Truy cập

Hôm nay:
1124
Hôm qua:
6869
Tuần này:
7993
Tháng này:
386302
Tất cả:
8668756

Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

Những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, bổ sung các quy hoạch có chất lượng, tầm nhìn; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; hạ tầng du lịch. Nâng cao chất lượng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo đột phá trong thu hút đầu tư vào tỉnh.

Long Son.jpg


Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã thu hút 1.204 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư 234.931 tỷ đồng, trong đó, 1.125 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư 147.360 tỷ đồng và 79 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư 3,8 tỷ USD. 8 tháng năm 2021, chấp thuận chủ trương đầu tư 74 dự án (7 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký 22.700 tỷ đồng và 42,6 triệu USD. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, xã hội, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp, thương mại dịch vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được quan tâm nhưng thiếu đồng bộ và tính chiến lược; các hình thức xúc tiến đầu tư chưa đa dạng, lực lượng xúc tiến đầu tư mỏng, tính chuyên nghiệp của một số cán bộ làm công tác xúc tiến chưa cao và chưa thực sự chủ động; kết quả thu hút đầu tư vào tỉnh có tích cực nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Số lượng dự án FDI đầu tư vào tỉnh trong thời gian gần đây có gia tăng nhưng chưa nhiều, số dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ còn ít, tiến độ triển khai thực hiện một số dự án còn chậm so với đăng ký đầu tư. Các doanh nghiệp trong nước còn yếu về năng lực; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thương mại, trong khi đó tỷ trọng đầu tư trong các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn thấp, tính bền vững, tính liên kết và tính lan tỏa còn hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, tỉnh ta chủ trương tập trung xúc tiến đầu tư và ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực, như: công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường; công nghiệp phụ trợ; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; du lịch chất lượng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái; phát triển kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị hiện đại; nhất là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0... Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp, như: đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng mới. Bên cạnh đó, coi trọng các thị trường, đối tác hiện tại, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn và doanh nghiệp tại các nước phát triển. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước; khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính và công nghệ từ người Việt Nam ở nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, công nghệ cao, y tế, đào tạo nguồn nhân lực... Công tác xúc tiến đầu tư cần gắn chặt với quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và khu vực của tỉnh. Bảo đảm đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng và hiệu quả, tránh hình thức, dàn trải; thu hút đầu tư có chọn lọc phù hợp với mục tiêu, yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cần được chú trọng, thông qua các hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án hiệu quả ở các cấp, các ngành. Tập trung hỗ trợ các dự án lớn, cụm dự án trọng điểm, có sức lan tỏa để hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư, hệ thống các dự án phụ trợ và làm cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình xúc tiến thu hút đầu tư, chú trọng phân tích, đánh giá những tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm thời gian giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin tích hợp, cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; bảo đảm cơ sở dữ liệu có đủ độ tin cậy và bao quát, minh bạch các số liệu. Số hóa mọi quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến, số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch làm cơ sở để xúc tiến, thu hút đầu tư. Tiếp tục duy trì các đối tác truyền thống; đồng thời, mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Đồng thời, tăng cường và chủ động tiếp cận trực tiếp các nhà đầu tư chiến lược, các thị trường đầu tư lớn, các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư các lĩnh vực ngành nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục duy trì các hoạt động tiếp xúc với nhà đầu tư ngay cả sau khi hoàn tất thủ tục và triển khai dự án đầu tư; tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều, đối thoại chính sách giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải đáp thắc mắc với nhà đầu tư, thúc đẩy nhà đầu tư mở rộng, đăng ký vốn tăng thêm đối với dự án đang triển khai. Cung cấp thông tin về nhu cầu, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức các hoạt động vận động xúc tiến đầu tư trong nước và ở nước ngoài, chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, gắn với định hướng thu hút đầu tư; ưu tiên các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thân thiện với môi trường. Tằng cường thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn trong nước có uy tín, có năng lực tài chính vào đầu tư. Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực nhằm nắm bắt thời cơ thu hút nguồn lực bên ngoài, đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn FDI. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin, tạo cầu nối để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư mới đầu tư vào tỉnh.

Xuân Hùng

Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

Những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, bổ sung các quy hoạch có chất lượng, tầm nhìn; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; hạ tầng du lịch. Nâng cao chất lượng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo đột phá trong thu hút đầu tư vào tỉnh.

Long Son.jpg


Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã thu hút 1.204 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư 234.931 tỷ đồng, trong đó, 1.125 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư 147.360 tỷ đồng và 79 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư 3,8 tỷ USD. 8 tháng năm 2021, chấp thuận chủ trương đầu tư 74 dự án (7 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký 22.700 tỷ đồng và 42,6 triệu USD. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, xã hội, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp, thương mại dịch vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được quan tâm nhưng thiếu đồng bộ và tính chiến lược; các hình thức xúc tiến đầu tư chưa đa dạng, lực lượng xúc tiến đầu tư mỏng, tính chuyên nghiệp của một số cán bộ làm công tác xúc tiến chưa cao và chưa thực sự chủ động; kết quả thu hút đầu tư vào tỉnh có tích cực nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Số lượng dự án FDI đầu tư vào tỉnh trong thời gian gần đây có gia tăng nhưng chưa nhiều, số dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ còn ít, tiến độ triển khai thực hiện một số dự án còn chậm so với đăng ký đầu tư. Các doanh nghiệp trong nước còn yếu về năng lực; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thương mại, trong khi đó tỷ trọng đầu tư trong các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn thấp, tính bền vững, tính liên kết và tính lan tỏa còn hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, tỉnh ta chủ trương tập trung xúc tiến đầu tư và ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực, như: công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường; công nghiệp phụ trợ; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; du lịch chất lượng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái; phát triển kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị hiện đại; nhất là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0... Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp, như: đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng mới. Bên cạnh đó, coi trọng các thị trường, đối tác hiện tại, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn và doanh nghiệp tại các nước phát triển. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước; khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính và công nghệ từ người Việt Nam ở nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, công nghệ cao, y tế, đào tạo nguồn nhân lực... Công tác xúc tiến đầu tư cần gắn chặt với quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và khu vực của tỉnh. Bảo đảm đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng và hiệu quả, tránh hình thức, dàn trải; thu hút đầu tư có chọn lọc phù hợp với mục tiêu, yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cần được chú trọng, thông qua các hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án hiệu quả ở các cấp, các ngành. Tập trung hỗ trợ các dự án lớn, cụm dự án trọng điểm, có sức lan tỏa để hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư, hệ thống các dự án phụ trợ và làm cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình xúc tiến thu hút đầu tư, chú trọng phân tích, đánh giá những tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm thời gian giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin tích hợp, cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; bảo đảm cơ sở dữ liệu có đủ độ tin cậy và bao quát, minh bạch các số liệu. Số hóa mọi quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến, số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch làm cơ sở để xúc tiến, thu hút đầu tư. Tiếp tục duy trì các đối tác truyền thống; đồng thời, mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Đồng thời, tăng cường và chủ động tiếp cận trực tiếp các nhà đầu tư chiến lược, các thị trường đầu tư lớn, các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư các lĩnh vực ngành nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục duy trì các hoạt động tiếp xúc với nhà đầu tư ngay cả sau khi hoàn tất thủ tục và triển khai dự án đầu tư; tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều, đối thoại chính sách giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải đáp thắc mắc với nhà đầu tư, thúc đẩy nhà đầu tư mở rộng, đăng ký vốn tăng thêm đối với dự án đang triển khai. Cung cấp thông tin về nhu cầu, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức các hoạt động vận động xúc tiến đầu tư trong nước và ở nước ngoài, chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, gắn với định hướng thu hút đầu tư; ưu tiên các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thân thiện với môi trường. Tằng cường thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn trong nước có uy tín, có năng lực tài chính vào đầu tư. Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực nhằm nắm bắt thời cơ thu hút nguồn lực bên ngoài, đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn FDI. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin, tạo cầu nối để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư mới đầu tư vào tỉnh.

Xuân Hùng

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC