Truy cập

Hôm nay:
932
Hôm qua:
6831
Tuần này:
24867
Tháng này:
168061
Tất cả:
6227369

Thu hút đầu tư đúng hướng vào Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Đứng chân tại 1 trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, lại được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, Khu Công nghiệp (KCN) Bỉm Sơn đã khẳng định sức hút với hàng loạt dự án được đầu tư mới trong những năm gần đây. Không chỉ đạt tỷ lệ lấp đầy lên tới 62%, các dự án được đầu tư vào KCN Bỉm Sơn đã đi đúng lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên và định hướng tại KCN này.

Tien nong.jpg

Đóng bao sản phẩm tại Nhà máy Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông Bỉm Sơn -
Khu Công nghiệp Bỉm Sơn.


Vài năm gần đây, tại KCN Bỉm Sơn chứng kiến đi vào hoạt động của nhiều dự án cơ khí, nhất là cơ khí ô tô. Điển hình như Nhà máy Sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp bộ dây điện (Wire harness) dùng cho các loại xe ô tô được thành lập từ năm 2019 và sau 3 năm hoạt động công ty đã thu hút hơn 300 lao động, với thu nhập từ 6 triệu đồng đến 9 triệu đồng/người/tháng. Nhà máy sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, ghế, khung ghế, bộ phận ghế xe của Công ty Seil M Tech (Hàn Quốc), tạo việc làm cho hơn 200 lao động với thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng. Cũng trong tháng 6-2022 này, dự kiến tại KCN Bỉm Sơn tiếp tục đón sản phẩm mới khi nhà máy sản xuất lốp do Công ty TNHH Lốp Cofo Việt Nam hoàn thành vận hành thử và đi vào hoạt động chính thức.

Ngoài công nghệ ô tô, KCN Bỉm Sơn cũng là “mảnh đất lành” của các ngành công nghiệp cơ khí khác, công nghiệp hóa sinh, công nghiệp dệt may... Điển hình như nhà máy sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện môi trường của Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định; Công ty CP Hóa sinh TMC đang lắp đặt máy móc, hoàn thiện đầu tư để đi vào hoạt động từ tháng 1-2023. Trong lĩnh vực may mặc, hàng loạt dự án đi vào hoạt động ổn định, với lợi thế và năng lực cạnh tranh cao, như Công ty TNHH KH Vina, Công ty TNHH STECH Vina sản xuất quần áo may sẵn xuất khẩu, Công ty TNHH Intco Medical Việt Nam sản xuất găng tay xuất khẩu...

Thời gian gần đây, KCN Bỉm Sơn còn trở thành địa điểm quan tâm, dừng chân của ngành công nghiệp dược phẩm. Hiện nay, Tập đoàn dược phẩm SMS của Ấn Độ đang mong muốn hợp tác phát triển Dự án “Công viên dược phẩm” tại Bỉm Sơn. Với quy hoạch vùng nguyên liệu dược phẩm tại thị xã Bỉm Sơn đã được tỉnh Thanh Hóa quy hoạch và KCN Bỉm Sơn được đầu tư đồng bộ, dự án được kỳ vọng nếu thành công sẽ là đòn bẩy để Việt Nam trở thành cứ điểm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm hàng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, sau nhiều lần điều chỉnh, hiện nay, hạ tầng KCN Bỉm Sơn đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện bởi 3 nhà đầu tư hạ tầng, trong đó Khu A có diện tích khoảng 308,36 ha, Bắc Khu A do Công ty CP Đầu tư phát triển VID Thanh Hóa làm chủ đầu tư hạ tầng, diện tích khoảng 163,36 ha; Nam Khu A do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng làm chủ đầu tư, diện tích khoảng 145 ha; Khu B do Công ty CP Đầu tư xây dựng HUD4 làm chủ đầu tư, với diện tích quy hoạch 216,29 ha.

Đến nay, KCN Bỉm Sơn đã thu hút được 52 dự án đầu tư; trong đó, có 31 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 7.077 tỷ đồng, vốn thực hiện 3.769 tỷ đồng và 21 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 375,6 triệu USD, vốn thực hiện 58 triệu USD... Hiện có 30 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh; 7 dự án đang xây dựng; 12 dự án đang hoàn thiện thủ tục pháp lý... Dự kiến trong năm 2022 sẽ khởi công mới 4 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 90 triệu USD; 1 dự án trong nước, với số vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động.

Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh cho biết, trong quy hoạch mở rộng, KCN Bỉm Sơn đã được điều chỉnh lên 1.000 ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất trọng điểm được ưu tiên phát triển tại KCN này vẫn là sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, kết cấu thép, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, may mặc, giày da, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu... Với vai trò quan trọng trong việc đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCN Bỉm Sơn sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN cũng sẽ tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hỗ trợ hạ tầng đến chân hàng rào các dự án. Đồng thời, xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp thu hút đầu tư đúng các lĩnh vực, ngành nghề đã được định hướng, phấn đấu thu hút các dự án công nghiệp lấp đầy 100% diện tích KCN đã được quy hoạch. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tùng Lâm

Thu hút đầu tư đúng hướng vào Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Đứng chân tại 1 trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, lại được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, Khu Công nghiệp (KCN) Bỉm Sơn đã khẳng định sức hút với hàng loạt dự án được đầu tư mới trong những năm gần đây. Không chỉ đạt tỷ lệ lấp đầy lên tới 62%, các dự án được đầu tư vào KCN Bỉm Sơn đã đi đúng lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên và định hướng tại KCN này.

Tien nong.jpg

Đóng bao sản phẩm tại Nhà máy Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông Bỉm Sơn -
Khu Công nghiệp Bỉm Sơn.


Vài năm gần đây, tại KCN Bỉm Sơn chứng kiến đi vào hoạt động của nhiều dự án cơ khí, nhất là cơ khí ô tô. Điển hình như Nhà máy Sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp bộ dây điện (Wire harness) dùng cho các loại xe ô tô được thành lập từ năm 2019 và sau 3 năm hoạt động công ty đã thu hút hơn 300 lao động, với thu nhập từ 6 triệu đồng đến 9 triệu đồng/người/tháng. Nhà máy sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, ghế, khung ghế, bộ phận ghế xe của Công ty Seil M Tech (Hàn Quốc), tạo việc làm cho hơn 200 lao động với thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng. Cũng trong tháng 6-2022 này, dự kiến tại KCN Bỉm Sơn tiếp tục đón sản phẩm mới khi nhà máy sản xuất lốp do Công ty TNHH Lốp Cofo Việt Nam hoàn thành vận hành thử và đi vào hoạt động chính thức.

Ngoài công nghệ ô tô, KCN Bỉm Sơn cũng là “mảnh đất lành” của các ngành công nghiệp cơ khí khác, công nghiệp hóa sinh, công nghiệp dệt may... Điển hình như nhà máy sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện môi trường của Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định; Công ty CP Hóa sinh TMC đang lắp đặt máy móc, hoàn thiện đầu tư để đi vào hoạt động từ tháng 1-2023. Trong lĩnh vực may mặc, hàng loạt dự án đi vào hoạt động ổn định, với lợi thế và năng lực cạnh tranh cao, như Công ty TNHH KH Vina, Công ty TNHH STECH Vina sản xuất quần áo may sẵn xuất khẩu, Công ty TNHH Intco Medical Việt Nam sản xuất găng tay xuất khẩu...

Thời gian gần đây, KCN Bỉm Sơn còn trở thành địa điểm quan tâm, dừng chân của ngành công nghiệp dược phẩm. Hiện nay, Tập đoàn dược phẩm SMS của Ấn Độ đang mong muốn hợp tác phát triển Dự án “Công viên dược phẩm” tại Bỉm Sơn. Với quy hoạch vùng nguyên liệu dược phẩm tại thị xã Bỉm Sơn đã được tỉnh Thanh Hóa quy hoạch và KCN Bỉm Sơn được đầu tư đồng bộ, dự án được kỳ vọng nếu thành công sẽ là đòn bẩy để Việt Nam trở thành cứ điểm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm hàng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, sau nhiều lần điều chỉnh, hiện nay, hạ tầng KCN Bỉm Sơn đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện bởi 3 nhà đầu tư hạ tầng, trong đó Khu A có diện tích khoảng 308,36 ha, Bắc Khu A do Công ty CP Đầu tư phát triển VID Thanh Hóa làm chủ đầu tư hạ tầng, diện tích khoảng 163,36 ha; Nam Khu A do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng làm chủ đầu tư, diện tích khoảng 145 ha; Khu B do Công ty CP Đầu tư xây dựng HUD4 làm chủ đầu tư, với diện tích quy hoạch 216,29 ha.

Đến nay, KCN Bỉm Sơn đã thu hút được 52 dự án đầu tư; trong đó, có 31 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 7.077 tỷ đồng, vốn thực hiện 3.769 tỷ đồng và 21 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 375,6 triệu USD, vốn thực hiện 58 triệu USD... Hiện có 30 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh; 7 dự án đang xây dựng; 12 dự án đang hoàn thiện thủ tục pháp lý... Dự kiến trong năm 2022 sẽ khởi công mới 4 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 90 triệu USD; 1 dự án trong nước, với số vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động.

Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh cho biết, trong quy hoạch mở rộng, KCN Bỉm Sơn đã được điều chỉnh lên 1.000 ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất trọng điểm được ưu tiên phát triển tại KCN này vẫn là sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, kết cấu thép, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, may mặc, giày da, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu... Với vai trò quan trọng trong việc đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCN Bỉm Sơn sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN cũng sẽ tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hỗ trợ hạ tầng đến chân hàng rào các dự án. Đồng thời, xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp thu hút đầu tư đúng các lĩnh vực, ngành nghề đã được định hướng, phấn đấu thu hút các dự án công nghiệp lấp đầy 100% diện tích KCN đã được quy hoạch. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tùng Lâm

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC