Truy cập

Hôm nay:
1587
Hôm qua:
4183
Tuần này:
1587
Tháng này:
66435
Tất cả:
7882126

Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.

Đến Đền Chín Giếng, còn gọi là Đền Cô Chín những ngày gần kề lễ hội, trong không gian thoang thoảng nhang trầm, khói hương, bên cạnh việc thực hiện sinh hoạt tín ngưỡng cầu mong cuộc sống hạnh phúc, bình an, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc trời thu nơi đây bởi ngôi đền này sau lưng tựa núi, trước mặt lại có dòng suối Sòng chảy qua, sẽ mang đến cảm giác vừa thư thái, vừa an yên.

Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.JPG

Đền Chín Giếng cách Đền Sòng Sơn khoảng 1km về phía Đông, xưa thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, Phủ Hà Trung; nay thuộc khu phố 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng đế), là một trong Tứ Phủ Thánh Cô nổi tiếng linh thiêng. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm tuôn trào nước. Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí. Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, chúa Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Huyền Nữ đang ngự là 9 cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu Thiên công chúa hóa phép che chở; được Phật bà Quan Âm ra tay cứu đỡ nên Chúa Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu Hạnh quy y theo Phật và cảm tình cưu mang của Cửa Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ.
den-co-chin-thanh-hoa-2.jpg


Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, vào thời Cảnh Hưng, dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786), nhân dân đã lập đền thờ ngay bên cạnh 9 cái giếng thiêng; năm 1939 Đền được tu sửa; năm 1993 Đền được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia; năm 2004 Đền tiếp tục được trùng tu và tôn tạo.
Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội 1.JPG


Đền Chín Giếnglà một ngôi đền không quá lớn, song cảnh quan Đền được quy hoạch và kiến thiết hợp lý, nhiều cây xanh. Đền mang thiết kế giống với những ngôi đền từ thời xưa, với mái ngói đỏ cam và những hoa văn họa tiết đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc. Mặt trước của đền là 4 cây cột đá lớn, tựa như mở ra cổng Tam quan cho du khách bước qua. Qua cổng, bước trên thềm bậc đá cao, du khách sẽ đến Cung ngoài – là nhà bảy gian; Cung giữa 5 gian; Cung trong 3 gian. Đền được bài trí nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi cảnh đền và Thánh Cô Chín Giếng, tiêu biểu như: “Thánh đức cao minh lưu quốc sử/ Thần công quảng đại hộ dân sinh”, dịch nghĩa “Đức của Thánh cao minh lưu sử nước/Công của Thần rộng cứu giúp dân lành”…

Theo cuốn “Địa chí Bỉm Sơn”, tín ngưỡng thờ ở Đền Chín Giếng có liên quan mật thiết với tín ngưỡng dân gian Đền Sòng Sơn - tín ngưỡng thờ Mẫu – một nét văn hóa truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc từ xa xưa cho tới tận bây giờ. Đây cũng là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Xứ Thanh nên đã thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước đến vãng cảnh, chiêm bái trong cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, trong dịp Lễ hội Đền Sòng Sơn vào ngày 26/2 âm lịch, rước kiệu Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ Đền Sòng Sơn qua đền Chín Giếng (theo thần tích chị đến thăm em) và chính Hội Đền Cô Chín vào ngày 9/9 âm lịch Đền đón lượng lớn du khách thập phương đến dâng hương bái lễ Cô Chín, để cầu mong sức khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn…

Hiện nay, sắp bước vào chính Hội Đền Cô Chín, thời điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương. Chính vì vậy, các tiểu ban quản lý di tích Đền Chín Giếng, Đền Sòng Sơn đều tăng cường công tác quản lý để đảm bảo an toàn và văn minh tại các di tích, đồng thời phát huy giá trị các di tích trên địa bàn thị xã.

Nguyễn Tới

Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.

Đến Đền Chín Giếng, còn gọi là Đền Cô Chín những ngày gần kề lễ hội, trong không gian thoang thoảng nhang trầm, khói hương, bên cạnh việc thực hiện sinh hoạt tín ngưỡng cầu mong cuộc sống hạnh phúc, bình an, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc trời thu nơi đây bởi ngôi đền này sau lưng tựa núi, trước mặt lại có dòng suối Sòng chảy qua, sẽ mang đến cảm giác vừa thư thái, vừa an yên.

Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.JPG

Đền Chín Giếng cách Đền Sòng Sơn khoảng 1km về phía Đông, xưa thuộc trang Phú Dương, xã Cổ Đam, huyện Tống Sơn, Phủ Hà Trung; nay thuộc khu phố 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng đế), là một trong Tứ Phủ Thánh Cô nổi tiếng linh thiêng. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm tuôn trào nước. Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí. Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, chúa Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Huyền Nữ đang ngự là 9 cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu Thiên công chúa hóa phép che chở; được Phật bà Quan Âm ra tay cứu đỡ nên Chúa Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu Hạnh quy y theo Phật và cảm tình cưu mang của Cửa Thiên Huyền Nữ, Chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ.
den-co-chin-thanh-hoa-2.jpg


Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, vào thời Cảnh Hưng, dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786), nhân dân đã lập đền thờ ngay bên cạnh 9 cái giếng thiêng; năm 1939 Đền được tu sửa; năm 1993 Đền được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia; năm 2004 Đền tiếp tục được trùng tu và tôn tạo.
Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội 1.JPG


Đền Chín Giếnglà một ngôi đền không quá lớn, song cảnh quan Đền được quy hoạch và kiến thiết hợp lý, nhiều cây xanh. Đền mang thiết kế giống với những ngôi đền từ thời xưa, với mái ngói đỏ cam và những hoa văn họa tiết đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc. Mặt trước của đền là 4 cây cột đá lớn, tựa như mở ra cổng Tam quan cho du khách bước qua. Qua cổng, bước trên thềm bậc đá cao, du khách sẽ đến Cung ngoài – là nhà bảy gian; Cung giữa 5 gian; Cung trong 3 gian. Đền được bài trí nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi cảnh đền và Thánh Cô Chín Giếng, tiêu biểu như: “Thánh đức cao minh lưu quốc sử/ Thần công quảng đại hộ dân sinh”, dịch nghĩa “Đức của Thánh cao minh lưu sử nước/Công của Thần rộng cứu giúp dân lành”…

Theo cuốn “Địa chí Bỉm Sơn”, tín ngưỡng thờ ở Đền Chín Giếng có liên quan mật thiết với tín ngưỡng dân gian Đền Sòng Sơn - tín ngưỡng thờ Mẫu – một nét văn hóa truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc từ xa xưa cho tới tận bây giờ. Đây cũng là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Xứ Thanh nên đã thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước đến vãng cảnh, chiêm bái trong cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, trong dịp Lễ hội Đền Sòng Sơn vào ngày 26/2 âm lịch, rước kiệu Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ Đền Sòng Sơn qua đền Chín Giếng (theo thần tích chị đến thăm em) và chính Hội Đền Cô Chín vào ngày 9/9 âm lịch Đền đón lượng lớn du khách thập phương đến dâng hương bái lễ Cô Chín, để cầu mong sức khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn…

Hiện nay, sắp bước vào chính Hội Đền Cô Chín, thời điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương. Chính vì vậy, các tiểu ban quản lý di tích Đền Chín Giếng, Đền Sòng Sơn đều tăng cường công tác quản lý để đảm bảo an toàn và văn minh tại các di tích, đồng thời phát huy giá trị các di tích trên địa bàn thị xã.

Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC