Truy cập

Hôm nay:
1446
Hôm qua:
7261
Tuần này:
29616
Tháng này:
105816
Tất cả:
6352564

Các di tích trên địa bàn thị xã sẵn sàng cho Mùa Lễ hội Xuân Quý Mão

Du xuân, trẩy hội đầu năm là truyền thống của người Việt. Được tham dự các lễ hội văn minh, lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, vừa trải nghiệm văn hóa đặc sắc của lễ hội là điều nhiều người mong muốn. Thời điểm này, các ban quản lý di tích, các địa phương trên địa bàn thị xã đã chủ động xây dựng phương án quản lý hoạt động lễ hội. Qua đó, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân, vừa phát huy được giá trị của di tích.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 14 di tích lịch sử, danh thắng đã được xếp hạng; Trong đó, có 9 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc Gia, có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc gồm: Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Đình Làng Gạo, Đền Cây Vải, Đồi Ông Đùng, Động Cửa Buồng, Đường Thiên Lý, Đèo Ba Dội, Hồ Cánh Chim; Có 5 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh, bao gồm: Chùa Khánh Quang, Đền Từ Thức; Đền Đặng Quang; Khu mộ cổ Trạch Lâm; Đền Bát Hải Long Vương. Thời gian qua, bên cạnh việc chú trọng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, danh thắng, Thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm quảng bá di tích, lễ hội, giới thiệu hình ảnh của Thị xã Bỉm Sơn đến với các vùng lân cận và cả nước.

Để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và Mùa Lễ hội Xuân, mọi công tác chuẩn bị cho người dân đến chiêm bái, vãng cảnh đều được các Ban Quản lý di tích và các địa phương gấp rút thực hiện. Ghi nhận tại một số di tích trên địa bàn Thị xã cho thấy, công tác vệ sinh môi trường ở các di tích đã có nhiều chuyển biến tích cực; Việc thu dọn vệ sinh được đảm bảo, tạo không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tại các di tích Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Chùa Khánh Quang... Ban Quản lý đã đặt các thùng rác, điểm thu gom rác hợp lý, dễ nhận thấy, đảm bảo mỹ quan, thân thiện với môi trường. Các hàng quán, điểm dịch vụ đều được Ban quản lý sắp xếp, bố trí theo trật tự và sơ đồ cụ thể, không để tình trạng hàng quán, điểm dịch vụ bày bán lộn xộn, mất mỹ quan; Bảng giá dịch vụ cũng được được niêm yết công khai. Ban quản lý di tích quản lý, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh của các ki ốt trong đền; kiên quyết không để xảy ra nạn cờ bạc trá hình trong khuôn viên di tích.

Cùng với việc quan tâm chỉnh trang lại cảnh quan xung quanh khu di tích, việc tuyên truyền, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, không chèo kéo khách, không bày bán hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; không lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh... các Ban Quản lý di tích cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm tra các phương án, thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đồng thời phân công, bố trí cán bộ, nhân viên hướng dẫn du khách khi đến tham quan; chia ca túc trực tại các điểm di tích 24/24 giờ, tránh để xảy ra tình trạng móc túi, trộm đồ của du khách.

Là một du khách đến đền Sòng để chiêm bái, vãng cảnh, bà Nguyễn Thị Lan (Thành phố Thanh Hóa) cho biết: Ấn tượng đầu tiên của tôi là cảnh quan môi trường ở khu vực trong và ngoài di tích luôn sạch sẽ. Mặc dù ở đây thu hút khá đông du khách nhưng tôi thấy công tác an ninh trật tự được Ban Quản lý di tích triển khai rất tốt, đảm bảo an toàn cho du khách; mỗi lần đến đây tôi rất yên tâm, thoải mái để thực hiện tín ngưỡng và vãng cảnh.

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, các di tích trên địa bàn thị xã ngày càng được phát huy giá trị, thu hút đông đảo nhân dân và khu khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của của các tầng lớp nhân dân và tăng thu về ngân sách Thị xã.
Nguyễn Tới

Các di tích trên địa bàn thị xã sẵn sàng cho Mùa Lễ hội Xuân Quý Mão

Du xuân, trẩy hội đầu năm là truyền thống của người Việt. Được tham dự các lễ hội văn minh, lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, vừa trải nghiệm văn hóa đặc sắc của lễ hội là điều nhiều người mong muốn. Thời điểm này, các ban quản lý di tích, các địa phương trên địa bàn thị xã đã chủ động xây dựng phương án quản lý hoạt động lễ hội. Qua đó, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân, vừa phát huy được giá trị của di tích.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 14 di tích lịch sử, danh thắng đã được xếp hạng; Trong đó, có 9 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc Gia, có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc gồm: Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Đình Làng Gạo, Đền Cây Vải, Đồi Ông Đùng, Động Cửa Buồng, Đường Thiên Lý, Đèo Ba Dội, Hồ Cánh Chim; Có 5 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh, bao gồm: Chùa Khánh Quang, Đền Từ Thức; Đền Đặng Quang; Khu mộ cổ Trạch Lâm; Đền Bát Hải Long Vương. Thời gian qua, bên cạnh việc chú trọng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, danh thắng, Thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm quảng bá di tích, lễ hội, giới thiệu hình ảnh của Thị xã Bỉm Sơn đến với các vùng lân cận và cả nước.

Để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và Mùa Lễ hội Xuân, mọi công tác chuẩn bị cho người dân đến chiêm bái, vãng cảnh đều được các Ban Quản lý di tích và các địa phương gấp rút thực hiện. Ghi nhận tại một số di tích trên địa bàn Thị xã cho thấy, công tác vệ sinh môi trường ở các di tích đã có nhiều chuyển biến tích cực; Việc thu dọn vệ sinh được đảm bảo, tạo không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tại các di tích Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Chùa Khánh Quang... Ban Quản lý đã đặt các thùng rác, điểm thu gom rác hợp lý, dễ nhận thấy, đảm bảo mỹ quan, thân thiện với môi trường. Các hàng quán, điểm dịch vụ đều được Ban quản lý sắp xếp, bố trí theo trật tự và sơ đồ cụ thể, không để tình trạng hàng quán, điểm dịch vụ bày bán lộn xộn, mất mỹ quan; Bảng giá dịch vụ cũng được được niêm yết công khai. Ban quản lý di tích quản lý, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh của các ki ốt trong đền; kiên quyết không để xảy ra nạn cờ bạc trá hình trong khuôn viên di tích.

Cùng với việc quan tâm chỉnh trang lại cảnh quan xung quanh khu di tích, việc tuyên truyền, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, không chèo kéo khách, không bày bán hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; không lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh... các Ban Quản lý di tích cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm tra các phương án, thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đồng thời phân công, bố trí cán bộ, nhân viên hướng dẫn du khách khi đến tham quan; chia ca túc trực tại các điểm di tích 24/24 giờ, tránh để xảy ra tình trạng móc túi, trộm đồ của du khách.

Là một du khách đến đền Sòng để chiêm bái, vãng cảnh, bà Nguyễn Thị Lan (Thành phố Thanh Hóa) cho biết: Ấn tượng đầu tiên của tôi là cảnh quan môi trường ở khu vực trong và ngoài di tích luôn sạch sẽ. Mặc dù ở đây thu hút khá đông du khách nhưng tôi thấy công tác an ninh trật tự được Ban Quản lý di tích triển khai rất tốt, đảm bảo an toàn cho du khách; mỗi lần đến đây tôi rất yên tâm, thoải mái để thực hiện tín ngưỡng và vãng cảnh.

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, các di tích trên địa bàn thị xã ngày càng được phát huy giá trị, thu hút đông đảo nhân dân và khu khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của của các tầng lớp nhân dân và tăng thu về ngân sách Thị xã.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC