Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Cuối năm 2016 “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từng làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống dân tộc.
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ nhiều người thường liên tưởng nó với nghi thức lên đồng hay hầu đồng. Song, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thì các giá trị có tính “đại diện nhân loại” của tín ngưỡng thuần Việt này được tạo nên nhờ một chỉnh thể hài hòa của nhiều yếu tố, bao gồm các lễ hội dân gian, các cuộc hành hương của bản hội, các nghi thức tế lễ, các tiệc thánh, tiệc mẫu, các hoạt động tín ngưỡng của người dân và hát chầu văn hay ta vẫn quen gọi là hầu đồng. Có thể thấy hầu đồng là một trong những nghi thức độc đáo, nổi bật và tiêu biểu bậc nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Không phải ngẫu nhiên mà khi thực hành nghi thức hầu đồng người ta thường đặt nó trong không gian của đền, phủ linh thiêng và giữa tiết ngày xuân tươi mới. Những giá đồng ngày xuân có cái không khí trang trọng và hài hòa đặc biệt giữa điệu nhạc, lời ca, tiếng hát và khói hương. Dường như, chỉ trong không gian và không khí ấy thì những người trực tiếp thực hành nghi thức hay những thanh đồng mới bắt được trạng thái thăng hoa nhất để thỉnh, để mời các đấng bề trên chứng giám cho tấm lòng và ước nguyện những con nhang, đệ tử hay những người cùng tham gia nghi thức. Mỗi giá đồng, thực chất là nhằm chuyển tải khát vọng mưu cầu an lành, hạnh phúc của con người và những người tham gia nghi thức ấy đều cần một cái tâm thành, hướng thiện và trong sáng.
Không thể so sánh với Phủ Dầy (Nam Định), nơi được coi là trung tâm của đạo Mẫu Việt Nam, song từ lâu xứ Thanh cũng được biết đến như mảnh đất đã dưỡng nuôi và phát triển tín ngưỡng thuần Việt này suốt nhiều thế kỷ. Nói đến đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ tại Thanh Hóa không thể không nhắc đến những cái tên nức tiếng xa gần, như đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng – thị xã Bỉm Sơn, Phủ Na (Như Thanh), đền Hàn Sơn (Hà Trung)... Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hoàng Anh Nhân, tác giả của “Tuyển tập sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa”, thì phát tích của đạo Mẫu là từ Phủ Dầy (Nam Định), nhưng vào cuối thời Lê, đạo Mẫu lập căn cứ thứ hai tại đền Sòng (Bỉm Sơn). Để rồi, đền Sòng cùng với Phố Cát trở thành hai ngôi đền nổi tiếng ở Thanh Hóa và trong cả nước. Cũng theo nhà nghiên cứu này, cho đến trước năm 1945, đạo Mẫu ở đền Sòng đã thu hút con nhang đệ tử khắp cả nước và dân gian còn tương truyền câu “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”.
Tín ngưỡng thờ Mẫu, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, bản thân nó có sức sống lâu bền nhờ bởi nó đã bám rất sâu vào tâm thức dân gian, đáp ứng nhu cầu giải tỏa tâm linh hết sức đời của con người là khao khát sống đủ đầy, khỏe mạnh, vui vẻ. Hơn nữa, tín ngưỡng này có tính “phổ cập” rộng rãi khi có thể thu hút mọi con nhang, đệ tử bất kể thành phần, giai cấp, dân tộc. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Mẫu khởi phát từ tinh thần nhân bản cao đẹp của người Việt là đề cao người phụ nữ; đồng thời, các nhân vật được thờ phụng hầu hết gắn với văn hóa truyền thống người Việt và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Bởi vậy, cho đến tận ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vẫn khẳng định được sức sống bền bĩ và tác động trực tiếp vào nhiều hoạt động văn hóa, xã hội.
Không dừng lại ở đó, việc UNESCO vinh danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng chứng tỏ giá trị vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, một nền văn hóa của tín ngưỡng thuần Việt này. Đồng thời, cũng đòi hỏi ở chúng ta sự nhận thức đúng đắn về vị thế của di sản, cũng như có thái độ ứng xử đúng đắn đối với di sản.
Chính vì lẽ đó, để hầu đồng sống một cách văn minh, văn hóa nhằm góp phần khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc và sức sống của di sản văn hóa đại diện cho nhân loại này, thiết nghĩ, trách nhiệm phải từ nhiều phía, gồm cả nhà quản lý văn hóa, người thực hành tín ngưỡng, những người cùng tham gia và cả cộng đồng xã hội - nơi đã và đang dưỡng nuôi tín ngưỡng này.
T.H
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
-
Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.
-
Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch
-
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Cuối năm 2016 “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từng làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống dân tộc.
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ nhiều người thường liên tưởng nó với nghi thức lên đồng hay hầu đồng. Song, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, thì các giá trị có tính “đại diện nhân loại” của tín ngưỡng thuần Việt này được tạo nên nhờ một chỉnh thể hài hòa của nhiều yếu tố, bao gồm các lễ hội dân gian, các cuộc hành hương của bản hội, các nghi thức tế lễ, các tiệc thánh, tiệc mẫu, các hoạt động tín ngưỡng của người dân và hát chầu văn hay ta vẫn quen gọi là hầu đồng. Có thể thấy hầu đồng là một trong những nghi thức độc đáo, nổi bật và tiêu biểu bậc nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Không phải ngẫu nhiên mà khi thực hành nghi thức hầu đồng người ta thường đặt nó trong không gian của đền, phủ linh thiêng và giữa tiết ngày xuân tươi mới. Những giá đồng ngày xuân có cái không khí trang trọng và hài hòa đặc biệt giữa điệu nhạc, lời ca, tiếng hát và khói hương. Dường như, chỉ trong không gian và không khí ấy thì những người trực tiếp thực hành nghi thức hay những thanh đồng mới bắt được trạng thái thăng hoa nhất để thỉnh, để mời các đấng bề trên chứng giám cho tấm lòng và ước nguyện những con nhang, đệ tử hay những người cùng tham gia nghi thức. Mỗi giá đồng, thực chất là nhằm chuyển tải khát vọng mưu cầu an lành, hạnh phúc của con người và những người tham gia nghi thức ấy đều cần một cái tâm thành, hướng thiện và trong sáng.
Không thể so sánh với Phủ Dầy (Nam Định), nơi được coi là trung tâm của đạo Mẫu Việt Nam, song từ lâu xứ Thanh cũng được biết đến như mảnh đất đã dưỡng nuôi và phát triển tín ngưỡng thuần Việt này suốt nhiều thế kỷ. Nói đến đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ tại Thanh Hóa không thể không nhắc đến những cái tên nức tiếng xa gần, như đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng – thị xã Bỉm Sơn, Phủ Na (Như Thanh), đền Hàn Sơn (Hà Trung)... Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hoàng Anh Nhân, tác giả của “Tuyển tập sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa”, thì phát tích của đạo Mẫu là từ Phủ Dầy (Nam Định), nhưng vào cuối thời Lê, đạo Mẫu lập căn cứ thứ hai tại đền Sòng (Bỉm Sơn). Để rồi, đền Sòng cùng với Phố Cát trở thành hai ngôi đền nổi tiếng ở Thanh Hóa và trong cả nước. Cũng theo nhà nghiên cứu này, cho đến trước năm 1945, đạo Mẫu ở đền Sòng đã thu hút con nhang đệ tử khắp cả nước và dân gian còn tương truyền câu “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”.
Tín ngưỡng thờ Mẫu, như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, bản thân nó có sức sống lâu bền nhờ bởi nó đã bám rất sâu vào tâm thức dân gian, đáp ứng nhu cầu giải tỏa tâm linh hết sức đời của con người là khao khát sống đủ đầy, khỏe mạnh, vui vẻ. Hơn nữa, tín ngưỡng này có tính “phổ cập” rộng rãi khi có thể thu hút mọi con nhang, đệ tử bất kể thành phần, giai cấp, dân tộc. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Mẫu khởi phát từ tinh thần nhân bản cao đẹp của người Việt là đề cao người phụ nữ; đồng thời, các nhân vật được thờ phụng hầu hết gắn với văn hóa truyền thống người Việt và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Bởi vậy, cho đến tận ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vẫn khẳng định được sức sống bền bĩ và tác động trực tiếp vào nhiều hoạt động văn hóa, xã hội.
Không dừng lại ở đó, việc UNESCO vinh danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng chứng tỏ giá trị vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, một nền văn hóa của tín ngưỡng thuần Việt này. Đồng thời, cũng đòi hỏi ở chúng ta sự nhận thức đúng đắn về vị thế của di sản, cũng như có thái độ ứng xử đúng đắn đối với di sản.
Chính vì lẽ đó, để hầu đồng sống một cách văn minh, văn hóa nhằm góp phần khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc và sức sống của di sản văn hóa đại diện cho nhân loại này, thiết nghĩ, trách nhiệm phải từ nhiều phía, gồm cả nhà quản lý văn hóa, người thực hành tín ngưỡng, những người cùng tham gia và cả cộng đồng xã hội - nơi đã và đang dưỡng nuôi tín ngưỡng này.
T.H