Truy cập

Hôm nay:
6149
Hôm qua:
5349
Tuần này:
6149
Tháng này:
230787
Tất cả:
11571848

Tự hào những người lính chống Mỹ cứu nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam trải dài 21 năm. Trong suốt chặng đường ấy đã có hàng triệu cán bộ, chiến sỹ “chân trần, chí thép” hy sinh tuổi xuân, xương máu trên khắp các chiến trường để non sông thu về một mối, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hoà bình và phát triển.

sanbay47820351pm.jpg

Tròn 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ. Thị xã Bỉm Sơn vinh dự có 1 cựu chiến binh được gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngày 9/4 và 2 cựu chiến binh được tham dự Lễ kỷ niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 30/4. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những cống hiến, hy sinh mà còn là dịp để nhắc nhớ đến chiến công của những người chiến sỹ năm xưa.


5fe89f61-4678-4c56-98e1-4897c1d53ec8.jpg

* Trong những ngày toàn dân, toàn quân ta đang hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, các cán bộ, hội viên CCB khu phố 6, phường Lam Sơn tụ họp về ngôi nhà của gia đình cựu chiến binh Hà Xuân Trường để ôn lại những ngày tháng trong quân ngũ. Với ông Hà Xuân Trường, những ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh và đặc biệt là thời khắc đánh chiếm Dinh độc lập lại hiện rõ như mới ngày hôm qua.

Ông Hà Xuân Trường sinh năm 1955. Năm 1973 khi vừa tròn 18 tuổi, ông xung phong lên đường nhập ngũ, được biên chế về Trung đoàn 201, Binh chủng Tăng Thiết giáp. Sau 2 tháng huấn luyện, tháng 3/1973, ông đi B, biên chế về Trung đoàn 203 (sau này là Lữ đoàn 197, Quân đoàn 2), làm nhiệm vụ trinh sát và công binh rà phá bom mìn, lắp cầu phà cho xe tăng qua sông. Trong chiến đấu, ông luôn phát huy “bản lĩnh, tinh thần thép” của bộ đội tăng thiết giáp, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên truyền thống vẻ vang “Đã ra quân là đánh thắng” của Binh chủng Tăng thiết giáp.

Vào tháng 3/1975, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bắt đầu bằng 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định”.

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, quân địch quyết định rút khỏi Tây Nguyên, gây nên cuộc tháo chạy hỗn loạn và làm suy yếu nghiêm trọng thế phòng thủ của chính quyền Sài Gòn. Lúc này, đơn vị của ông nhận lệnh hành quân từ Quảng Trị và Sài Gòn. Đoàn quân đi như vũ bão, đi đến đâu giành chiến thắng đến đó, gây ra những thất bại liên tiếp của địch tại Huế, Đà Nẵng. Sau khi giải phóng Đà Nẵng, nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, đơn vị của ông tiến về Sài Gòn, dọc đường đã giải phóng các tỉnh đi qua. Ngày 29/4, đơn vị được chia ra các cánh quân để đánh phá các căn cứ của địch. Cánh quân của ông đánh vào Tổng kho Lương Bình, xa lộ Biên Hoà, đến Ngã ba Vũng Tàu thì nhập lại với đơn vị để tiến thẳng vào Dinh độc lập.


695426fa-cef8-4c85-9bf0-8f20a83a4c84.jpg

Nhắc lại thời khắc lịch sử ấy, ông Hà Xuân Trường xúc động nói: Không còn gì có thể hạnh phúc hơn, sau thời khắc chiếc xe tăng 390 húc tung cánh cổng dinh Độc lập, lá cờ quân giải phóng tung bay, ai nấy đều sung sướng, hạnh phúc vì từ đây miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, non sông đã được thu về một mối.


a2-1-08051-1.jpg

* Cùng vinh dự được mời dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/4 còn có Anh hùng lực lượng vũ trang Mai Ngọc Thoảng – khu phố 13, phường Ngọc Trạo.

Với người cựu chiến binh có mái tóc bạc phơ, những kí ức về “Một thời hoa lửa”đó là những năm tháng không thể nào quên của ông và những người đồng đội trên chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Khi ấy, đơn vị của ông là Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B Quân đoàn 1 (nay là Sư đoàn 390) được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Ông được giao nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu. Lúc ấy ông được giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội thông tin hữu tuyến. Đơn vị của ông phải ngày đêm lăn lộn xông pha tiền tuyến, nơi nguy hiểm nhất để đảm bảo “mạch máu thông tin liên lạc” luôn luôn được thông suốt.

Theo lời kể của ông dòng sông Thạch Hãn là nơi tiếp tế lương thực, thực phẩm, đưa người và vũ khí của ta vào trận địa Thành Cổ, vì thế quân địch đánh phá rất ác liệt để cắt nguồn viện trợ của ta. Có thời gian quân địch dội bom liên tục suốt 48 tiếng đồng hồ, ban đêm thì thả pháo sáng. Chính vì thế đường dây thông tin liên lạc giữa trận địa với Sở chỉ huy liên tục bị đứt. Anh em đồng đội trong đơn vị ông hy sinh nhiều nhưng vẫn không sao nối được liên lạc. Thông tin trực chiến bị đứt quãng liên tục làm cho chiến trường mất phương hướng. Lúc đó, nếu không nối được liên lạc thì sẽ thương vong nặng nề hơn.

Khi đã tìm được đầu dây bị đứt nhưng ông Thoảng cũng không biết phải làm sao nối lại được. Một ý nghĩ đã lóe lên trong đầu ông. Ông đã nghĩ ra cách dùng miệng mình để ngậm hai đầu dây bị đứt nối chúng lại để thông tin được thông suốt, còn lại hai tay và hai chân thì bơi để giữ thăng bằng trên sông. Cứ như thế mấy chục phút đồng hồ, có những lúc ông tưởng như mình ngất đi vì đuối sức. Hành động mưu trí của ông đã làm cho thông tin được thông suốt từ Sở chỉ huy đến trận địa. Sau trận chiến, ông Thoảng cũng mới biết: vào thời điểm ông dùng miệng ngậm nối dây thông tin giữa sông cũng là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện chỉ huy trực tiếp chiến dịch và động viên tinh thần bộ đội. Đại tướng đã nhắc nhở đơn vị của ông và ra lệnh: “Quang Sơn còn, Quảng Trị còn” (Quang Sơn - biệt hiệu đơn vị của ông Thoảng).

Thành tích của ông Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Một năm sau ngày ghi công, vào ngày 23/9/1973, ông Thoảng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Lúc này ông Mai Ngọc Thoảng mới tròn 20 tuổi.

fd172341-c497-48e4-acb8-fd2f1790ffbc.jpg

* Còn đối với cựu chiến binh Phạm Quang Duyệt – Khu phố 13, phường Ngọc Trạo, người dành trọn đời phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam, ký ức về những trận đánh oanh liệt cũng không thể phai nhoà.

Năm nay đã gần 80 tuổi, ông Duyệt vẫn nhớ như in khi vừa bước sang tuổi 20, ông nhập ngũ và chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai. Trong suốt thời gian là chiến sỹ chiến đấu trực tiếp với quân thù, ông đã trải qua khoảng 50 trận đánh lớn, nhỏ, gồm đánh tập trung, đánh phục kích, đánh tập kích, chống càn, đánh cầu. Nhưng có 2 trận mà ông đã lập nên nhiều chiến công lớn, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt xe cơ giới cùng nhiều huân chương.

Trận đánh đầu tiên vào 11/1967, tại đường 19 phía tây đèo Măng Yang, đơn vị của ông được tăng cường cho Trung đoàn 95B đánh vào đoàn xe quân sự thuộc Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ đang đi từ Quy Nhơn vào Gia Lai. Đoàn xe quân sự của địch có lực lượng hùng hậu, đi đầu là xe tăng, vừa đi vừa bắn dẹp đường, phía sau là đoàn xe vận tải, cứ 5 chiếc xe tải lại có 1 chiếc xe Jeep gắn súng đại liên bảo vệ. Bộ phận của ông được giao chặn đầu và khoá đuôi đoàn xe. Nhóm chặn đầu gồm 10 người, làm nhiệm vụ lao mìn và bắn súng chống tăng B40. Khi 2 chiếc xe tăng dẫm vào những quả mìn đã được bố trí sẵn, mìn phát nổ khiến quân địch hoảng loạn. Ông đã bắn thẳng vào một chiếc xe tăng khiến xe bị cháy. Khi đang nạp đạn để bắn tiếp cái thứ 2 thì ông bị thương không thể chiến đấu tiếp.

Trận đánh thứ 2 diễn ra vào năm 1968, ông cũng tiêu diệt được 1 chiếc xe tăng. Chiến công nối tiếp chiến công, cũng trong năm đó, ông gián tiếp tiêu diệt 1 chiếc xe tăng, góp phần làm cho quân địch suy yếu, nối dài thêm chiến công của bộ đội công binh, góp phần vào truyền thống vẻ vang của quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Vào ngày 9/4, ông vinh dự được gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Thủ đô Hà Nội.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông Thoảng tiếp tục hoạt động trong quân đội. Năm 1993, ông về hưu và được nhân dân tín nhiệm bầulàm một số công tác trong chính quyền. Ông cũng là Từ đó giúp các em học sinh càng thêm tự hào về thế hệ cha anh, biết trân trọng hoà bình và nỗ lực trong học tập, rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trở về từ chiến trường với bao vết thương trên thân thể, dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng những người lính năm xưa vẫn không ngừng cống hiến, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Họ tích cực đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giữ vai trò gương mẫu tại cơ sở, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết trong các hoạt động chính trị, xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho thế hệ trẻ.

Cựu chiến binh Mai Ngọc Thoảng nhiều năm được Nhân dân tín nhiệm bầulàm một số công tác trong chính quyền; tích cựctham gia giáo dục truyền thống cách mạng, truyền lửa cho thế hệ trẻ bằng những câu chuyện sống động về một thời oanh liệt.

Cựu chiến binh Phạm Quang Duyệt luôn tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ vai trò gương mẫu, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

Cựu chiến binh Hà Xuân Trường là một trong những hội viên luôn tích cực trong công tác hội, góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chuyển đổi số và các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Dù ở lĩnh vực nào, các CCB, Cựu TNXP cũng luôn luôn thể hiện tinh thần “Quyết chiến quyết thắng” và “Thần tốc, táo bạo” của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa, luôn tận tụy, gương mẫu trong công tác và cuộc sống. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, các đồng chí không chỉ tiếp tục viết tiếp trang sử hào hùng trong thời bình, mà còn góp phần vun đắp, giữ gìn những giá trị cốt lõi làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của Quân đội và Nhân dân Việt Nam.
Hà Nghĩa

Tự hào những người lính chống Mỹ cứu nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam trải dài 21 năm. Trong suốt chặng đường ấy đã có hàng triệu cán bộ, chiến sỹ “chân trần, chí thép” hy sinh tuổi xuân, xương máu trên khắp các chiến trường để non sông thu về một mối, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hoà bình và phát triển.

sanbay47820351pm.jpg

Tròn 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ. Thị xã Bỉm Sơn vinh dự có 1 cựu chiến binh được gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội ngày 9/4 và 2 cựu chiến binh được tham dự Lễ kỷ niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 30/4. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những cống hiến, hy sinh mà còn là dịp để nhắc nhớ đến chiến công của những người chiến sỹ năm xưa.


5fe89f61-4678-4c56-98e1-4897c1d53ec8.jpg

* Trong những ngày toàn dân, toàn quân ta đang hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, các cán bộ, hội viên CCB khu phố 6, phường Lam Sơn tụ họp về ngôi nhà của gia đình cựu chiến binh Hà Xuân Trường để ôn lại những ngày tháng trong quân ngũ. Với ông Hà Xuân Trường, những ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh và đặc biệt là thời khắc đánh chiếm Dinh độc lập lại hiện rõ như mới ngày hôm qua.

Ông Hà Xuân Trường sinh năm 1955. Năm 1973 khi vừa tròn 18 tuổi, ông xung phong lên đường nhập ngũ, được biên chế về Trung đoàn 201, Binh chủng Tăng Thiết giáp. Sau 2 tháng huấn luyện, tháng 3/1973, ông đi B, biên chế về Trung đoàn 203 (sau này là Lữ đoàn 197, Quân đoàn 2), làm nhiệm vụ trinh sát và công binh rà phá bom mìn, lắp cầu phà cho xe tăng qua sông. Trong chiến đấu, ông luôn phát huy “bản lĩnh, tinh thần thép” của bộ đội tăng thiết giáp, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên truyền thống vẻ vang “Đã ra quân là đánh thắng” của Binh chủng Tăng thiết giáp.

Vào tháng 3/1975, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bắt đầu bằng 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định”.

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, quân địch quyết định rút khỏi Tây Nguyên, gây nên cuộc tháo chạy hỗn loạn và làm suy yếu nghiêm trọng thế phòng thủ của chính quyền Sài Gòn. Lúc này, đơn vị của ông nhận lệnh hành quân từ Quảng Trị và Sài Gòn. Đoàn quân đi như vũ bão, đi đến đâu giành chiến thắng đến đó, gây ra những thất bại liên tiếp của địch tại Huế, Đà Nẵng. Sau khi giải phóng Đà Nẵng, nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, đơn vị của ông tiến về Sài Gòn, dọc đường đã giải phóng các tỉnh đi qua. Ngày 29/4, đơn vị được chia ra các cánh quân để đánh phá các căn cứ của địch. Cánh quân của ông đánh vào Tổng kho Lương Bình, xa lộ Biên Hoà, đến Ngã ba Vũng Tàu thì nhập lại với đơn vị để tiến thẳng vào Dinh độc lập.


695426fa-cef8-4c85-9bf0-8f20a83a4c84.jpg

Nhắc lại thời khắc lịch sử ấy, ông Hà Xuân Trường xúc động nói: Không còn gì có thể hạnh phúc hơn, sau thời khắc chiếc xe tăng 390 húc tung cánh cổng dinh Độc lập, lá cờ quân giải phóng tung bay, ai nấy đều sung sướng, hạnh phúc vì từ đây miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, non sông đã được thu về một mối.


a2-1-08051-1.jpg

* Cùng vinh dự được mời dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/4 còn có Anh hùng lực lượng vũ trang Mai Ngọc Thoảng – khu phố 13, phường Ngọc Trạo.

Với người cựu chiến binh có mái tóc bạc phơ, những kí ức về “Một thời hoa lửa”đó là những năm tháng không thể nào quên của ông và những người đồng đội trên chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Khi ấy, đơn vị của ông là Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B Quân đoàn 1 (nay là Sư đoàn 390) được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Ông được giao nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu. Lúc ấy ông được giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội thông tin hữu tuyến. Đơn vị của ông phải ngày đêm lăn lộn xông pha tiền tuyến, nơi nguy hiểm nhất để đảm bảo “mạch máu thông tin liên lạc” luôn luôn được thông suốt.

Theo lời kể của ông dòng sông Thạch Hãn là nơi tiếp tế lương thực, thực phẩm, đưa người và vũ khí của ta vào trận địa Thành Cổ, vì thế quân địch đánh phá rất ác liệt để cắt nguồn viện trợ của ta. Có thời gian quân địch dội bom liên tục suốt 48 tiếng đồng hồ, ban đêm thì thả pháo sáng. Chính vì thế đường dây thông tin liên lạc giữa trận địa với Sở chỉ huy liên tục bị đứt. Anh em đồng đội trong đơn vị ông hy sinh nhiều nhưng vẫn không sao nối được liên lạc. Thông tin trực chiến bị đứt quãng liên tục làm cho chiến trường mất phương hướng. Lúc đó, nếu không nối được liên lạc thì sẽ thương vong nặng nề hơn.

Khi đã tìm được đầu dây bị đứt nhưng ông Thoảng cũng không biết phải làm sao nối lại được. Một ý nghĩ đã lóe lên trong đầu ông. Ông đã nghĩ ra cách dùng miệng mình để ngậm hai đầu dây bị đứt nối chúng lại để thông tin được thông suốt, còn lại hai tay và hai chân thì bơi để giữ thăng bằng trên sông. Cứ như thế mấy chục phút đồng hồ, có những lúc ông tưởng như mình ngất đi vì đuối sức. Hành động mưu trí của ông đã làm cho thông tin được thông suốt từ Sở chỉ huy đến trận địa. Sau trận chiến, ông Thoảng cũng mới biết: vào thời điểm ông dùng miệng ngậm nối dây thông tin giữa sông cũng là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện chỉ huy trực tiếp chiến dịch và động viên tinh thần bộ đội. Đại tướng đã nhắc nhở đơn vị của ông và ra lệnh: “Quang Sơn còn, Quảng Trị còn” (Quang Sơn - biệt hiệu đơn vị của ông Thoảng).

Thành tích của ông Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Một năm sau ngày ghi công, vào ngày 23/9/1973, ông Thoảng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Lúc này ông Mai Ngọc Thoảng mới tròn 20 tuổi.

fd172341-c497-48e4-acb8-fd2f1790ffbc.jpg

* Còn đối với cựu chiến binh Phạm Quang Duyệt – Khu phố 13, phường Ngọc Trạo, người dành trọn đời phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam, ký ức về những trận đánh oanh liệt cũng không thể phai nhoà.

Năm nay đã gần 80 tuổi, ông Duyệt vẫn nhớ như in khi vừa bước sang tuổi 20, ông nhập ngũ và chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai. Trong suốt thời gian là chiến sỹ chiến đấu trực tiếp với quân thù, ông đã trải qua khoảng 50 trận đánh lớn, nhỏ, gồm đánh tập trung, đánh phục kích, đánh tập kích, chống càn, đánh cầu. Nhưng có 2 trận mà ông đã lập nên nhiều chiến công lớn, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt xe cơ giới cùng nhiều huân chương.

Trận đánh đầu tiên vào 11/1967, tại đường 19 phía tây đèo Măng Yang, đơn vị của ông được tăng cường cho Trung đoàn 95B đánh vào đoàn xe quân sự thuộc Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ đang đi từ Quy Nhơn vào Gia Lai. Đoàn xe quân sự của địch có lực lượng hùng hậu, đi đầu là xe tăng, vừa đi vừa bắn dẹp đường, phía sau là đoàn xe vận tải, cứ 5 chiếc xe tải lại có 1 chiếc xe Jeep gắn súng đại liên bảo vệ. Bộ phận của ông được giao chặn đầu và khoá đuôi đoàn xe. Nhóm chặn đầu gồm 10 người, làm nhiệm vụ lao mìn và bắn súng chống tăng B40. Khi 2 chiếc xe tăng dẫm vào những quả mìn đã được bố trí sẵn, mìn phát nổ khiến quân địch hoảng loạn. Ông đã bắn thẳng vào một chiếc xe tăng khiến xe bị cháy. Khi đang nạp đạn để bắn tiếp cái thứ 2 thì ông bị thương không thể chiến đấu tiếp.

Trận đánh thứ 2 diễn ra vào năm 1968, ông cũng tiêu diệt được 1 chiếc xe tăng. Chiến công nối tiếp chiến công, cũng trong năm đó, ông gián tiếp tiêu diệt 1 chiếc xe tăng, góp phần làm cho quân địch suy yếu, nối dài thêm chiến công của bộ đội công binh, góp phần vào truyền thống vẻ vang của quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Vào ngày 9/4, ông vinh dự được gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Thủ đô Hà Nội.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông Thoảng tiếp tục hoạt động trong quân đội. Năm 1993, ông về hưu và được nhân dân tín nhiệm bầulàm một số công tác trong chính quyền. Ông cũng là Từ đó giúp các em học sinh càng thêm tự hào về thế hệ cha anh, biết trân trọng hoà bình và nỗ lực trong học tập, rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trở về từ chiến trường với bao vết thương trên thân thể, dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng những người lính năm xưa vẫn không ngừng cống hiến, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Họ tích cực đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giữ vai trò gương mẫu tại cơ sở, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết trong các hoạt động chính trị, xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho thế hệ trẻ.

Cựu chiến binh Mai Ngọc Thoảng nhiều năm được Nhân dân tín nhiệm bầulàm một số công tác trong chính quyền; tích cựctham gia giáo dục truyền thống cách mạng, truyền lửa cho thế hệ trẻ bằng những câu chuyện sống động về một thời oanh liệt.

Cựu chiến binh Phạm Quang Duyệt luôn tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ vai trò gương mẫu, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

Cựu chiến binh Hà Xuân Trường là một trong những hội viên luôn tích cực trong công tác hội, góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chuyển đổi số và các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Dù ở lĩnh vực nào, các CCB, Cựu TNXP cũng luôn luôn thể hiện tinh thần “Quyết chiến quyết thắng” và “Thần tốc, táo bạo” của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa, luôn tận tụy, gương mẫu trong công tác và cuộc sống. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, các đồng chí không chỉ tiếp tục viết tiếp trang sử hào hùng trong thời bình, mà còn góp phần vun đắp, giữ gìn những giá trị cốt lõi làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của Quân đội và Nhân dân Việt Nam.
Hà Nghĩa

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC