Truy cập

Hôm nay:
3657
Hôm qua:
17332
Tuần này:
42412
Tháng này:
42412
Tất cả:
6816900

Thị xã Bỉm Sơn tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản

Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, vừa mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm trũng; Bỉm Sơn cũng được đánh giá là địa phương có tiềm năng chủ yếu về khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá vôi, đá sét, đất đá san lấp..., đây là tiền đề quan trọng để ngành công nghiệp xây dựng của Thị xã phát triển.

Nhằm quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường sinh thái.. trong thời gian qua thị xã Bỉm Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 31 mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, gồm: 5 mỏ đá đang khai thác; 10 mỏ đất làm vật liệu san lấp (trong đó có 8 mỏ đang khai thác và 2 mỏ hết hạn khai thác đã làm thủ tục trả mỏ); 4 mỏ khai thác sét đang khai thác; 3 mỏ tận thu khoáng sản (trong đó có 1 mỏ tận thu đã hết hạn); 1 mỏ đang thực hiện chủ trương dự án và 8 mỏ đã dừng khai thác. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã cung cấp nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, gạch xây, các công trình, dự án san lấp mặt bằng... và tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Theo thông tin từ Chi cục Thuế khu vực thị xã Bỉm Sơn – Hà Trung, 8 tháng đầu năm 2021, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn được 1.651 triệu đồng, đạt 330% dự toán Cục Thuế và Thị xã giao; Đây là khoản thu thuế đạt tỷ lệ cao nhất trong bộ thuế, sắc thuế mà dự toán Tỉnh, Thị xã đã giao năm 2021.

Để các doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đúng theo quy định của pháp luật, hằng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn được quy định tại Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, cùng với các ngành chức năng liên quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của Luật Khoáng sản. Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, UBND Thị xã cũng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện việc khai thác khoáng sản trái phép hoặc không đúng với các quy định, quy trình khai thác của Dự án được phê duyệt. Tính từ năm 2018 đến nay, đã thực hiện trên 30 cuộc thanh tra, trong đó, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra 26 lượt đối với các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn; UBND thị xã chủ trì kiểm tra giải quyết 5 trường hợp kiến nghị của nhân dân về khoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Theo đánh giá của cơ quan tham mưu cho UBND Thị xã trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường, hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn Thị xã đều thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản, môi trường, đất đai hiện hành; thực hiện đầy đủ việc ký quỹ bảo vệ môi trường, lập thiết kế mỏ và phê duyệt theo thẩm quyền; xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị theo quy định cho các công trình khai thác khoáng sản, khai thác đúng thiết kế phê duyệt; đầu tư xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý môi trường theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản còn một số tồn tại, hạn chế như: Vẫn còn một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, làm ảnh hưởng đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đối với việc đóng góp cho địa phương cũng chưa được quy định rõ; Trang thiết bị, bố trí bên chế cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên khoáng sản còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm, không có chuyên môn kỹ thuật địa chất, khoảng sản cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi công vụ; Hoạt động khai thác khoáng sản còn lãng phí, chưa sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lợi dụng việc cải tạo đất, mở rộng đường giao thông để khai thác khoáng sản trái phép, nhất là ở các khu vực trọng điểm thuộc địa phận phường Bắc Sơn, Ba Đình, Đông Sơn.

Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị khai thác và Nhân dân trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, quản lý sử dụng đất; Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Khoáng sản, Luật đất đai theo quy định.
Nguyễn Tới

Thị xã Bỉm Sơn tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản

Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, vừa mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm trũng; Bỉm Sơn cũng được đánh giá là địa phương có tiềm năng chủ yếu về khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá vôi, đá sét, đất đá san lấp..., đây là tiền đề quan trọng để ngành công nghiệp xây dựng của Thị xã phát triển.

Nhằm quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường sinh thái.. trong thời gian qua thị xã Bỉm Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 31 mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, gồm: 5 mỏ đá đang khai thác; 10 mỏ đất làm vật liệu san lấp (trong đó có 8 mỏ đang khai thác và 2 mỏ hết hạn khai thác đã làm thủ tục trả mỏ); 4 mỏ khai thác sét đang khai thác; 3 mỏ tận thu khoáng sản (trong đó có 1 mỏ tận thu đã hết hạn); 1 mỏ đang thực hiện chủ trương dự án và 8 mỏ đã dừng khai thác. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã cung cấp nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, gạch xây, các công trình, dự án san lấp mặt bằng... và tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Theo thông tin từ Chi cục Thuế khu vực thị xã Bỉm Sơn – Hà Trung, 8 tháng đầu năm 2021, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn được 1.651 triệu đồng, đạt 330% dự toán Cục Thuế và Thị xã giao; Đây là khoản thu thuế đạt tỷ lệ cao nhất trong bộ thuế, sắc thuế mà dự toán Tỉnh, Thị xã đã giao năm 2021.

Để các doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đúng theo quy định của pháp luật, hằng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn được quy định tại Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, cùng với các ngành chức năng liên quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của Luật Khoáng sản. Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, UBND Thị xã cũng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện việc khai thác khoáng sản trái phép hoặc không đúng với các quy định, quy trình khai thác của Dự án được phê duyệt. Tính từ năm 2018 đến nay, đã thực hiện trên 30 cuộc thanh tra, trong đó, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra 26 lượt đối với các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn; UBND thị xã chủ trì kiểm tra giải quyết 5 trường hợp kiến nghị của nhân dân về khoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Theo đánh giá của cơ quan tham mưu cho UBND Thị xã trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường, hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn Thị xã đều thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản, môi trường, đất đai hiện hành; thực hiện đầy đủ việc ký quỹ bảo vệ môi trường, lập thiết kế mỏ và phê duyệt theo thẩm quyền; xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị theo quy định cho các công trình khai thác khoáng sản, khai thác đúng thiết kế phê duyệt; đầu tư xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý môi trường theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản còn một số tồn tại, hạn chế như: Vẫn còn một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, làm ảnh hưởng đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đối với việc đóng góp cho địa phương cũng chưa được quy định rõ; Trang thiết bị, bố trí bên chế cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên khoáng sản còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm, không có chuyên môn kỹ thuật địa chất, khoảng sản cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi công vụ; Hoạt động khai thác khoáng sản còn lãng phí, chưa sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lợi dụng việc cải tạo đất, mở rộng đường giao thông để khai thác khoáng sản trái phép, nhất là ở các khu vực trọng điểm thuộc địa phận phường Bắc Sơn, Ba Đình, Đông Sơn.

Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị khai thác và Nhân dân trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, quản lý sử dụng đất; Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Khoáng sản, Luật đất đai theo quy định.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC