Truy cập

Hôm nay:
15635
Hôm qua:
6917
Tuần này:
22552
Tháng này:
118713
Tất cả:
6178021

Hiệu quả kinh tế từ Mô hình nuôi xen tôm càng xanh – lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cùng nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con nông dân, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai thực hiện Mô hình nuôi xen Tôm Càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại xã Quang Trung.

Tom.jpg


Nằm ở phía Nam của thị xã Bỉm Sơn, xã Quang Trung có diện tích đất tự nhiên 706,48ha, trong đó đất nông nghiệp 415,46ha; với đặc trưng đất ruộng bị lầy, nhiễm phèn, chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa nên đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các Cấp ủy, Chính quyền, đã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản của Xã lên 89,78ha, đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Song thực tế cho thấy, năng suất, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản tại xã Quang Trung chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn, bền vững, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường; chưa tận dụng hết diện tích mặt nước sâu trũng hoang hóa. Trước thực trạng đó, thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; được sự đồng ý của UBND thị xã Bỉm Sơn, tháng 4 năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với UBND xã Quang Trung tổ chức thực hiện Mô hình nuôi Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của 2 gia đình, ông Nguyễn Đình Ngà và Trần Xuân Hạnh, có địa chỉ tại Thôn 1.

Mô hình được thử nghiệm trên diện tích 2,5 ha; số lượng thả 75.000 con giống, trong đó người dân đối ứng 37,500 con; Mật độ thả 3 con/m2. Để thực hiện mô hình, các hộ phải đối ứng 100% diện tích ruộng nuôi, trang thiết bị, dụng cụ nuôi; 50% về tôm giống và thức ăn; 100% về thuốc phòng trị bệnh và bố trí nhân công chăm sóc nuôi dưỡng tôm.

Do các hộ được tập huấn, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đồng thời được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã, sau 6 tháng nuôi thả, tôm càng xanh đã bước vào giai đoạn thu hoạch; tỷ lệ sống đạt 61%; trọng lượng tôm đạt trung bình 30 con/kg; năng suất trung bình đạt 0,61 tấn/ha; Tại thời điểm hiện tại, tôm có giá bán từ 200.000đồng - 250.000đồng/kg; Tổng lãi của mô hình đạt trên 97 triệu đồng.

Ông Trần Xuân Hạnh là một trong 2 hộ tham gia mô hình cho biết: Tôm càng xanh là loại tôm khá dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, ngoài thức ăn công nghiệp có thể tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để bổ sung như cá tạp, tép... Nhờ đó giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Với việc nuôi thả 37.500 con tôm trên diện tích 1,25 ha, vừa qua gia đình thu hoạch được 801kg tôm thương phẩm; sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận trên 51 triệu đồng.

Kết quả từ mô hình nuôi thử nghiệm cho thấy tôm càng xanh dễ nuôi, ít bệnh tật... có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xã Quang Trung nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung; là đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sản lượng cao, thời gian nuôi vừa phải. Việc nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa mang lại hiệu quả bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng ruộng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả hoặc một vụ lúa và một vụ tôm.

Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, mô hình nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là một giải pháp tối ưu, tạo môi trường sinh thái bền vững, mở ra hướng đi mới làm thay đổi tập quán canh tác cho người dân. Để nhân rộng mô hình trong thời gian tới đạt cả về năng suất, chất lượng và lợi nhận cao, đề nghị các chính quyền, đoàn thể địa phương nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả để các tổ chức sản xuất và nông dân nắm, tự nguyện tham gia thực hiện, nhằm tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng phục vụ cho tiêu thụ bền vững. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục cho xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã trong những năm tiếp theo.
Nguyễn Tới

Hiệu quả kinh tế từ Mô hình nuôi xen tôm càng xanh – lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cùng nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con nông dân, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai thực hiện Mô hình nuôi xen Tôm Càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại xã Quang Trung.

Tom.jpg


Nằm ở phía Nam của thị xã Bỉm Sơn, xã Quang Trung có diện tích đất tự nhiên 706,48ha, trong đó đất nông nghiệp 415,46ha; với đặc trưng đất ruộng bị lầy, nhiễm phèn, chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa nên đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các Cấp ủy, Chính quyền, đã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản của Xã lên 89,78ha, đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Song thực tế cho thấy, năng suất, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản tại xã Quang Trung chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn, bền vững, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường; chưa tận dụng hết diện tích mặt nước sâu trũng hoang hóa. Trước thực trạng đó, thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; được sự đồng ý của UBND thị xã Bỉm Sơn, tháng 4 năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với UBND xã Quang Trung tổ chức thực hiện Mô hình nuôi Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của 2 gia đình, ông Nguyễn Đình Ngà và Trần Xuân Hạnh, có địa chỉ tại Thôn 1.

Mô hình được thử nghiệm trên diện tích 2,5 ha; số lượng thả 75.000 con giống, trong đó người dân đối ứng 37,500 con; Mật độ thả 3 con/m2. Để thực hiện mô hình, các hộ phải đối ứng 100% diện tích ruộng nuôi, trang thiết bị, dụng cụ nuôi; 50% về tôm giống và thức ăn; 100% về thuốc phòng trị bệnh và bố trí nhân công chăm sóc nuôi dưỡng tôm.

Do các hộ được tập huấn, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đồng thời được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã, sau 6 tháng nuôi thả, tôm càng xanh đã bước vào giai đoạn thu hoạch; tỷ lệ sống đạt 61%; trọng lượng tôm đạt trung bình 30 con/kg; năng suất trung bình đạt 0,61 tấn/ha; Tại thời điểm hiện tại, tôm có giá bán từ 200.000đồng - 250.000đồng/kg; Tổng lãi của mô hình đạt trên 97 triệu đồng.

Ông Trần Xuân Hạnh là một trong 2 hộ tham gia mô hình cho biết: Tôm càng xanh là loại tôm khá dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, ngoài thức ăn công nghiệp có thể tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để bổ sung như cá tạp, tép... Nhờ đó giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Với việc nuôi thả 37.500 con tôm trên diện tích 1,25 ha, vừa qua gia đình thu hoạch được 801kg tôm thương phẩm; sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận trên 51 triệu đồng.

Kết quả từ mô hình nuôi thử nghiệm cho thấy tôm càng xanh dễ nuôi, ít bệnh tật... có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xã Quang Trung nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung; là đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sản lượng cao, thời gian nuôi vừa phải. Việc nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa mang lại hiệu quả bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng ruộng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả hoặc một vụ lúa và một vụ tôm.

Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, mô hình nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là một giải pháp tối ưu, tạo môi trường sinh thái bền vững, mở ra hướng đi mới làm thay đổi tập quán canh tác cho người dân. Để nhân rộng mô hình trong thời gian tới đạt cả về năng suất, chất lượng và lợi nhận cao, đề nghị các chính quyền, đoàn thể địa phương nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả để các tổ chức sản xuất và nông dân nắm, tự nguyện tham gia thực hiện, nhằm tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng phục vụ cho tiêu thụ bền vững. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục cho xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã trong những năm tiếp theo.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC