Truy cập

Hôm nay:
8706
Hôm qua:
7261
Tuần này:
36876
Tháng này:
113076
Tất cả:
6359824

Định kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần xóa bỏ

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỉ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) mới đây đã công bố báo cáo "Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021". Đây là lần đầu tiên có một báo cáo tổng quát về bình đẳng giới được thực hiện ở Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có 2 người đã từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực. Gần một nửa trong số những phụ nữ này không kể với ai về tình trạng bị sử dụng bạo lực của mình. Nhiều người vẫn còn sợ bị phán xét, sợ không được bảo vệ. Đặc biệt tình trạng này còn gia tăng mạnh trong thời gian cách ly xã hội. Báo cáo cũng nêu nguyên nhân chính gây bất bình đẳng giới chính là những khuôn mẫu về giới.

Nếu chúng ta thay đổi quan điểm phụ nữ phải lo việc nhà, phải giữ nhiệm vụ chính như chăm sóc con cái... mà để cho mỗi cá nhân được phát triển tự do theo sở trường và sở thích của mình thì những rào cản sẽ dần bị gỡ bỏ. Việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, trong đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại. Xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Chúng ta cần phải có dự báo về lao động mất việc, sự tác động của công nghệ đến việc làm của người lao động, để đưa ra những chính sách luật pháp căn cơ nhằm bảo vệ lao động nữ. Đồng thời, cần chuẩn bị cho người lao động có khả năng học tập suốt đời, tham gia đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt để tiếp cận thị trường lao động khi lâm vào tình huống bị mất việc. Vì so với nam giới, phụ nữ đang chịu tác động tiêu cực nhiều hơn trong trong kỷ nguyên số. Ví dụ định kiến về việc nam giới làm chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn phụ nữ. Phụ nữ khi làm lãnh đạo bị soi xét, để ý hơn so với nam giới và đặt ra nhiều vấn đề khắt khe hơn. Những con số thống kê trên cho thấy rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới.

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn tập trung phối hợp tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, những quy định mới đối với lao động nữ theo Bộ luật Lao động năm 2019, và các Quyết định của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh về bình đẳng giới. Tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp, bộ nhận diện của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường truyền thông, tư vấn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội dành cho phụ nữ và trẻ em; tăng quyề năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Phối hợp xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở y tế; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên của Hội về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành về việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phường; giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, việc triển khai các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch Covid 19; các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Hà Nghĩa

Định kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần xóa bỏ

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỉ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) mới đây đã công bố báo cáo "Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021". Đây là lần đầu tiên có một báo cáo tổng quát về bình đẳng giới được thực hiện ở Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có 2 người đã từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực. Gần một nửa trong số những phụ nữ này không kể với ai về tình trạng bị sử dụng bạo lực của mình. Nhiều người vẫn còn sợ bị phán xét, sợ không được bảo vệ. Đặc biệt tình trạng này còn gia tăng mạnh trong thời gian cách ly xã hội. Báo cáo cũng nêu nguyên nhân chính gây bất bình đẳng giới chính là những khuôn mẫu về giới.

Nếu chúng ta thay đổi quan điểm phụ nữ phải lo việc nhà, phải giữ nhiệm vụ chính như chăm sóc con cái... mà để cho mỗi cá nhân được phát triển tự do theo sở trường và sở thích của mình thì những rào cản sẽ dần bị gỡ bỏ. Việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, trong đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại. Xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Chúng ta cần phải có dự báo về lao động mất việc, sự tác động của công nghệ đến việc làm của người lao động, để đưa ra những chính sách luật pháp căn cơ nhằm bảo vệ lao động nữ. Đồng thời, cần chuẩn bị cho người lao động có khả năng học tập suốt đời, tham gia đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt để tiếp cận thị trường lao động khi lâm vào tình huống bị mất việc. Vì so với nam giới, phụ nữ đang chịu tác động tiêu cực nhiều hơn trong trong kỷ nguyên số. Ví dụ định kiến về việc nam giới làm chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn phụ nữ. Phụ nữ khi làm lãnh đạo bị soi xét, để ý hơn so với nam giới và đặt ra nhiều vấn đề khắt khe hơn. Những con số thống kê trên cho thấy rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới.

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn tập trung phối hợp tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, những quy định mới đối với lao động nữ theo Bộ luật Lao động năm 2019, và các Quyết định của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh về bình đẳng giới. Tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp, bộ nhận diện của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường truyền thông, tư vấn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội dành cho phụ nữ và trẻ em; tăng quyề năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Phối hợp xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở y tế; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên của Hội về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành về việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phường; giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, việc triển khai các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch Covid 19; các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC