Thị xã công nghiệp Bỉm Sơn trên đà phát triển
Đã từ lâu, Bỉm Sơn nổi tiếng là “thủ phủ” công nghiệp của tỉnh Thanh. Sau các sản phẩm truyền thống là xi măng, ô tô, vật liệu xây dựng, bao bì..., những năm gần đây, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn với hạ tầng tương đối đồng bộ đã thu hút được 56 dự án đầu tư. 30 dự án đang hoạt động sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm công nghiệp mới phụ tùng ô tô, phân bón, may mặc, găng tay, bánh kẹo... tiếp tục định vị thương hiệu trên thương trường và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách tỉnh.
Cùng với chú trọng phát triển công nghiệp - dịch vụ, thị xã cũng đang nỗ lực khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân. Không chỉ nổi danh với “đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, đền Chín Giếng hay chùa Khánh Quang, Bỉm Sơn còn có phong cảnh non xanh nước biếc của đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, đường Thiên Lý... Kết hợp tiềm năng du lịch sinh thái và tâm linh, thị xã đang hướng tới mục tiêu đưa du lịch thành mũi nhọn với mục tiêu đón 500.000 lượt khách và doanh thu 25 tỷ đồng vào năm 2025.
Năm 2023, mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi song Thị ủy, HĐND, UBND thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được nhiều kết quả tích cực với 21/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật như tổng giá trị sản xuất địa bàn ước đạt 16.873 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, thành lập thêm 125 doanh nghiệp mới, vượt 67% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thị xã hiện đứng thứ 3 toàn tỉnh về quy mô giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 70,44 triệu đồng/năm. Cũng trong năm 2023, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM năm 2022.
Phát huy nội lực, cùng với định hướng trở thành đô thị hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Bắc tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đang tập trung phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng.
Năm 2024, thị xã phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 12,4% trở lên, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 18.964 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 75 triệu đồng; tích tụ thêm 40 ha đất nông nghiệp để sản xuất; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 5.300 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 625 tỷ đồng; thành lập mới 110 doanh nghiệp.
Hiện nay, tuyến cao tốc Bắc Nam - đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 với nút giao cách Bỉm Sơn chưa đầy 3 km, tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng hoàn thành, đã rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung, sẽ đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa.
Với những tiềm năng thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư cùng những hành động tạo sức hút, “rải thảm đỏ” mà địa phương đang nỗ lực thực hiện sẽ tạo thuận lợi để Bỉm Sơn trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, khẳng định vai trò “lá cờ” đầu trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ.
Tùng Lâm
Với những tiềm năng thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư cùng những hành động tạo sức hút, “rải thảm đỏ” mà địa phương đang nỗ lực thực hiện sẽ tạo thuận lợi để Bỉm Sơn trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, khẳng định vai trò “lá cờ” đầu trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ.
Tùng Lâm
Tin cùng chuyên mục
-
Điện lực khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung khai thác, vận hành hiệu quả lưới điện thông minh
-
Thị xã Bỉm Sơn: Đẩy mạnh chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng
-
Thị xã Bỉm Sơn thực hiện hiệu quả các nội dung của Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.
-
Cô Nguyễn Thu Hà Tấm gương nhà giáo ưu tú - tài năng và giàu lòng nhân hậu
Thị xã công nghiệp Bỉm Sơn trên đà phát triển
Đã từ lâu, Bỉm Sơn nổi tiếng là “thủ phủ” công nghiệp của tỉnh Thanh. Sau các sản phẩm truyền thống là xi măng, ô tô, vật liệu xây dựng, bao bì..., những năm gần đây, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn với hạ tầng tương đối đồng bộ đã thu hút được 56 dự án đầu tư. 30 dự án đang hoạt động sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm công nghiệp mới phụ tùng ô tô, phân bón, may mặc, găng tay, bánh kẹo... tiếp tục định vị thương hiệu trên thương trường và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách tỉnh.
Cùng với chú trọng phát triển công nghiệp - dịch vụ, thị xã cũng đang nỗ lực khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân. Không chỉ nổi danh với “đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, đền Chín Giếng hay chùa Khánh Quang, Bỉm Sơn còn có phong cảnh non xanh nước biếc của đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, đường Thiên Lý... Kết hợp tiềm năng du lịch sinh thái và tâm linh, thị xã đang hướng tới mục tiêu đưa du lịch thành mũi nhọn với mục tiêu đón 500.000 lượt khách và doanh thu 25 tỷ đồng vào năm 2025.
Năm 2023, mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi song Thị ủy, HĐND, UBND thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được nhiều kết quả tích cực với 21/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật như tổng giá trị sản xuất địa bàn ước đạt 16.873 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, thành lập thêm 125 doanh nghiệp mới, vượt 67% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thị xã hiện đứng thứ 3 toàn tỉnh về quy mô giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 70,44 triệu đồng/năm. Cũng trong năm 2023, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM năm 2022.
Phát huy nội lực, cùng với định hướng trở thành đô thị hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Bắc tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đang tập trung phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng.
Năm 2024, thị xã phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 12,4% trở lên, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 18.964 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 75 triệu đồng; tích tụ thêm 40 ha đất nông nghiệp để sản xuất; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 5.300 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 625 tỷ đồng; thành lập mới 110 doanh nghiệp.
Hiện nay, tuyến cao tốc Bắc Nam - đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 với nút giao cách Bỉm Sơn chưa đầy 3 km, tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng hoàn thành, đã rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung, sẽ đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa.
Với những tiềm năng thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư cùng những hành động tạo sức hút, “rải thảm đỏ” mà địa phương đang nỗ lực thực hiện sẽ tạo thuận lợi để Bỉm Sơn trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, khẳng định vai trò “lá cờ” đầu trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ.
Tùng Lâm
Với những tiềm năng thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư cùng những hành động tạo sức hút, “rải thảm đỏ” mà địa phương đang nỗ lực thực hiện sẽ tạo thuận lợi để Bỉm Sơn trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, khẳng định vai trò “lá cờ” đầu trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ.
Tùng Lâm