Zalo, Facebook, in ấn tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu... góp phần giúp người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu được lợi ích của nền tảng sàn thương mại điện tử; sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử; phòng, tránh các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, gian lận thương mại và hàng giả, đánh cắp thông tin, tài khoản.

Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, các nhiệm vụ khác cũng được các cơ quan, ban ngành chức năng của thị xã tập trung chỉ đạo như: Tập huấn kỹ năng tham gia và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn; kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên môi trường số; Duy trì, cập nhật, nâng cấp, vận hành hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (http://thuongmaidientuthanhhoa.vn), các Sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước (Postmart.vn và Voso.vn…) để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn thị xã.

Thực hiện nhiệm vụ này, vừa qua Ban Thường vụ Hội Nông dân Bỉm Sơn đã phối hợp với Bưu điện Bỉm Sơn tổ chức tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ cho các hộ sản xuất kinh doanh giỏi có quy mô trang trại, gia trại, có sản phẩm nông sản hàng hóa an toàn, chất lượng, thân thiện với môi trường, có Giấy chứng nhận VietGap... trên địa bàn thị xã, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử POSTMART.VN. Chủ tịch Hội Nông dân thị xã và Giám đốc Bưu điện Bỉm đã ký kết thông qua Kế hoạch triển khai thực hiện “Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về việc Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; Phân bổ cho Hội Nông dân các phường xã chỉ tiêu các hộ thực hiện đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; số hộ tham gia hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử của từng tháng trong năm 2022.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 8 tổ chức, hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử, gồm: Sản phẩm rau củ quả của HTX Quang Minh; Nuôi lợn thịt từ Trang trại chăn nuôi lợn của ông Trịnh Văn Tuân (phường Phú Sơn); Cam canh của hộ bà Phạm Thị Vinh ; Nhãn muộn, cam canh của hộ bà Nguyễn Thị Sanh; Gà ri của hộ bà Lê Thị Lệ Thủy; Gà thịt của hộ ông Trương Duy Phúc; Dứa quả của hộ ông Hoàng Văn Thông; Thanh Long của hộ ông Phạm Văn Điểm (phường Bắc Sơn). Các hộ sản xuất nông nghiệp đã cung cấp thông tin cho Chi nhánh Bưu chính Viettel thực hiện số hóa phục vụ giao dịch, kinh doanh, hỗ trợ, hướng dẫn đưa sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, Thị xã cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thông minh, vận dụng dữ liệu để dự báo thị trường cho một số mặt hàng nông sản chủ lực, tổ chức chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logictics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp công nghệ (Tem điện tử; hóa đơn điện tử; công nghệ mã vạch, QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phân biệt hàng thật, hàng giả; Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử thông qua việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ, công chức phụ trách...

Có thể thấy, để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử, bên cạnh sự hỗ trợ của các ngành chức năng, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đòi hỏi sự nỗ lực lớn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Bản thân mỗi tổ chức, cá nhân phải chú trọng làm ra sản phẩm có chất lượng, đồng đều, đáp ứng yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ, quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử

Xác định giải pháp công nghệ số trong sản xuất cũng như xúc tiến thương mại là yêu cầu có tính tất yếu, thị xã Bỉm Sơn đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử.

Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và mạng internet. Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và hạ tầng phục vụ phát triển thương mại điện tử nói riêng đã có sự phát triển đáng kể. Trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. Do đó, thương mại điện tử sẽ được nhiều doanh nghiệp, người dân lựa chọn nhờ ưu thế tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, tiếp thị, tìm kiếm đối tác.

Năm 2022, Bỉm Sơn đặt ra mục tiêu tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ chiếm tối thiểu 7%. Để đạt được mục tiêu đó, Thị xã đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn, đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của thị xã thông qua ứng dụng thương mại điện tử; Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại điện tử góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và người dân trong thị xã...

Một trong những giải pháp nhằm triển khai thúc đẩy phát triển thương mại điện tử được Thị xã chú trọng, đó là công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thứccủa người dân, doanh nghiệp về thương mại điện tử. Thông qua việc đa dạng các hình thức, nội dung tuyên truyền, như: Tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh từ thị xã đến phường, xã; Cổng thông tin điện tử thị xã, Trang thông tin điện tử phường xã; các mạng xã hội Zalo, Facebook, in ấn tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu... góp phần giúp người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu được lợi ích của nền tảng sàn thương mại điện tử; sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử; phòng, tránh các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, gian lận thương mại và hàng giả, đánh cắp thông tin, tài khoản.

Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, các nhiệm vụ khác cũng được các cơ quan, ban ngành chức năng của thị xã tập trung chỉ đạo như: Tập huấn kỹ năng tham gia và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn; kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên môi trường số; Duy trì, cập nhật, nâng cấp, vận hành hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (http://thuongmaidientuthanhhoa.vn), các Sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước (Postmart.vn và Voso.vn…) để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn thị xã.

Thực hiện nhiệm vụ này, vừa qua Ban Thường vụ Hội Nông dân Bỉm Sơn đã phối hợp với Bưu điện Bỉm Sơn tổ chức tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ cho các hộ sản xuất kinh doanh giỏi có quy mô trang trại, gia trại, có sản phẩm nông sản hàng hóa an toàn, chất lượng, thân thiện với môi trường, có Giấy chứng nhận VietGap... trên địa bàn thị xã, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử POSTMART.VN. Chủ tịch Hội Nông dân thị xã và Giám đốc Bưu điện Bỉm đã ký kết thông qua Kế hoạch triển khai thực hiện “Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về việc Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; Phân bổ cho Hội Nông dân các phường xã chỉ tiêu các hộ thực hiện đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; số hộ tham gia hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử của từng tháng trong năm 2022.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 8 tổ chức, hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử, gồm: Sản phẩm rau củ quả của HTX Quang Minh; Nuôi lợn thịt từ Trang trại chăn nuôi lợn của ông Trịnh Văn Tuân (phường Phú Sơn); Cam canh của hộ bà Phạm Thị Vinh ; Nhãn muộn, cam canh của hộ bà Nguyễn Thị Sanh; Gà ri của hộ bà Lê Thị Lệ Thủy; Gà thịt của hộ ông Trương Duy Phúc; Dứa quả của hộ ông Hoàng Văn Thông; Thanh Long của hộ ông Phạm Văn Điểm (phường Bắc Sơn). Các hộ sản xuất nông nghiệp đã cung cấp thông tin cho Chi nhánh Bưu chính Viettel thực hiện số hóa phục vụ giao dịch, kinh doanh, hỗ trợ, hướng dẫn đưa sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, Thị xã cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thông minh, vận dụng dữ liệu để dự báo thị trường cho một số mặt hàng nông sản chủ lực, tổ chức chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logictics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp công nghệ (Tem điện tử; hóa đơn điện tử; công nghệ mã vạch, QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phân biệt hàng thật, hàng giả; Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử thông qua việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ, công chức phụ trách...

Có thể thấy, để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử, bên cạnh sự hỗ trợ của các ngành chức năng, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đòi hỏi sự nỗ lực lớn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Bản thân mỗi tổ chức, cá nhân phải chú trọng làm ra sản phẩm có chất lượng, đồng đều, đáp ứng yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ, quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC