Từ những “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”
Mô hình “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” đang được các cơ sở đội trong toàn tỉnh triển khai, lan tỏa nhiều thông điệp tích cực giúp các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Đồng thời là cách làm ý nghĩa gây quỹ hỗ trợ cho đội viên, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bỉm Sơn) phân loại phế liệu trước khi cho vào
“Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”.
Đã 4 năm nay em Trần Thị Quỳnh Hương, học sinh lớp 9A Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bỉm Sơn) tập hợp vỏ lon, chai nhựa và giấy vụn mang đến “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” của trường. Hương chia sẻ: “Em cũng như các bạn rất hào hứng với hoạt động này vì càng thu gom được nhiều sẽ càng bán được nhiều tiền để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và bảo vệ môi trường tốt hơn”.
Cũng như em Hương, việc phân loại phế liệu rồi mang đến “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” đã trở thành việc làm thường xuyên của em Đỗ Đình Khánh đội viên chi đội 5A, Trường Tiểu học Xuân Hòa (Thọ Xuân). Khánh cho biết: "Cuối giờ học, em thường cùng các bạn vệ sinh lớp học, sân trường, vừa nhặt giấy vụn, chai nhựa... cho phong trào của lớp, vừa vệ sinh lớp cho ngày học hôm sau. Em và các bạn thấy thích thú với phong trào này vì nó mang đến cho em thói quen tốt. Ở nhà có giấy vụn, báo cũ, mẹ em đều để dành cho em mang đến trường gây quỹ".
“Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” của các trường học trên địa bàn tỉnh được trang trí các hình ảnh bảo vệ môi trường với khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu “Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn”. Ngôi nhà được chia làm 3 ngăn, phía trước mỗi ngăn có khe hở với dòng chữ hướng dẫn: Vỏ lon, giấy vụn, vỏ chai nhựa, để học sinh dễ dàng phân loại rác thải. Từ việc thu gom rác thải định kỳ, liên đội tổng hợp số lượng, bán gây quỹ thực hiện phong trào và các hoạt động Đội.
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn Phùng Thị Mai Hương, cho biết: "Nhờ có “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên học sinh trong trường đã dần hình thành tính tự giác phân loại rác thải, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mô hình cũng gây quỹ để giúp đỡ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào công tác an sinh xã hội của nhà trường. Vừa qua, từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”, tiền đóng góp tự nguyện nhờ nuôi heo đất của học sinh và của cán bộ, giáo viên nhà trường, chúng tôi đã có gần 55 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3".
Anh Tuân
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn Phùng Thị Mai Hương, cho biết: "Nhờ có “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên học sinh trong trường đã dần hình thành tính tự giác phân loại rác thải, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mô hình cũng gây quỹ để giúp đỡ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào công tác an sinh xã hội của nhà trường. Vừa qua, từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”, tiền đóng góp tự nguyện nhờ nuôi heo đất của học sinh và của cán bộ, giáo viên nhà trường, chúng tôi đã có gần 55 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3".
Anh Tuân
Tin cùng chuyên mục
-
Phường Đông Sơn sẵn sàng cho công tác khảo nghiệm giống lúa mới.
-
Lan tỏa những tấm gương hiến đất – mở đường.
-
Phát huy vai trò của các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
-
Điện lực khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung khai thác, vận hành hiệu quả lưới điện thông minh
Từ những “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”
Mô hình “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” đang được các cơ sở đội trong toàn tỉnh triển khai, lan tỏa nhiều thông điệp tích cực giúp các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Đồng thời là cách làm ý nghĩa gây quỹ hỗ trợ cho đội viên, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bỉm Sơn) phân loại phế liệu trước khi cho vào
“Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”.
Đã 4 năm nay em Trần Thị Quỳnh Hương, học sinh lớp 9A Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bỉm Sơn) tập hợp vỏ lon, chai nhựa và giấy vụn mang đến “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” của trường. Hương chia sẻ: “Em cũng như các bạn rất hào hứng với hoạt động này vì càng thu gom được nhiều sẽ càng bán được nhiều tiền để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và bảo vệ môi trường tốt hơn”.
Cũng như em Hương, việc phân loại phế liệu rồi mang đến “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” đã trở thành việc làm thường xuyên của em Đỗ Đình Khánh đội viên chi đội 5A, Trường Tiểu học Xuân Hòa (Thọ Xuân). Khánh cho biết: "Cuối giờ học, em thường cùng các bạn vệ sinh lớp học, sân trường, vừa nhặt giấy vụn, chai nhựa... cho phong trào của lớp, vừa vệ sinh lớp cho ngày học hôm sau. Em và các bạn thấy thích thú với phong trào này vì nó mang đến cho em thói quen tốt. Ở nhà có giấy vụn, báo cũ, mẹ em đều để dành cho em mang đến trường gây quỹ".
“Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” của các trường học trên địa bàn tỉnh được trang trí các hình ảnh bảo vệ môi trường với khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu “Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn”. Ngôi nhà được chia làm 3 ngăn, phía trước mỗi ngăn có khe hở với dòng chữ hướng dẫn: Vỏ lon, giấy vụn, vỏ chai nhựa, để học sinh dễ dàng phân loại rác thải. Từ việc thu gom rác thải định kỳ, liên đội tổng hợp số lượng, bán gây quỹ thực hiện phong trào và các hoạt động Đội.
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn Phùng Thị Mai Hương, cho biết: "Nhờ có “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên học sinh trong trường đã dần hình thành tính tự giác phân loại rác thải, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mô hình cũng gây quỹ để giúp đỡ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào công tác an sinh xã hội của nhà trường. Vừa qua, từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”, tiền đóng góp tự nguyện nhờ nuôi heo đất của học sinh và của cán bộ, giáo viên nhà trường, chúng tôi đã có gần 55 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3".
Anh Tuân
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn Phùng Thị Mai Hương, cho biết: "Nhờ có “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên học sinh trong trường đã dần hình thành tính tự giác phân loại rác thải, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mô hình cũng gây quỹ để giúp đỡ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào công tác an sinh xã hội của nhà trường. Vừa qua, từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”, tiền đóng góp tự nguyện nhờ nuôi heo đất của học sinh và của cán bộ, giáo viên nhà trường, chúng tôi đã có gần 55 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3".
Anh Tuân