Truy cập

Hôm nay:
8172
Hôm qua:
7261
Tuần này:
36342
Tháng này:
112542
Tất cả:
6359290

Sống lại ký ức 30/4 qua lời kể của cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm.

Trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại – ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đất nước sạch bóng quân thù, non sông liền một dải. Chiến tranh đã lùi xa 48 năm, nhưng ký ức về trận đánh lịch sử và những cảm xúc tự hào về những ngày tháng tư năm ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa – một trong những chiến sỹ của Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Ngược dòng thời gian, cách đây 48 năm, vào tháng 2 năm 1975, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên trẻ Trịnh Xuân Lâm đã tình nguyện lên đường tòng quân chống Mỹ cứu nước. Ông tự hào vì được trở thành chiến sỹ của Đại đội pháo binh, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 – một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiều chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”, Sư đoàn 312 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cắm lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng lên nóc hầm tướng Đờ cát x tơ ri, khẳng định chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến công nối tiếp chiến công. Từ cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (Lào) năm 1969 đến chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn 312 được giao nhiệm vụ tiến công căn cứ Phú Lợi, chốt chặn đường 13, 14 không cho Sư đoàn 5 Nguy co cụm về Sài Gòn. Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đập tan tuyến phòng thủ Bắc Sài Gòn của địch, giải phóng hoàn toàn tiểu khu Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương và Thủ Dầu Một. Tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ Sư đoàn 5 Ngụy. Chiến công của Sư đoàn đã làm rạng rỡ thêm truyền thống “Đoàn kết, Anh dũng, Chiến thắng” góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc.

Nhớ về trận đánh đặc biệt trong cuộc đời quân ngũ của mình, cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm bồi hồi kể lại, sau 15 ngày huấn luyện cấp tốc, ông cùng đồng đội hành quân vào chiến trường miền Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào lúc 22 giờ ngày 29/4/1975, đơn vị ông nhận được lệnh đi chiếm lĩnh trận địa Lai Khê, Bến Cát tỉnh Bình Dương. Khi đến gần trận địa, để bảo đảm bí mật, ông và đồng đội phải chuyển từ kéo pháo bằng ô tô sang kéo bằng tay. Do địa hình khó khăn, dù chỉ cách trận địa 2 km nhưng phải sau 7 tiếng đồng hồ, đơn vị ông mới kéo được 1 khẩu pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Đúng 5 giờ sáng ngày 30/4, pháo lệnh Tổng tiến công bắt đầu. Ngay sau quả pháo đầu tiên, đơn vị ông đã bị địch phản pháo. Kể đến đây, người chiến sỹ quả cảm năm xưa đã không giấu được niềm xúc động; giọng nói trở nên ngắt quãng khi nhắc ông đến sự hy sinh của những người đồng đội. Đơn vị ông có 7 người. Ngay sau đòn phản công của địch thì có 2 chiến sỹ hy sinh và 3 chiến sỹ bị thương trong đó có ông. Khi vào lô cốt để dưỡng thương, tình cờ ông gặp được một đồng đội tên là Vũ Đình Thanh – Quê ở Hà Lan (thuộc huyện Hà Trung cũ, nay là thị xã Bỉm Sơn). Trong cơn mê sảng do vết thương quá nặng, người chiến sỹ đồng hương đã nhờ ông “Nếu chẳng may tôi hy sinh thì nhờ đồng chí liên hệ với đơn vị mang ba lô về cho gia đình”. Ông Trịnh Xuân Lâm sau đó được đưa về Trạm xá của Trung đoàn. Tại trạm xá, tin thắng trận được đưa về, Sài gòn được giải phóng, non sông thu về một mối khiến cho ông Lâm và đồng đội vỡ òa hạnh phúc. Trong lúc ăn mừng chiến thắng, ông không quênđồng đội Vũ Đình Thanh. Hỏi ra, ông mới biết chiến sỹ Vũ Đình Thanh bị thương nặng hơn nên được đưa đi điều trị ở Trạm xá khác.

Sau chiến tranh, cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm trở về địa phương mang theo những vết thương do bom đạn. Thế nhưng ông vẫn vô cùng lạc quan, vẫn làm việc hăng say, cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương và còn gánh vác trọng trách chăm lo vật chất lẫn tinh thần cho những người đồng đội còn nhiều khó khăn. Đặc biệt doanh nghiệp do ông làm chủ đã nhận chăm sóc, phụng dưỡng nhiều mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương, trong đó có mẹ của liệt sỹ Vũ Đình Thanh. Canh cánh trong lòng lời dặn của đồng đội, ông đã liên lạc với đơn vị của liệt sỹ Thanh thì được biết di nguyện của liệt sỹ đã được thực hiện.

Ngày 30/4 vẫn luôn là ngày đặc biệt và ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Những người cựu chiến binh của những thời khắc lịch sử ấy như cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm là những gạch nối của thời gian, nhắc nhớ về thời oanh liệt và hào hùng của lịch sử dân tộc. Chiến tranh đã lùi xa, lịch sử đã sang trang, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, càng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta, đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bỉm Sơn càng quyết tâm đoàn kết, xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng văn minh giàu đẹp, đồng thời tích cực chăm lo cuộc sống cho những có công với cách mạng, những người đã hy sinh tuổi xuân, xương máu để chúng ta được sống trong hòa binh, độc lập, tư do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay.

Hà Nghĩa

Sống lại ký ức 30/4 qua lời kể của cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm.

Trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại – ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đất nước sạch bóng quân thù, non sông liền một dải. Chiến tranh đã lùi xa 48 năm, nhưng ký ức về trận đánh lịch sử và những cảm xúc tự hào về những ngày tháng tư năm ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa – một trong những chiến sỹ của Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Ngược dòng thời gian, cách đây 48 năm, vào tháng 2 năm 1975, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên trẻ Trịnh Xuân Lâm đã tình nguyện lên đường tòng quân chống Mỹ cứu nước. Ông tự hào vì được trở thành chiến sỹ của Đại đội pháo binh, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 – một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiều chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”, Sư đoàn 312 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cắm lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng lên nóc hầm tướng Đờ cát x tơ ri, khẳng định chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến công nối tiếp chiến công. Từ cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (Lào) năm 1969 đến chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn 312 được giao nhiệm vụ tiến công căn cứ Phú Lợi, chốt chặn đường 13, 14 không cho Sư đoàn 5 Nguy co cụm về Sài Gòn. Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đập tan tuyến phòng thủ Bắc Sài Gòn của địch, giải phóng hoàn toàn tiểu khu Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương và Thủ Dầu Một. Tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ Sư đoàn 5 Ngụy. Chiến công của Sư đoàn đã làm rạng rỡ thêm truyền thống “Đoàn kết, Anh dũng, Chiến thắng” góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc.

Nhớ về trận đánh đặc biệt trong cuộc đời quân ngũ của mình, cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm bồi hồi kể lại, sau 15 ngày huấn luyện cấp tốc, ông cùng đồng đội hành quân vào chiến trường miền Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào lúc 22 giờ ngày 29/4/1975, đơn vị ông nhận được lệnh đi chiếm lĩnh trận địa Lai Khê, Bến Cát tỉnh Bình Dương. Khi đến gần trận địa, để bảo đảm bí mật, ông và đồng đội phải chuyển từ kéo pháo bằng ô tô sang kéo bằng tay. Do địa hình khó khăn, dù chỉ cách trận địa 2 km nhưng phải sau 7 tiếng đồng hồ, đơn vị ông mới kéo được 1 khẩu pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Đúng 5 giờ sáng ngày 30/4, pháo lệnh Tổng tiến công bắt đầu. Ngay sau quả pháo đầu tiên, đơn vị ông đã bị địch phản pháo. Kể đến đây, người chiến sỹ quả cảm năm xưa đã không giấu được niềm xúc động; giọng nói trở nên ngắt quãng khi nhắc ông đến sự hy sinh của những người đồng đội. Đơn vị ông có 7 người. Ngay sau đòn phản công của địch thì có 2 chiến sỹ hy sinh và 3 chiến sỹ bị thương trong đó có ông. Khi vào lô cốt để dưỡng thương, tình cờ ông gặp được một đồng đội tên là Vũ Đình Thanh – Quê ở Hà Lan (thuộc huyện Hà Trung cũ, nay là thị xã Bỉm Sơn). Trong cơn mê sảng do vết thương quá nặng, người chiến sỹ đồng hương đã nhờ ông “Nếu chẳng may tôi hy sinh thì nhờ đồng chí liên hệ với đơn vị mang ba lô về cho gia đình”. Ông Trịnh Xuân Lâm sau đó được đưa về Trạm xá của Trung đoàn. Tại trạm xá, tin thắng trận được đưa về, Sài gòn được giải phóng, non sông thu về một mối khiến cho ông Lâm và đồng đội vỡ òa hạnh phúc. Trong lúc ăn mừng chiến thắng, ông không quênđồng đội Vũ Đình Thanh. Hỏi ra, ông mới biết chiến sỹ Vũ Đình Thanh bị thương nặng hơn nên được đưa đi điều trị ở Trạm xá khác.

Sau chiến tranh, cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm trở về địa phương mang theo những vết thương do bom đạn. Thế nhưng ông vẫn vô cùng lạc quan, vẫn làm việc hăng say, cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương và còn gánh vác trọng trách chăm lo vật chất lẫn tinh thần cho những người đồng đội còn nhiều khó khăn. Đặc biệt doanh nghiệp do ông làm chủ đã nhận chăm sóc, phụng dưỡng nhiều mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương, trong đó có mẹ của liệt sỹ Vũ Đình Thanh. Canh cánh trong lòng lời dặn của đồng đội, ông đã liên lạc với đơn vị của liệt sỹ Thanh thì được biết di nguyện của liệt sỹ đã được thực hiện.

Ngày 30/4 vẫn luôn là ngày đặc biệt và ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Những người cựu chiến binh của những thời khắc lịch sử ấy như cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm là những gạch nối của thời gian, nhắc nhớ về thời oanh liệt và hào hùng của lịch sử dân tộc. Chiến tranh đã lùi xa, lịch sử đã sang trang, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, càng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta, đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bỉm Sơn càng quyết tâm đoàn kết, xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng văn minh giàu đẹp, đồng thời tích cực chăm lo cuộc sống cho những có công với cách mạng, những người đã hy sinh tuổi xuân, xương máu để chúng ta được sống trong hòa binh, độc lập, tư do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC