Liên kết Website
Đánh thức một vùng núi hoang
Sau nhiều năm loay hoay thử nghiệm với các cây trồng, vật nuôi, ông Đào Duy Toàn đã tìm cho mình đối tượng con nuôi phù hợp là lợn rừng và cây thanh long ruột đỏ. Từ đó, một vùng núi đồi trùng điệp, hoang sơ thuộc phố Trường Sơn, phường Đông Sơn đã trở thành mẫu hình phát triển trang trại sinh thái hiệu quả.
Quanh co hàng chục phút đồng hồ trên con đường cấp phối men theo chân dãy Tam Điệp hùng vỹ, chúng tôi mới đến được mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã của ông Đào Duy Toàn. Từ xa, tiếng nhạc của những bài ca cách mạng phát ra từ ngôi nhà cấp 4 như xua tan đi sự hoang vu của khu đất giáp tỉnh Ninh Bình này. Theo cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn đồng hành cùng chúng tôi, đây chính là vùng đất xa xôi bậc nhất của thị xã Bỉm Sơn, chỉ cách đây ít năm học sinh đi học và người dân còn được hưởng chế độ 135 của vùng miền núi.
Do được gọi điện thông báo từ trước, chủ trang trại đã pha trà chờ sẵn. Qua những câu chuyện cải tạo và gây dựng cơ nghiệp ở vùng núi đồi khó canh tác này, càng cho thấy ý chí và tư duy phát triển sản xuất của gia chủ. Vùng đất phía đông của thị xã công nghiệp đa phần là đồi và núi đá khó canh tác, nhất là khu Trường Sơn. Tuy nhiên, với tư duy dám nghĩ dám làm, năm 2012 ông Đào Duy Toàn đã mạnh dạn đấu thầu 2,6 ha đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để cải tạo.
“Những năm đầu, gia đình gặp không ít khó khăn. Đã không có nhiều kinh nghiệm trồng cây hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn, lại thiếu vốn cải tạo và xây dựng hạ tầng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Mặt khác, do chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây, con thử nghiệm đều cho năng suất và giá trị kinh tế không cao. Một số lứa cây trồng, vật nuôi thất bại, nhiều người đã khuyên tôi bỏ cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Thế nhưng với ý chí làm giàu và niềm đam mê nông nghiệp, ông đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, dần tìm cho mình những đối tượng cây trồng phù hợp. Cùng với nhiều chuyến khăn gói đi tìm hiểu, học kinh nghiệm tại nhiều mô hình trang trại tổng hợp trong và ngoài tỉnh, ông đã kiên định nuôi lợn rừng và trồng thanh long làm hướng phát triển chính.
Theo ông, nếu không có ý chí và quyết tâm, không thể biến một khu đất ít mặt bằng, nhiều núi đá dựng đứng với toàn cây bụi thành mô hình kinh tế trù phú như hôm nay. Lấy ngắn nuôi dài, lợi nhuận hàng năm tiếp tục được ông đầu tư cải tạo, hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đến nay tổng đầu tư đã hơn 3 tỷ đồng.
Nói rồi, ông dẫn những vị khách đi thăm khu chuồng trại nuôi lợn rừng thuần chủng và giới thiệu toàn bộ khu sản xuất. Lý giải cho khu chuồng chạy dài nhưng trống không bóng lợn, ông Toàn chỉ về những dãy núi trùng điệp và các thung lũng phía sau nhà, nói: Toàn bộ những dãy núi hoang vu kia là nơi lợn lên sinh sống, kiếm ăn. Mỗi sáng, tôi dậy cho lợn ăn thân chuối thái nhỏ và ngô hạt một lần, sau đuổi chúng lên những dãy núi kiếm ăn. Đến chiều muộn, lại rải thức ăn trong chuồng, gõ đồ vật gọi chúng về.
Cũng theo ông Toàn, từ nhiều năm qua các lứa lợn gối nhau đã quen tập tính và nhịp sinh học là sáng lên rừng kiếm ăn, tối về chuồng. Rồi chúng cứ thế lớn lên, sinh sản gần như hoang dã. Trung bình gia đình ông duy trì 300 đến 400 con lợn. Trong đó luôn có khoảng 40 lợn mẹ, mỗi năm sinh sản 2 lứa, cho thêm gần 400 lợn giống. Số lợn con sinh ra được ông bán đi 1 nửa, còn lại tiếp tục để nuôi thành lợn thịt nên không tốn tiền mua giống như những mô hình khác.
Đây là loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa nên sức đề kháng tốt, gần như chưa thấy bệnh tật đáng kể. Lợn được chạy nhảy, vận động như ngoài tự nhiên, lại không dùng thức ăn công nghiệp khiến chất lượng thịt thơm ngon. Hàng tháng, thương lái từ tỉnh Ninh Bình đưa xe tải vào tận trang trại thu mua lợn cung ứng cho hệ thống nhà hàng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
Do được gọi điện thông báo từ trước, chủ trang trại đã pha trà chờ sẵn. Qua những câu chuyện cải tạo và gây dựng cơ nghiệp ở vùng núi đồi khó canh tác này, càng cho thấy ý chí và tư duy phát triển sản xuất của gia chủ. Vùng đất phía đông của thị xã công nghiệp đa phần là đồi và núi đá khó canh tác, nhất là khu Trường Sơn. Tuy nhiên, với tư duy dám nghĩ dám làm, năm 2012 ông Đào Duy Toàn đã mạnh dạn đấu thầu 2,6 ha đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để cải tạo.
“Những năm đầu, gia đình gặp không ít khó khăn. Đã không có nhiều kinh nghiệm trồng cây hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn, lại thiếu vốn cải tạo và xây dựng hạ tầng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Mặt khác, do chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây, con thử nghiệm đều cho năng suất và giá trị kinh tế không cao. Một số lứa cây trồng, vật nuôi thất bại, nhiều người đã khuyên tôi bỏ cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Thế nhưng với ý chí làm giàu và niềm đam mê nông nghiệp, ông đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, dần tìm cho mình những đối tượng cây trồng phù hợp. Cùng với nhiều chuyến khăn gói đi tìm hiểu, học kinh nghiệm tại nhiều mô hình trang trại tổng hợp trong và ngoài tỉnh, ông đã kiên định nuôi lợn rừng và trồng thanh long làm hướng phát triển chính.
Theo ông, nếu không có ý chí và quyết tâm, không thể biến một khu đất ít mặt bằng, nhiều núi đá dựng đứng với toàn cây bụi thành mô hình kinh tế trù phú như hôm nay. Lấy ngắn nuôi dài, lợi nhuận hàng năm tiếp tục được ông đầu tư cải tạo, hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đến nay tổng đầu tư đã hơn 3 tỷ đồng.
Nói rồi, ông dẫn những vị khách đi thăm khu chuồng trại nuôi lợn rừng thuần chủng và giới thiệu toàn bộ khu sản xuất. Lý giải cho khu chuồng chạy dài nhưng trống không bóng lợn, ông Toàn chỉ về những dãy núi trùng điệp và các thung lũng phía sau nhà, nói: Toàn bộ những dãy núi hoang vu kia là nơi lợn lên sinh sống, kiếm ăn. Mỗi sáng, tôi dậy cho lợn ăn thân chuối thái nhỏ và ngô hạt một lần, sau đuổi chúng lên những dãy núi kiếm ăn. Đến chiều muộn, lại rải thức ăn trong chuồng, gõ đồ vật gọi chúng về.
Cũng theo ông Toàn, từ nhiều năm qua các lứa lợn gối nhau đã quen tập tính và nhịp sinh học là sáng lên rừng kiếm ăn, tối về chuồng. Rồi chúng cứ thế lớn lên, sinh sản gần như hoang dã. Trung bình gia đình ông duy trì 300 đến 400 con lợn. Trong đó luôn có khoảng 40 lợn mẹ, mỗi năm sinh sản 2 lứa, cho thêm gần 400 lợn giống. Số lợn con sinh ra được ông bán đi 1 nửa, còn lại tiếp tục để nuôi thành lợn thịt nên không tốn tiền mua giống như những mô hình khác.
Đây là loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa nên sức đề kháng tốt, gần như chưa thấy bệnh tật đáng kể. Lợn được chạy nhảy, vận động như ngoài tự nhiên, lại không dùng thức ăn công nghiệp khiến chất lượng thịt thơm ngon. Hàng tháng, thương lái từ tỉnh Ninh Bình đưa xe tải vào tận trang trại thu mua lợn cung ứng cho hệ thống nhà hàng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
Khu chuồng nuôi, ao cá tại gia đình ông Đào Duy Toàn được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Duy trì đàn lợn hàng trăm con, nhưng gia đình ông Toàn lại khá nhàn nhã bởi phương thức chăn nuôi sáng tạo này. Không quá quan tâm đến tăng trọng nhanh như nhiều nơi, nói không với cám công nghiệp cũng chính là giải pháp giảm tốt đa chi phí trong chăn nuôi.
Để có thêm thu nhập, vị bí thư chi bộ, trưởng khu phố Trường Sơn này còn xây dựng khu nuôi chim bồ câu sinh sản với tổng đàn duy trì 12.500 con. Quanh nhà là khu đất được cải tạo trồng 1.600 trụ thanh long ruột đỏ, 50 gốc bưởi chuyên canh và nhiều cây ăn quả như mít Thái, hồng, nhãn chín muộn. Khu đất đồi trũng thấp chạy dọc khu chân núi được ông đào ao rộng 7.000m2 để nuôi cá nhằm tận dụng phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
Hơn thập kỷ nỗ lực gây dựng, đến nay mô hình sản xuất theo hướng sinh thái của gia đình ông Toàn đã khẳng định được hiệu quả và sự phát triển bền vững. Theo hạch toán của ông, năm 2023 trang trại tổng hợp này cho doanh thu khoảng 1,57 tỷ đồng, trong đó thu từ 10 tấn lợn rừng thương phẩm trị giá 1,2 tỷ đồng. Phần còn lại là thu từ chim bồ câu, 25 tấn quả thanh long và các loại cá. Không chỉ 3 lao động thường xuyên, mà 7 lao động thời vụ ở địa phương cũng có thêm việc làm với mức bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.
Vài năm gần đây, trong khi nhiều người chăn nuôi lợn, nhất là nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp đa phần cho biết thua lỗ, phải treo chuồng, thì mô hình này càng cho lợi nhuận cao bởi không phải đầu tư nhiều. Kiên trì với hướng sản xuất sạch, trang trại của gia đình ông Toàn đã trở thành một khu tiểu sinh thái ở phía Đông của thị xã Bỉm Sơn. Tuy đã bước sang tuổi 72, nhưng ông vẫn nung nấu một ngày không xa sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan, nuôi thêm đà điểu, công, hươu, nai... và đầu tư hạ tầng để biến nơi đây thành khu tham quan đón khách theo hình thức sinh thái.
Theo khẳng định của cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn, mô hình trang trại sinh thái hữu cơ của hội viên Đào Duy Toàn là hướng đi mới và độc đáo trong phát triển kinh tế địa phương. Tính bền vững được thể hiện qua quy trình sản xuất ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đã được khách hàng tin dùng.
Linh Trường (THO)
Linh Trường (THO)
Tin cùng chuyên mục
-
Thị xã Bỉm Sơn hướng về đồng bào miền Bắc
-
Tự hào truyền thống 40 năm Đảng bộ phường Ba Đình
-
Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Bỉm Sơn tích cực hưởng ứng Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng Nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở
-
Trường Mầm non Ngọc Trạo - Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Đánh thức một vùng núi hoang
Sau nhiều năm loay hoay thử nghiệm với các cây trồng, vật nuôi, ông Đào Duy Toàn đã tìm cho mình đối tượng con nuôi phù hợp là lợn rừng và cây thanh long ruột đỏ. Từ đó, một vùng núi đồi trùng điệp, hoang sơ thuộc phố Trường Sơn, phường Đông Sơn đã trở thành mẫu hình phát triển trang trại sinh thái hiệu quả.
Quanh co hàng chục phút đồng hồ trên con đường cấp phối men theo chân dãy Tam Điệp hùng vỹ, chúng tôi mới đến được mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã của ông Đào Duy Toàn. Từ xa, tiếng nhạc của những bài ca cách mạng phát ra từ ngôi nhà cấp 4 như xua tan đi sự hoang vu của khu đất giáp tỉnh Ninh Bình này. Theo cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn đồng hành cùng chúng tôi, đây chính là vùng đất xa xôi bậc nhất của thị xã Bỉm Sơn, chỉ cách đây ít năm học sinh đi học và người dân còn được hưởng chế độ 135 của vùng miền núi.
Do được gọi điện thông báo từ trước, chủ trang trại đã pha trà chờ sẵn. Qua những câu chuyện cải tạo và gây dựng cơ nghiệp ở vùng núi đồi khó canh tác này, càng cho thấy ý chí và tư duy phát triển sản xuất của gia chủ. Vùng đất phía đông của thị xã công nghiệp đa phần là đồi và núi đá khó canh tác, nhất là khu Trường Sơn. Tuy nhiên, với tư duy dám nghĩ dám làm, năm 2012 ông Đào Duy Toàn đã mạnh dạn đấu thầu 2,6 ha đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để cải tạo.
“Những năm đầu, gia đình gặp không ít khó khăn. Đã không có nhiều kinh nghiệm trồng cây hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn, lại thiếu vốn cải tạo và xây dựng hạ tầng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Mặt khác, do chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây, con thử nghiệm đều cho năng suất và giá trị kinh tế không cao. Một số lứa cây trồng, vật nuôi thất bại, nhiều người đã khuyên tôi bỏ cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Thế nhưng với ý chí làm giàu và niềm đam mê nông nghiệp, ông đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, dần tìm cho mình những đối tượng cây trồng phù hợp. Cùng với nhiều chuyến khăn gói đi tìm hiểu, học kinh nghiệm tại nhiều mô hình trang trại tổng hợp trong và ngoài tỉnh, ông đã kiên định nuôi lợn rừng và trồng thanh long làm hướng phát triển chính.
Theo ông, nếu không có ý chí và quyết tâm, không thể biến một khu đất ít mặt bằng, nhiều núi đá dựng đứng với toàn cây bụi thành mô hình kinh tế trù phú như hôm nay. Lấy ngắn nuôi dài, lợi nhuận hàng năm tiếp tục được ông đầu tư cải tạo, hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đến nay tổng đầu tư đã hơn 3 tỷ đồng.
Nói rồi, ông dẫn những vị khách đi thăm khu chuồng trại nuôi lợn rừng thuần chủng và giới thiệu toàn bộ khu sản xuất. Lý giải cho khu chuồng chạy dài nhưng trống không bóng lợn, ông Toàn chỉ về những dãy núi trùng điệp và các thung lũng phía sau nhà, nói: Toàn bộ những dãy núi hoang vu kia là nơi lợn lên sinh sống, kiếm ăn. Mỗi sáng, tôi dậy cho lợn ăn thân chuối thái nhỏ và ngô hạt một lần, sau đuổi chúng lên những dãy núi kiếm ăn. Đến chiều muộn, lại rải thức ăn trong chuồng, gõ đồ vật gọi chúng về.
Cũng theo ông Toàn, từ nhiều năm qua các lứa lợn gối nhau đã quen tập tính và nhịp sinh học là sáng lên rừng kiếm ăn, tối về chuồng. Rồi chúng cứ thế lớn lên, sinh sản gần như hoang dã. Trung bình gia đình ông duy trì 300 đến 400 con lợn. Trong đó luôn có khoảng 40 lợn mẹ, mỗi năm sinh sản 2 lứa, cho thêm gần 400 lợn giống. Số lợn con sinh ra được ông bán đi 1 nửa, còn lại tiếp tục để nuôi thành lợn thịt nên không tốn tiền mua giống như những mô hình khác.
Đây là loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa nên sức đề kháng tốt, gần như chưa thấy bệnh tật đáng kể. Lợn được chạy nhảy, vận động như ngoài tự nhiên, lại không dùng thức ăn công nghiệp khiến chất lượng thịt thơm ngon. Hàng tháng, thương lái từ tỉnh Ninh Bình đưa xe tải vào tận trang trại thu mua lợn cung ứng cho hệ thống nhà hàng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
Do được gọi điện thông báo từ trước, chủ trang trại đã pha trà chờ sẵn. Qua những câu chuyện cải tạo và gây dựng cơ nghiệp ở vùng núi đồi khó canh tác này, càng cho thấy ý chí và tư duy phát triển sản xuất của gia chủ. Vùng đất phía đông của thị xã công nghiệp đa phần là đồi và núi đá khó canh tác, nhất là khu Trường Sơn. Tuy nhiên, với tư duy dám nghĩ dám làm, năm 2012 ông Đào Duy Toàn đã mạnh dạn đấu thầu 2,6 ha đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để cải tạo.
“Những năm đầu, gia đình gặp không ít khó khăn. Đã không có nhiều kinh nghiệm trồng cây hàng hóa và chăn nuôi quy mô lớn, lại thiếu vốn cải tạo và xây dựng hạ tầng nên chỉ sản xuất cầm chừng. Mặt khác, do chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây, con thử nghiệm đều cho năng suất và giá trị kinh tế không cao. Một số lứa cây trồng, vật nuôi thất bại, nhiều người đã khuyên tôi bỏ cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Thế nhưng với ý chí làm giàu và niềm đam mê nông nghiệp, ông đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, dần tìm cho mình những đối tượng cây trồng phù hợp. Cùng với nhiều chuyến khăn gói đi tìm hiểu, học kinh nghiệm tại nhiều mô hình trang trại tổng hợp trong và ngoài tỉnh, ông đã kiên định nuôi lợn rừng và trồng thanh long làm hướng phát triển chính.
Theo ông, nếu không có ý chí và quyết tâm, không thể biến một khu đất ít mặt bằng, nhiều núi đá dựng đứng với toàn cây bụi thành mô hình kinh tế trù phú như hôm nay. Lấy ngắn nuôi dài, lợi nhuận hàng năm tiếp tục được ông đầu tư cải tạo, hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đến nay tổng đầu tư đã hơn 3 tỷ đồng.
Nói rồi, ông dẫn những vị khách đi thăm khu chuồng trại nuôi lợn rừng thuần chủng và giới thiệu toàn bộ khu sản xuất. Lý giải cho khu chuồng chạy dài nhưng trống không bóng lợn, ông Toàn chỉ về những dãy núi trùng điệp và các thung lũng phía sau nhà, nói: Toàn bộ những dãy núi hoang vu kia là nơi lợn lên sinh sống, kiếm ăn. Mỗi sáng, tôi dậy cho lợn ăn thân chuối thái nhỏ và ngô hạt một lần, sau đuổi chúng lên những dãy núi kiếm ăn. Đến chiều muộn, lại rải thức ăn trong chuồng, gõ đồ vật gọi chúng về.
Cũng theo ông Toàn, từ nhiều năm qua các lứa lợn gối nhau đã quen tập tính và nhịp sinh học là sáng lên rừng kiếm ăn, tối về chuồng. Rồi chúng cứ thế lớn lên, sinh sản gần như hoang dã. Trung bình gia đình ông duy trì 300 đến 400 con lợn. Trong đó luôn có khoảng 40 lợn mẹ, mỗi năm sinh sản 2 lứa, cho thêm gần 400 lợn giống. Số lợn con sinh ra được ông bán đi 1 nửa, còn lại tiếp tục để nuôi thành lợn thịt nên không tốn tiền mua giống như những mô hình khác.
Đây là loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa nên sức đề kháng tốt, gần như chưa thấy bệnh tật đáng kể. Lợn được chạy nhảy, vận động như ngoài tự nhiên, lại không dùng thức ăn công nghiệp khiến chất lượng thịt thơm ngon. Hàng tháng, thương lái từ tỉnh Ninh Bình đưa xe tải vào tận trang trại thu mua lợn cung ứng cho hệ thống nhà hàng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
Khu chuồng nuôi, ao cá tại gia đình ông Đào Duy Toàn được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Duy trì đàn lợn hàng trăm con, nhưng gia đình ông Toàn lại khá nhàn nhã bởi phương thức chăn nuôi sáng tạo này. Không quá quan tâm đến tăng trọng nhanh như nhiều nơi, nói không với cám công nghiệp cũng chính là giải pháp giảm tốt đa chi phí trong chăn nuôi.
Để có thêm thu nhập, vị bí thư chi bộ, trưởng khu phố Trường Sơn này còn xây dựng khu nuôi chim bồ câu sinh sản với tổng đàn duy trì 12.500 con. Quanh nhà là khu đất được cải tạo trồng 1.600 trụ thanh long ruột đỏ, 50 gốc bưởi chuyên canh và nhiều cây ăn quả như mít Thái, hồng, nhãn chín muộn. Khu đất đồi trũng thấp chạy dọc khu chân núi được ông đào ao rộng 7.000m2 để nuôi cá nhằm tận dụng phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
Hơn thập kỷ nỗ lực gây dựng, đến nay mô hình sản xuất theo hướng sinh thái của gia đình ông Toàn đã khẳng định được hiệu quả và sự phát triển bền vững. Theo hạch toán của ông, năm 2023 trang trại tổng hợp này cho doanh thu khoảng 1,57 tỷ đồng, trong đó thu từ 10 tấn lợn rừng thương phẩm trị giá 1,2 tỷ đồng. Phần còn lại là thu từ chim bồ câu, 25 tấn quả thanh long và các loại cá. Không chỉ 3 lao động thường xuyên, mà 7 lao động thời vụ ở địa phương cũng có thêm việc làm với mức bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.
Vài năm gần đây, trong khi nhiều người chăn nuôi lợn, nhất là nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp đa phần cho biết thua lỗ, phải treo chuồng, thì mô hình này càng cho lợi nhuận cao bởi không phải đầu tư nhiều. Kiên trì với hướng sản xuất sạch, trang trại của gia đình ông Toàn đã trở thành một khu tiểu sinh thái ở phía Đông của thị xã Bỉm Sơn. Tuy đã bước sang tuổi 72, nhưng ông vẫn nung nấu một ngày không xa sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan, nuôi thêm đà điểu, công, hươu, nai... và đầu tư hạ tầng để biến nơi đây thành khu tham quan đón khách theo hình thức sinh thái.
Theo khẳng định của cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn, mô hình trang trại sinh thái hữu cơ của hội viên Đào Duy Toàn là hướng đi mới và độc đáo trong phát triển kinh tế địa phương. Tính bền vững được thể hiện qua quy trình sản xuất ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đã được khách hàng tin dùng.
Linh Trường (THO)
Linh Trường (THO)