Truy cập

Hôm nay:
1974
Hôm qua:
5994
Tuần này:
26579
Tháng này:
146433
Tất cả:
6393181

Miền đất Bỉm Sơn – địa linh qua huyền thoại và hiện thực

Theo quan niệm của người xưa, “thủy tụ thì sơn dừng, sơn dừng thì sinh khí tụ”. Xét từ hình thế tự nhiên, vùng đất Bỉm Sơn là nơi hội tụ được sinh khí của trời đất. Chính vì như thế, ngay từ xa xưa, con người tiền sử đã chọn nơi đây làm một nơi quần cư, từ đó khởi đầu cho lịch sử lâu dài, đầy thăng trầm nhưng thật hào hùng, đầy huyển ảo mà vô cùng hiện thực của vùng đất Bỉm Sơn.

Duong Thien Ly.jpg
Đường Thiên Lý.

Nhìn bằng con mắt huyền sử và folklore (văn hóa dân gian), mảnh đất nơi đây đã được tạo dựng bởi những con người khổng lồ – ông Đùng hiện thân của những sức mạnh siêu nhiên. Phải chăng, cũng vì thế, mà chất “khổng lồ” đã thấm sâu và thấm lâu vào mảnh đất và con người nơi đây, làm cho họ dù có phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vẫn “vươn mình đứng dậy sáng lòa”! Tìm tòi và suy ngẫm về đất và người mà không lắng sâu để cảm nhận những hiện thực lịch sử lấp lánh qua những huyền tích, nhất là về sự khởi đầu của mảnh đất và con người nơi đó, thì chắc chắn sẽ bỏ sót rất nhiều. Đó có thể chỉ là tên gọi của một ngọn núi, một con sông, hay một làng quê, nhưng lại là những vết tích vô cùng quan trọng lưu giữ, bảo tồn những ký ức lịch sử. Ở Bỉm Sơn không nhiều, nhưng cũng không ít, mà có lẽ là vừa đủ những vết tích lưu giữ ký ức lịch sử như thế: Ông Đùng, Kẻ Gạo, Trạch Lâm, v.v.. Đủ, bởi nó cho phép ta tìm được sợi dây kết nối với cội nguồn, quá khứ và cả mạch nguồn cho sự sống của hiện tại và sức bật trong tương lai của mảnh đất mang chất “khổng lồ” này!

Không chỉ còn một lịch sử lâu đời, vùng đất mang tên gọi Bỉm Sơn – bản thân cái tên cũng đầy chất huyền ảo của hiện thực bị phủ bụi mờ bởi những biến thiên lịch sử và sự biến đổi về ngôn ngữ, phương ngữ – ngay từ rất sớm đã định hình một cấu trúc đời sống xã hội khá hoàn chỉnh. Cũng lại là con mắt huyền sử và folklore cho phép ta nhận định như thế. Đây là mảnh đất có chỗ ở trên trần cho người sống, chỗ ở dưới âm cho người chết và cả chỗ ở trên trời cho người tiên; có đủ những nghề cơ bản từ làng trồng trọt mang đến thóc gạo – cái ăn, đến làng đan dệt tạo ra vải, ra gấm – cái mặc; từ hoạt động sản xuất trên cạn, đến hoạt động sản xuất dưới nước (với tấm lưới), v.v.. Một xã hội lâu đời và hoàn chỉnh như thế đủ cho thấy sinh khí của vùng đất Bỉm Sơn này!

Bổ sung và góp phần minh chứng thêm cho huyền sử và folklore là các chứng tích lịch sử. Đáng chú ý nhất chính là việc phát hiện ra trống đồng ở Bỉm Sơn. Trống đồng vừa là trống lệnh, vừa là quân khí, vừa là nhạc khí, vừa là minh khí. SáchLuận ngữcó câu: “Lễ, nhạc, chinh phạt tự Thiên tử xuất”, có nghĩa là “Tế lễ, âm nhạc và việc quân sự chinh phạt đều từ Thiên tử mà ra”. Trống đồng vừa là phương tiện phục vụ Tế lễ, vừa là nhạc cụ, vừa là quân lệnh. Đất có trống đồng là đất thiêng, là thủ phủ của cả vùng. Có vẻ lạ nhiều địa bàn xung quanh Bỉm Sơn phát hiện nhiều cổ vật phản ánh đa dạng các mặt của đời sống dân cư, nhưng không phải ở đâu cũng phát hiện ra trống đồng; còn ở Bỉm Sơn thì lại phát hiện ra trống đồng, dù những di vật đời sống thường nhật lại không nhiều. Lạ, nhưng có lẽ không lạ! Điều đó chỉ có nghĩa, điểm khác biệt của vùng đất Bỉm Sơn so với nhiều vùng đất xung quanh là ở chỗ: Đây là trung tâm, thủ lĩnh của cả vùng rộng lớn.

Vì là vùng đất quan trọng như thế, nên người Hán mới đặt trị sở huyện Dư Phát kề cận đất Bỉm để dễ bề cai quản. Việc phát hiện quần thể hầm mộ có niên đại từ thời Tây Hán, đông Hán sang tới thời Tùy, Đường ở đồi Trạch Lâm và mở rộng ra các vùng lân cận đã chứng minh vùng đất Bỉm Sơn từng là nơi đô hội, điểm cư trú tập trung của người Việt và người Hán, trong đó có những người thuộc tầng lớp quý tộc, ở đất Cửu Chân.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà thời nào trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam cũng để lại dấu tích đặt biệt trên vùng đất Bỉm Sơn. Ví dụ như thời Trần, đền Xuân Nội, Đông Thôn cùng các di tích trên các làng xã kề cận thuộc huyện Hà Trung, Nga Sơn, nơi thờ Trần Hưng Đạo cho thấy, vùng Bỉm Sơn từng là tiền tiêu, nơi ẩn binh chiến lược của quân dân nhà Trần. Chiến khu có không gian rộng từ cửa biển Thần Phù (Nga Sơn) qua Bỉm Sơn, ngược lên Thạch Thành, Cẩm Thủy chính là hậu cứ chờ khi thời cơ đến vua Trần Nhân Tông đã phát động mở cuộc tổng tiến công về Thăng Long tiêu diệt giặc Mông – Nguyên, đưa cuộc kháng chiến vệ quốc lần thứ hai đến đại thắng. Hay tiêu biểu như thời Tây Sơn, Bỉm Sơn cũng từng là đại bản doanh của vua Quang Trung khi Người kéo quân từ Kinh đô Huế ra Bắc đại phá quân xâm lược nhà Thanh cuối năm 1788, đầu năm 1789. Đường Thiên Lý, động Quang Trung, miếu Trà Sơn, đến Bà Quán, đình làng Gạo vẫn ghi đậm dấu tích của người “Anh hùng áo vải, cờ đào” năm ấy. Đền thờ Tướng quân Ngô Văn Sở trên sườn núi Ông lại khắc ghi dấu ấn về trận lui quân chiến lược của Tướng quân Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, v.v., về xây dựng hậu cứ chờ lệnh vua Quang Trung trên dải Tam Điệp trước khi tiến quân ra Bắc. Thậm chí, đất Hà Trung – Bỉm Sơn còn là đất phát tích của nhà Nguyễn, được nhà Nguyễn gọi là “Quý hương”.

Càng không ngẫu nhiên, khi thời thực dân, người Pháp đã chọn vùng đất Bỉm Sơn để đặt những cơ sở quan trọng, cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Những dấu tích lịch sử của ga Bỉm, đồn Bỉm, v.v., vẫn đang còn đó với thời gian.

Từ khi hòa bình lập lại, đến ngày nước nhà thống nhất và cho đến thời kỳ Đổi mới hiện nay, vùng đất Bỉm Sơn cũng là nơi đặt nhiều cơ quan quan trọng của đất nước và bản thân vùng đất Bỉm Sơn đang từng bước khẳng định mình là một “yết hầu” quan trọng trên trục giao thông – kinh tế Bắc – Trung – Nam.

Có một điều đặc biệt là, vùng đất linh thiêng Bỉm Sơn không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng; không chỉ là nơi dừng chân, nơi phát tích của các bậc đế vương; mà còn là nơi thắng cảnh trần gian khơi gợi cảm hứng thi ca cho bao tao nhân mặc khách. Bao áng thơ văn tuyệt tác về vùng đất Bỉm Sơn đã được viết nên, thậm chí tạc sâu vào vách đá, vào lịch sử. Người ta thường nói, trong con người Bỉm Sơn vừa có chất anh hùng, vừa có chất nghệ sĩ, thì điều đó một phần có lẽ được hun đúc bởi chính chất “anh hùng” và “nghệ sĩ” trong cảnh sắc thiên nhiên Bỉm Sơn. Đấy cũng là chất “linh” của miền đất này.

Với vị thế đặc biệt của một vùng địa linh như thế, Bỉm Sơn quả thật có rất nhiều năng lượng để có thể phát triển mạnh trong tương lai.

Trích từ sách địa chí Bỉm Sơn

Miền đất Bỉm Sơn – địa linh qua huyền thoại và hiện thực

Theo quan niệm của người xưa, “thủy tụ thì sơn dừng, sơn dừng thì sinh khí tụ”. Xét từ hình thế tự nhiên, vùng đất Bỉm Sơn là nơi hội tụ được sinh khí của trời đất. Chính vì như thế, ngay từ xa xưa, con người tiền sử đã chọn nơi đây làm một nơi quần cư, từ đó khởi đầu cho lịch sử lâu dài, đầy thăng trầm nhưng thật hào hùng, đầy huyển ảo mà vô cùng hiện thực của vùng đất Bỉm Sơn.

Duong Thien Ly.jpg
Đường Thiên Lý.

Nhìn bằng con mắt huyền sử và folklore (văn hóa dân gian), mảnh đất nơi đây đã được tạo dựng bởi những con người khổng lồ – ông Đùng hiện thân của những sức mạnh siêu nhiên. Phải chăng, cũng vì thế, mà chất “khổng lồ” đã thấm sâu và thấm lâu vào mảnh đất và con người nơi đây, làm cho họ dù có phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vẫn “vươn mình đứng dậy sáng lòa”! Tìm tòi và suy ngẫm về đất và người mà không lắng sâu để cảm nhận những hiện thực lịch sử lấp lánh qua những huyền tích, nhất là về sự khởi đầu của mảnh đất và con người nơi đó, thì chắc chắn sẽ bỏ sót rất nhiều. Đó có thể chỉ là tên gọi của một ngọn núi, một con sông, hay một làng quê, nhưng lại là những vết tích vô cùng quan trọng lưu giữ, bảo tồn những ký ức lịch sử. Ở Bỉm Sơn không nhiều, nhưng cũng không ít, mà có lẽ là vừa đủ những vết tích lưu giữ ký ức lịch sử như thế: Ông Đùng, Kẻ Gạo, Trạch Lâm, v.v.. Đủ, bởi nó cho phép ta tìm được sợi dây kết nối với cội nguồn, quá khứ và cả mạch nguồn cho sự sống của hiện tại và sức bật trong tương lai của mảnh đất mang chất “khổng lồ” này!

Không chỉ còn một lịch sử lâu đời, vùng đất mang tên gọi Bỉm Sơn – bản thân cái tên cũng đầy chất huyền ảo của hiện thực bị phủ bụi mờ bởi những biến thiên lịch sử và sự biến đổi về ngôn ngữ, phương ngữ – ngay từ rất sớm đã định hình một cấu trúc đời sống xã hội khá hoàn chỉnh. Cũng lại là con mắt huyền sử và folklore cho phép ta nhận định như thế. Đây là mảnh đất có chỗ ở trên trần cho người sống, chỗ ở dưới âm cho người chết và cả chỗ ở trên trời cho người tiên; có đủ những nghề cơ bản từ làng trồng trọt mang đến thóc gạo – cái ăn, đến làng đan dệt tạo ra vải, ra gấm – cái mặc; từ hoạt động sản xuất trên cạn, đến hoạt động sản xuất dưới nước (với tấm lưới), v.v.. Một xã hội lâu đời và hoàn chỉnh như thế đủ cho thấy sinh khí của vùng đất Bỉm Sơn này!

Bổ sung và góp phần minh chứng thêm cho huyền sử và folklore là các chứng tích lịch sử. Đáng chú ý nhất chính là việc phát hiện ra trống đồng ở Bỉm Sơn. Trống đồng vừa là trống lệnh, vừa là quân khí, vừa là nhạc khí, vừa là minh khí. SáchLuận ngữcó câu: “Lễ, nhạc, chinh phạt tự Thiên tử xuất”, có nghĩa là “Tế lễ, âm nhạc và việc quân sự chinh phạt đều từ Thiên tử mà ra”. Trống đồng vừa là phương tiện phục vụ Tế lễ, vừa là nhạc cụ, vừa là quân lệnh. Đất có trống đồng là đất thiêng, là thủ phủ của cả vùng. Có vẻ lạ nhiều địa bàn xung quanh Bỉm Sơn phát hiện nhiều cổ vật phản ánh đa dạng các mặt của đời sống dân cư, nhưng không phải ở đâu cũng phát hiện ra trống đồng; còn ở Bỉm Sơn thì lại phát hiện ra trống đồng, dù những di vật đời sống thường nhật lại không nhiều. Lạ, nhưng có lẽ không lạ! Điều đó chỉ có nghĩa, điểm khác biệt của vùng đất Bỉm Sơn so với nhiều vùng đất xung quanh là ở chỗ: Đây là trung tâm, thủ lĩnh của cả vùng rộng lớn.

Vì là vùng đất quan trọng như thế, nên người Hán mới đặt trị sở huyện Dư Phát kề cận đất Bỉm để dễ bề cai quản. Việc phát hiện quần thể hầm mộ có niên đại từ thời Tây Hán, đông Hán sang tới thời Tùy, Đường ở đồi Trạch Lâm và mở rộng ra các vùng lân cận đã chứng minh vùng đất Bỉm Sơn từng là nơi đô hội, điểm cư trú tập trung của người Việt và người Hán, trong đó có những người thuộc tầng lớp quý tộc, ở đất Cửu Chân.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà thời nào trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam cũng để lại dấu tích đặt biệt trên vùng đất Bỉm Sơn. Ví dụ như thời Trần, đền Xuân Nội, Đông Thôn cùng các di tích trên các làng xã kề cận thuộc huyện Hà Trung, Nga Sơn, nơi thờ Trần Hưng Đạo cho thấy, vùng Bỉm Sơn từng là tiền tiêu, nơi ẩn binh chiến lược của quân dân nhà Trần. Chiến khu có không gian rộng từ cửa biển Thần Phù (Nga Sơn) qua Bỉm Sơn, ngược lên Thạch Thành, Cẩm Thủy chính là hậu cứ chờ khi thời cơ đến vua Trần Nhân Tông đã phát động mở cuộc tổng tiến công về Thăng Long tiêu diệt giặc Mông – Nguyên, đưa cuộc kháng chiến vệ quốc lần thứ hai đến đại thắng. Hay tiêu biểu như thời Tây Sơn, Bỉm Sơn cũng từng là đại bản doanh của vua Quang Trung khi Người kéo quân từ Kinh đô Huế ra Bắc đại phá quân xâm lược nhà Thanh cuối năm 1788, đầu năm 1789. Đường Thiên Lý, động Quang Trung, miếu Trà Sơn, đến Bà Quán, đình làng Gạo vẫn ghi đậm dấu tích của người “Anh hùng áo vải, cờ đào” năm ấy. Đền thờ Tướng quân Ngô Văn Sở trên sườn núi Ông lại khắc ghi dấu ấn về trận lui quân chiến lược của Tướng quân Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, v.v., về xây dựng hậu cứ chờ lệnh vua Quang Trung trên dải Tam Điệp trước khi tiến quân ra Bắc. Thậm chí, đất Hà Trung – Bỉm Sơn còn là đất phát tích của nhà Nguyễn, được nhà Nguyễn gọi là “Quý hương”.

Càng không ngẫu nhiên, khi thời thực dân, người Pháp đã chọn vùng đất Bỉm Sơn để đặt những cơ sở quan trọng, cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Những dấu tích lịch sử của ga Bỉm, đồn Bỉm, v.v., vẫn đang còn đó với thời gian.

Từ khi hòa bình lập lại, đến ngày nước nhà thống nhất và cho đến thời kỳ Đổi mới hiện nay, vùng đất Bỉm Sơn cũng là nơi đặt nhiều cơ quan quan trọng của đất nước và bản thân vùng đất Bỉm Sơn đang từng bước khẳng định mình là một “yết hầu” quan trọng trên trục giao thông – kinh tế Bắc – Trung – Nam.

Có một điều đặc biệt là, vùng đất linh thiêng Bỉm Sơn không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng; không chỉ là nơi dừng chân, nơi phát tích của các bậc đế vương; mà còn là nơi thắng cảnh trần gian khơi gợi cảm hứng thi ca cho bao tao nhân mặc khách. Bao áng thơ văn tuyệt tác về vùng đất Bỉm Sơn đã được viết nên, thậm chí tạc sâu vào vách đá, vào lịch sử. Người ta thường nói, trong con người Bỉm Sơn vừa có chất anh hùng, vừa có chất nghệ sĩ, thì điều đó một phần có lẽ được hun đúc bởi chính chất “anh hùng” và “nghệ sĩ” trong cảnh sắc thiên nhiên Bỉm Sơn. Đấy cũng là chất “linh” của miền đất này.

Với vị thế đặc biệt của một vùng địa linh như thế, Bỉm Sơn quả thật có rất nhiều năng lượng để có thể phát triển mạnh trong tương lai.

Trích từ sách địa chí Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC