Truy cập

Hôm nay:
4331
Hôm qua:
4937
Tuần này:
19555
Tháng này:
110305
Tất cả:
8082125

Phát huy giá trị di tích - danh thắng, đưa Bỉm Sơn thành điểm đến hấp dẫn

Là thị xã công nghiệp của tỉnh, Bỉm Sơn đồng thời là địa phương sở hữu nhiều điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Trong đó, đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng và chùa Khánh Quang đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh, là điều kiện thuận lợi để Bỉm Sơn tiếp tục phát huy các giá trị di tích - danh thắng gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

177d0104430t47458l0.jpg
Một trong những điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá xứ Thanh đó là đền Sòng Sơn - nơi được mệnh danh là “thiêng nhất xứ Thanh”. Ngôi đền được xây dựng trong một không gian linh thiêng, là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết kể lại, một hôm ông lão người làng Cổ Đam (Phú Dương, phủ Hà Trung - nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) được tiên chúa Liễu Hạnh báo mộng “Hãy nói với dân làng dựng cho ta một ngôi đền để ta ngự, ta sẽ phù hộ cho các ngươi”. Theo lời tiên chúa, vào một sáng cuối tháng giêng, ông lão mang một gậy tre đến khu vực đền Sòng cắm xuống đất, thắp hương và khẩn cầu “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”. Ít lâu sau, cây gậy tre nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt. Dân làng cho rằng tiên chúa đã hiển thánh tại đây, liền góp tiền của, công sức xây dựng đền thờ bên cạnh “bụi tre thần”.

Năm 1993, đền Sòng Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, kết hợp nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa, thị xã Bỉm Sơn đã trùng tu, tôn tạo, nâng cấp đền Sòng Sơn gần như nguyên trạng kiến trúc thời Nguyễn năm 1939. Đến nay, nhiều hạng mục công trình mới như: cổng Nghinh Môn, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức Ông, lầu Vọng Ngư, cầu đá đã được khôi phục, phục vụ du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh.

Cũng tại đây, từ ngày 10 - 26/2 (âm lịch) hằng năm, lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội hay còn gọi lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng Sơn được long trọng tổ chức. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, giờ đây lễ hội dần trở thành “điểm hẹn” văn hóa của đông đảo du khách thập phương.

Cách đền Sòng Sơn khoảng 1km, đền Chín Giếng là nơi thờ tự con gái thứ Chín của Ngọc hoàng (dân gian vẫn thường gọi là cô Chín). Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quan Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửu Thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quan Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật Bà Quan Âm, Chúa Liễu Hạnh quy y theo Phật. Cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ đã có công cứu Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ cô Chín ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng. Bởi vậy, hàng năm khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên đèo Ba Dội, kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng. Từ năm 2004 đến nay, đền đã được trùng tu, tôn tạo, hiện hữu trong một không gian sơn thủy hữu tình, thu hút sự quan tâm của du khách.

Có thể nói, cùng với đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng, nhiều di tích - danh thắng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn như: đường Thiên Lý, đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây Vải, đình Làng Gạo... sở hữu nhiều giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc đặc sắc. Những điểm đến này nếu được quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư và kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn thị xã sẽ tạo nên những tour, tuyến liên kết nội thị hấp dẫn, gia tăng trải nghiệm cho du khách.

Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái, thị xã phấn đấu đến năm 2025 đón 600.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh. Trong đó, những nhóm giải pháp trọng tâm đã, đang được nỗ lực triển khai, thực hiện như: đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư; ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch; tăng cường quảng bá và kết nối với các điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài tỉnh; tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch khám phá... Qua đó từng bước hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đưa Bỉm Sơn trở thành một trong những trọng điểm văn hóa hấp dẫn của tỉnh.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Phát huy giá trị di tích - danh thắng, đưa Bỉm Sơn thành điểm đến hấp dẫn

Là thị xã công nghiệp của tỉnh, Bỉm Sơn đồng thời là địa phương sở hữu nhiều điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Trong đó, đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng và chùa Khánh Quang đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh, là điều kiện thuận lợi để Bỉm Sơn tiếp tục phát huy các giá trị di tích - danh thắng gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

177d0104430t47458l0.jpg
Một trong những điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá xứ Thanh đó là đền Sòng Sơn - nơi được mệnh danh là “thiêng nhất xứ Thanh”. Ngôi đền được xây dựng trong một không gian linh thiêng, là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết kể lại, một hôm ông lão người làng Cổ Đam (Phú Dương, phủ Hà Trung - nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) được tiên chúa Liễu Hạnh báo mộng “Hãy nói với dân làng dựng cho ta một ngôi đền để ta ngự, ta sẽ phù hộ cho các ngươi”. Theo lời tiên chúa, vào một sáng cuối tháng giêng, ông lão mang một gậy tre đến khu vực đền Sòng cắm xuống đất, thắp hương và khẩn cầu “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”. Ít lâu sau, cây gậy tre nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt. Dân làng cho rằng tiên chúa đã hiển thánh tại đây, liền góp tiền của, công sức xây dựng đền thờ bên cạnh “bụi tre thần”.

Năm 1993, đền Sòng Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, kết hợp nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa, thị xã Bỉm Sơn đã trùng tu, tôn tạo, nâng cấp đền Sòng Sơn gần như nguyên trạng kiến trúc thời Nguyễn năm 1939. Đến nay, nhiều hạng mục công trình mới như: cổng Nghinh Môn, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức Ông, lầu Vọng Ngư, cầu đá đã được khôi phục, phục vụ du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh.

Cũng tại đây, từ ngày 10 - 26/2 (âm lịch) hằng năm, lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội hay còn gọi lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng Sơn được long trọng tổ chức. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, giờ đây lễ hội dần trở thành “điểm hẹn” văn hóa của đông đảo du khách thập phương.

Cách đền Sòng Sơn khoảng 1km, đền Chín Giếng là nơi thờ tự con gái thứ Chín của Ngọc hoàng (dân gian vẫn thường gọi là cô Chín). Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quan Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửu Thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quan Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật Bà Quan Âm, Chúa Liễu Hạnh quy y theo Phật. Cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ đã có công cứu Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ cô Chín ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng. Bởi vậy, hàng năm khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên đèo Ba Dội, kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ đền Sòng Sơn sang đền Chín Giếng. Từ năm 2004 đến nay, đền đã được trùng tu, tôn tạo, hiện hữu trong một không gian sơn thủy hữu tình, thu hút sự quan tâm của du khách.

Có thể nói, cùng với đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng, nhiều di tích - danh thắng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn như: đường Thiên Lý, đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây Vải, đình Làng Gạo... sở hữu nhiều giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc đặc sắc. Những điểm đến này nếu được quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư và kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn thị xã sẽ tạo nên những tour, tuyến liên kết nội thị hấp dẫn, gia tăng trải nghiệm cho du khách.

Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái, thị xã phấn đấu đến năm 2025 đón 600.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh. Trong đó, những nhóm giải pháp trọng tâm đã, đang được nỗ lực triển khai, thực hiện như: đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư; ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch; tăng cường quảng bá và kết nối với các điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài tỉnh; tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch khám phá... Qua đó từng bước hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đưa Bỉm Sơn trở thành một trong những trọng điểm văn hóa hấp dẫn của tỉnh.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC