Truy cập

Hôm nay:
4587
Hôm qua:
4058
Tuần này:
13174
Tháng này:
133028
Tất cả:
6379776

Đồng bào công giáo sống tốt đời đẹp đạo, chung sức xây dựng thị xã Bỉm Sơn giàu đẹp, văn minh

Thực hiện đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 và Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI “Người Công giáo tốt cũng là Người công dân tốt”, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn luôn tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thị xã Bỉm Sơn có 2 Giáo xứ gồm Giáo xứ Đa Nam và Giáo xứ Đức Tâm; 8 Giáo họ với trên 2.800 giáo dân sinh sống tại 58 khu dân cư của 7 phường, xã. Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, thực hiện 8 nội dung phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào Công giáo trên địa bàn Thị xã luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương đồng bào Công giáo, giáo xứ, giáo họ tiêu biểu, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, thúc đẩy kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào có đạo vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng bào Công giáo hăng hái tham gia lao động sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho xã hội. Tiêu biểu như: Gia đình ông Nguyễn Văn Tú ở Thôn 2, xã Quang Trung với thu nhập đạt từ 300-400 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 4 lao động thường xuyên; Gia đình ông Trần Văn Sỹ ở Thôn 1, xã Quang Trung với thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên; Gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc ở Khu phố 6, phường Phú Sơn với thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên; Gia đình bà Nguyễn Thị Lâm ở Khu phố Liên Giang, phường Đông Sơn với mô hình trang trại chăn nuôi vịt, sản phẩm trứng vịt được Tỉnh công nhận chuỗi an toàn thực phẩm, với thu nhập gần 95 triệu đồng/năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã đã chủ động sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng; tìm thị trường để phát triển nghề phụ, nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có mức thu nhập ổn định, tiêu biểu như gia đình ông Phan Văn Lâm, phường Phú Sơn; Gia đình ông Trần Văn Thiết ở Thôn 1, xã Quang Trung hay gia đình ông Nguyễn Anh Đào ở Khu phố Liên Giang, Phường Đông Sơn sản xuất hàng mộc, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương trung bình cho mỗi lao động 7,5 triệu đồng…

Trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do người Công giáo làm chủ đã xác định được tiềm năng, thế mạnh của địa phương cùng với nguồn lực và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đã phát huy hiệu quả các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tiêu biểu như: Gia đình ông Trịnh Quang Tiếp ở phường Ngọc Trạo với doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 80 lao động thường xuyên; Gia đình Bà Hoàng Thị Thơm, phường Ba Đình, doanh thu hàng năm đạt từ 4-5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 6-8 lao động thường xuyên; Gia đình ông Trần Văn Khánh ở phường Phú Sơn; Gia đình ông Vũ Văn Hiệp ở Khu phố Liên Giang, Phường Đông Sơn …

Bên cạnh phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường, đã có nhiều mô hình hay được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như: “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo”; mô hình “Trồng hoa thay thế cỏ dại, xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp”... Các phong trào, mô hình không chỉ đem lại cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp mà còn góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, làm thay đổi thói quen của nhân dân ở cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, phong trào xã hội học tập được bà con giáo dân tích cực hưởng ứng thông qua đóng góp quỹ khuyến học, khuyến tài với nguồn kinh phí đóng góp hàng năm khoảng 20 triệu đồng. Đồng bào công giáo cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã tham gia xây dựng nhiều mô hình điển hình như: “Dòng họ khuyến học”, “Giáo họ hiếu học”. “Khu dân cư hiếu học”, “Gia đình hiếu học”… Trong những năm qua, đã có hàng trăm con em giáo dân đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

Với tinh thần “Từ thiện, bác ái, sống đạo tình thương”, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, bà con giáo dân đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, xã hội hóa giáo dục, y tế, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, phát thuốc miễn phí; thăm hỏi, tặng quà, xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo; người có hoàn cảnh khó khăn. Từ cuối năm 2019 đến nay, trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và thiên tai xảy ra ở các tỉnh Miền trung; cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã, các Giáo xứ đã có nhiều hoạt động thiết thực trong tuyên truyền, hướng dẫn bà con giáo dân nghiêm túc thực hiện phòng, chống đại dịch Covid – 19,đồng thời tham gia ủng hộ đồng bào bị bão lũ, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trị giá tiền, hàng gần 47 triệu đồng. Có thể khẳng định, đây là những nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào Công giáo trong đời sống hàng ngày, thể hiện đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, chu toàn lời dạy của Chúa “Chia sẻ cảm thông với những người bất hạnh”. Các hoạt động trên đã góp phần tích cực cùng với nhân dân thị xã thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo sự đoàn kết, gần gũi, thống nhất giữa đồng bào lương – giáo ở cộng đồng dân cư.

Mặt khác, thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã đã tích cực hưởng ứng, vận động con cháu trong gia đình, dòng họ giữ vững nề nếp gia phong, tránh xa các tệ nạn xã hội, không nghe theo kẻ xấu xúi dục, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo.Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được các Linh mục phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên lồng ghép vào các buổi giảng lễ, các lớp học giáo lý để triển khai, nhắc nhở, giúp bà con giáo dân, nhất là giới trẻ hiểu biết những tác hại của tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè; tuyên truyền về Luật an toàn giao thông, Luật nghĩa vụ quân sự…, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng tránh, đấu tranh ngăn chặn tội phạm và các tệ nạn xã hội. Từ năm 2017 đến nay đã có 12 thanh niên là người Công giáo lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Các Giáo xứ đã phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, tổ hòa giải, vận động bà con giáo dân tích tực phòng chống tệ nạn xã hội. Ở các khu đân cư có đồng bào công giáo sinh sống hiện có 5 tổ an ninh trật tự; 25 tổ liên gia và 5 tổ hòa giải. Thông qua hoạt động của các tổ an ninh trật tự, tổ liên gia, tổ hòa giải đã góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội, từng bước củng cố, xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc….

Có thể thấy, kết quả của phong trào thi đua yêu nước sống “Tốt đời, đẹp đạo” với những việc làm cụ thể ở mỗi mỗi Giáo xứ, mỗi khu dân cư, mỗi gia đình và từng cá nhân trong đồng bào Công giáo là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của các vị Linh mục, các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân trên địa bàn thị xã. Có được những kết quả trên, trước hết là có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, hệ thống Mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội; sự tích cực triển khai phong trào thi đua và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân truyền thống đoàn kết, đồng hành tốt đời, đẹp đạo của các vị Linh mục, chức sắc, chức việc, bà con giáo dân trên địa bàn thị xã.

Hiện nay, thị xã Bỉm Sơn đang chuẩn bị các điều kiện để thành lập và ra mắt Ban Đoàn kết Công giáo thị xã Bỉm Sơn khoá I, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Sự kiện này khẳng định Ban Đoàn kết Công giáo thị xã Bỉm Sơn là một tổ chức xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Bỉm Sơn, có mục đích tập hợp đoàn kết rộng rãi những người công giáo trên địa bàn, địa phương trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “chung sức, đồng lòng” đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; xây dựng Thị xã Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển thịnh vượng.
Nguyễn Tới

Đồng bào công giáo sống tốt đời đẹp đạo, chung sức xây dựng thị xã Bỉm Sơn giàu đẹp, văn minh

Thực hiện đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 và Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI “Người Công giáo tốt cũng là Người công dân tốt”, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn luôn tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thị xã Bỉm Sơn có 2 Giáo xứ gồm Giáo xứ Đa Nam và Giáo xứ Đức Tâm; 8 Giáo họ với trên 2.800 giáo dân sinh sống tại 58 khu dân cư của 7 phường, xã. Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, thực hiện 8 nội dung phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào Công giáo trên địa bàn Thị xã luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương đồng bào Công giáo, giáo xứ, giáo họ tiêu biểu, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, thúc đẩy kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào có đạo vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng bào Công giáo hăng hái tham gia lao động sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho xã hội. Tiêu biểu như: Gia đình ông Nguyễn Văn Tú ở Thôn 2, xã Quang Trung với thu nhập đạt từ 300-400 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 4 lao động thường xuyên; Gia đình ông Trần Văn Sỹ ở Thôn 1, xã Quang Trung với thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên; Gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc ở Khu phố 6, phường Phú Sơn với thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên; Gia đình bà Nguyễn Thị Lâm ở Khu phố Liên Giang, phường Đông Sơn với mô hình trang trại chăn nuôi vịt, sản phẩm trứng vịt được Tỉnh công nhận chuỗi an toàn thực phẩm, với thu nhập gần 95 triệu đồng/năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã đã chủ động sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng; tìm thị trường để phát triển nghề phụ, nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có mức thu nhập ổn định, tiêu biểu như gia đình ông Phan Văn Lâm, phường Phú Sơn; Gia đình ông Trần Văn Thiết ở Thôn 1, xã Quang Trung hay gia đình ông Nguyễn Anh Đào ở Khu phố Liên Giang, Phường Đông Sơn sản xuất hàng mộc, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương trung bình cho mỗi lao động 7,5 triệu đồng…

Trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do người Công giáo làm chủ đã xác định được tiềm năng, thế mạnh của địa phương cùng với nguồn lực và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đã phát huy hiệu quả các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tiêu biểu như: Gia đình ông Trịnh Quang Tiếp ở phường Ngọc Trạo với doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 80 lao động thường xuyên; Gia đình Bà Hoàng Thị Thơm, phường Ba Đình, doanh thu hàng năm đạt từ 4-5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 6-8 lao động thường xuyên; Gia đình ông Trần Văn Khánh ở phường Phú Sơn; Gia đình ông Vũ Văn Hiệp ở Khu phố Liên Giang, Phường Đông Sơn …

Bên cạnh phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường, đã có nhiều mô hình hay được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như: “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo”; mô hình “Trồng hoa thay thế cỏ dại, xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp”... Các phong trào, mô hình không chỉ đem lại cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp mà còn góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, làm thay đổi thói quen của nhân dân ở cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, phong trào xã hội học tập được bà con giáo dân tích cực hưởng ứng thông qua đóng góp quỹ khuyến học, khuyến tài với nguồn kinh phí đóng góp hàng năm khoảng 20 triệu đồng. Đồng bào công giáo cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã tham gia xây dựng nhiều mô hình điển hình như: “Dòng họ khuyến học”, “Giáo họ hiếu học”. “Khu dân cư hiếu học”, “Gia đình hiếu học”… Trong những năm qua, đã có hàng trăm con em giáo dân đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

Với tinh thần “Từ thiện, bác ái, sống đạo tình thương”, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, bà con giáo dân đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, xã hội hóa giáo dục, y tế, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, phát thuốc miễn phí; thăm hỏi, tặng quà, xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo; người có hoàn cảnh khó khăn. Từ cuối năm 2019 đến nay, trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và thiên tai xảy ra ở các tỉnh Miền trung; cùng với nhân dân trên địa bàn thị xã, các Giáo xứ đã có nhiều hoạt động thiết thực trong tuyên truyền, hướng dẫn bà con giáo dân nghiêm túc thực hiện phòng, chống đại dịch Covid – 19,đồng thời tham gia ủng hộ đồng bào bị bão lũ, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trị giá tiền, hàng gần 47 triệu đồng. Có thể khẳng định, đây là những nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào Công giáo trong đời sống hàng ngày, thể hiện đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, chu toàn lời dạy của Chúa “Chia sẻ cảm thông với những người bất hạnh”. Các hoạt động trên đã góp phần tích cực cùng với nhân dân thị xã thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo sự đoàn kết, gần gũi, thống nhất giữa đồng bào lương – giáo ở cộng đồng dân cư.

Mặt khác, thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đồng bào Công giáo trên địa bàn thị xã đã tích cực hưởng ứng, vận động con cháu trong gia đình, dòng họ giữ vững nề nếp gia phong, tránh xa các tệ nạn xã hội, không nghe theo kẻ xấu xúi dục, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo.Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được các Linh mục phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên lồng ghép vào các buổi giảng lễ, các lớp học giáo lý để triển khai, nhắc nhở, giúp bà con giáo dân, nhất là giới trẻ hiểu biết những tác hại của tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè; tuyên truyền về Luật an toàn giao thông, Luật nghĩa vụ quân sự…, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng tránh, đấu tranh ngăn chặn tội phạm và các tệ nạn xã hội. Từ năm 2017 đến nay đã có 12 thanh niên là người Công giáo lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Các Giáo xứ đã phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, tổ hòa giải, vận động bà con giáo dân tích tực phòng chống tệ nạn xã hội. Ở các khu đân cư có đồng bào công giáo sinh sống hiện có 5 tổ an ninh trật tự; 25 tổ liên gia và 5 tổ hòa giải. Thông qua hoạt động của các tổ an ninh trật tự, tổ liên gia, tổ hòa giải đã góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội, từng bước củng cố, xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc….

Có thể thấy, kết quả của phong trào thi đua yêu nước sống “Tốt đời, đẹp đạo” với những việc làm cụ thể ở mỗi mỗi Giáo xứ, mỗi khu dân cư, mỗi gia đình và từng cá nhân trong đồng bào Công giáo là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của các vị Linh mục, các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân trên địa bàn thị xã. Có được những kết quả trên, trước hết là có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, hệ thống Mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội; sự tích cực triển khai phong trào thi đua và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân truyền thống đoàn kết, đồng hành tốt đời, đẹp đạo của các vị Linh mục, chức sắc, chức việc, bà con giáo dân trên địa bàn thị xã.

Hiện nay, thị xã Bỉm Sơn đang chuẩn bị các điều kiện để thành lập và ra mắt Ban Đoàn kết Công giáo thị xã Bỉm Sơn khoá I, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Sự kiện này khẳng định Ban Đoàn kết Công giáo thị xã Bỉm Sơn là một tổ chức xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Bỉm Sơn, có mục đích tập hợp đoàn kết rộng rãi những người công giáo trên địa bàn, địa phương trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “chung sức, đồng lòng” đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; xây dựng Thị xã Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển thịnh vượng.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC