Nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu ở xứ Thanh
Trong không gian thiêng, tiếng hát của cung văn quện trong âm nhạc réo rắt, tiếng người vỗ tay trầm trồ mê mẩn, thanh đồng hóa thân thành những vị thánh với những sắc phục, cử chỉ, điệu bộ... tất cả tạo nên một sức hấp dẫn kì lạ với người có mặt. Hình ảnh sinh hoạt hầu đồng thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu tại các di tích đền, phủ dịp đầu xuân là một nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời ở xứ Thanh.
Sôi động sinh hoạt hầu đồng
“Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, câu ca như một sự khẳng định chắc chắn về giá trị cũng như vị thế của một di tích thờ Mẫu nằm ở vị trí cửa ngõ xứ Thanh trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Nhắc đến đền Sòng hay còn gọi là đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn) người ta định vị về một địa điểm di tích, nơi có sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng bậc nhất cả nước. Đó hoàn toàn không phải là một sự ngoa dụ khi mỗi năm nơi đây thu hút hàng vạn lượt khách, thanh đồng, hầu dâng từ khắp các tỉnh, thành về dâng hương, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đền Sòng nổi tiếng bởi sự linh thiêng, di tích được xem là nơi hiển thánh của Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh công chúa). Theo đó, truyền thuyết dân gian cho rằng, công chúa Liễu Hạnh vốn là con gái nhà trời, vì phạm lỗi mà bị phạt xuống trần gian trải qua kiếp người. Tuy vậy, cuộc sống trần gian muôn mầu khiến vị tiên chúa nhà trời không thể dứt lòng. Bởi vậy, sau nhiều lần giáng trần ở nhiều địa điểm khác nhau (trong đó có địa điểm đền Phố Cát) thì công chúa nhà trời được cho là đã hiển thánh ở đền Sòng ngày nay, gắn liền với câu chuyện về sự mộng báo và phép nhiệm mầu mà Mẫu đã trao gửi qua ông già làng Cổ Đam. Với những công trạng to lớn giúp dân, giúp nước, tiên chúa nhà trời đã được các triều vua ban tặng sắc phong và nhân dân tôn vinh là Đệ nhất thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng với đó, một di tích đền Sòng cũng được khởi dựng dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) trở thành địa chỉ tâm linh để người dân tri ân, tỏ lòng ngưỡng vọng trước công đức của vị thánh Mẫu.
Qua nhiều thế kỷ ra đời, diện mạo đền Sòng ngày nay đã được phục dựng, trùng tu tương xứng với vị thế của di tích nơi Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh. Là địa chỉ tâm linh thờ Mẫu, nơi đây còn ghi nhận sự sôi động của sinh hoạt hầu đồng - một nghi thức thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu. Đặc biệt là dịp đầu xuân, ngày Mẫu hiển thánh (26/2 âm lịch) gắn liền với lễ hội Sòng Sơn và ngày mất của Mẫu (3/3 âm lịch).
Nhắc đến sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở cụm di tích Sòng Sơn, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến đền Chín Giếng - một di tích cách đền Sòng chỉ khoảng 1km. Cô Chín Giếng được cho là vị tiên cô theo hầu Mẫu Sòng Sơn (Liễu Hạnh). Vì vậy, dân gian cho rằng cô cũng thường hiển thánh để giúp đỡ người khốn khó. Nói về sự sôi động của tín ngưỡng thờ Mẫu và sinh hoạt hầu đồng ở đền Sòng và đền Chín Giếng dịp đầu xuân, không ít thanh đồng chia sẻ: “phải đăng ký với nhà đền để xếp lịch”.
Một địa chỉ thực hành tín ngưỡng thờ mẫu ở xứ Thanh không xa lạ với bất cứ ai yêu mến tín ngưỡng thờ Mẫu chính là đền Ba Bông nằm trên địa bàn xã Hà Sơn (Hà Trung). Nằm ở vị trí ngã ba sông, nơi một tiếng gà gáy 6 huyện cùng nghe, đền Ba Bông ở nơi sông nước lại gắn liền với tích truyện về cô Ba Bông ở Thoải cung, con gái vua Thủy tề. Truyền thuyết dân gian còn kể lại: thời gian đầu khi Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược gặp vô vàn khó khăn. Trong một lần bị giặc truy đuổi đến vùng ngã ba sông, lúc nguy cấp nhất thì ông được một cô gái giúp đỡ thoát hiểm.
Sau đó, cô gái vạn chài còn nhiều lần giúp nghĩa quân Lam Sơn vận chuyển binh sĩ, lương thực... Đến khi nhà vua thắng trận, cho quân tìm về thì cô gái lái đò năm xưa đã không còn. Về sau, cô Ba Bông được xem là đã giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng. Vì là con gái vua Thủy Tề, thuộc Thoải cung nên cô Ba Bông thường độ cho thuyền bè đi lại trên sông được bình an, thuận buồm xuôi gió. Biết ơn Cô, những chuyến thuyền bè xuôi ngược trên sông, dù bận rộn cỡ nào, khi đã đi qua đền Cô Ba Bông nơi ngã Ba Bông cũng không thể bỏ việc cắm chèo, lên đền thực hiện nghi lễ với Cô.
Qua thời gian, đền Ba Bông dần trở thành một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng linh thiêng không chỉ với người mưu sinh bằng con đường sông nước. Và sinh hoạt hầu đồng ở đền Ba Bông cũng dần trở nên sôi động bất kể ngày đêm. Giữa mênh mang sông nước, tiếng trống, tiếng phách, nhạc, lời ca và những điệu nhảy, múa đặc trưng như thôi thúc, mời gọi, thúc dục, để chân ta bước, lòng ta chộn rộn hoan ca... một cảm giác giữa thực - ảo thật khó gọi tên.
Đền Sòng; đền Chín Giếng; đền Ba Bông... chỉ là ba trong hàng trăm di tích, địa điểm diễn ra thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng trên địa bàn xứ Thanh. Sự sôi động càng khẳng định cho sức sống lâu bền của tín ngưỡng dân gian đặc trưng của người Việt.
Không để biến tướng nét đẹp di sản
Nếu yêu thích tín ngưỡng thờ Mẫu, không ít người hẳn nhiên đã hơn một lần hòa mình vào không gian thiêng của nghi lễ hầu đồng. Hoặc ngược lại, có người vì vô tình bước vào không gian của buổi lễ hầu đồng nào đó mà nảy sinh niềm yêu mến, thôi thúc sự tìm hiểu về sự tâm linh, huyền hoặc của một tín ngưỡng. Tuy nhiên, dù đã tham gia hay chưa thì có lẽ, không hẳn ai cũng biết về những yếu tố liên quan tới nghi lễ hầu đồng. Trước hết, đó phải là không gian thiêng, nơi thờ Mẫu (các vị quan hoàng, cô, cậu...), cùng với cung văn (người đàn, hát) và hầu dâng (khăn áo, đăng đuốc) thì thanh đồng chính là trung tâm của mỗi giá đồng. Chỉ cần nhìn trang phục (xanh; đỏ; trắng; vàng), vũ điệu, thần khí, đạo cụ... trên người thanh đồng, người ta cũng đoán định được đấy là vị “thánh” nào. Điều đó giống như quy ước mà bất kì một thanh đồng nào khi đã vào hầu cũng phải tuân thủ nghiêm cẩn.
Có một điều đặc biệt, trong khi các tôn giáo (Phật Giáo; Thiên Chúa giáo...) đều có kinh, sách thì tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt lại tồn tại dưới những “bản văn” hát được lưu truyền trong dân gian. Theo đó, mỗi giá đồng lại ứng với những bản nhạc văn khác nhau: “Gió đưa thoang thoảng mùi nhang, thỉnh mời cô Chín giáng đàn chưng đây, Mẫu cửu trùng ngự chín tầng mây, cô thời mắc võng ngự thời cây sung (cô Chín); Ai về tới tỉnh Thanh Hoa, hỏi đền cô Thoải ngã ba thác Hàn, long lâu chính ngự tòa vàng, non xanh nước biếc cảnh càng tối linh (cô Ba Bông)... Và 36 giá đồng là 36 bản nhạc văn khác biệt. Lắng nghe những bản nhạc văn trong những lễ hầu đồng, đó là nguồn gốc, công trạng, đặc điểm, sở thích... của từng vị thánh giáng đồng.
Dân gian cũng quan niệm, thanh đồng khi chưa vào hầu cũng chỉ là người bình thường như bao người, vậy nhưng khi đã vào hầu, ứng với mỗi giá hầu (Quan Hoàng; cô Ba; cô Chín...) thì đó được xem là hiện thân của những vị thánh đã được dân gian tôn sùng, bởi vậy sự tôn kính là dành cho vị “thánh” hiển linh chứ không phải dành cho thanh đồng. Nói về nghi lễ hầu đồng, thanh đồng Hoàng Lương (thủ nhang đền Phủ Vàng) chia sẻ: “rất khó để diễn tả hết sự linh thiêng và huyền bí của nghi lễ hầu đồng. Đó là cảm giác mà nếu ở một không gian bình thường thì thanh đồng không thể có những biểu cảm, hành động, động tác nhảy múa “phiêu” như khi vào hầu. Trong 36 giá đồng thì chỉ có khoảng 20 giá đồng thường được lựa chọn, có những giá đồng không được phép hầu (Đệ nhất Mẫu Thượng Thiên; đệ nhị Mẫu Thượng Ngàn; đệ tam Mẫu Thoải...). Và tùy vào điều kiện hoàn cảnh, căn mệnh của từng thanh đồng mà người ta lựa chọn cho mình những giá đồng để hầu khác nhau”.
Ông Lê Bá Tuyển, Tổng thư ký Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa cũng cho rằng: hầu đồng là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Trong nghi lễ hầu đồng được mặc định chia thành các hàng: hàng Chúa; hàng Quan lớn; hàng Chầu; hàng Quan hoàng; hàng Cô; hàng Cậu, ứng với đó là 36 giá đồng truyền thống gắn liền với những vị thánh đã được truyền thuyết dân gian của người Việt tôn vinh, ghi nhận.
Tuy nhiên, hiện nay ngoài 36 giá thì có sự xuất hiện của những giá đồng không nằm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, bên cạnh đó là sự lai căng, pha tạp trong những bài hát (cung văn)... những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới nét đẹp và giá trị văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng. Chính vì vậy, để bảo vệ và gìn giữ nét đẹp vốn có của di sản tín ngưỡng thờ Mẫu thì thời gian qua, bên cạnh việc thành lập các CLB thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở các địa phương, CLB hát văn thì vừa qua, hội còn tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sự đứng lớp giảng bài của các giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa đầu ngành cả nước cho gần 200 thanh đồng và hầu dâng... Để từ đó, họ (hầu dâng; cung văn; thanh đồng) có cái nhìn đúng, hiểu đúng, không sai lệch về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng.
Sự lan tỏa, sự hấp dẫn... đã tạo nên một sức sống bất diệt của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Và để bảo tồn nguyên vẹn giá trị của di sản văn hóa mà tổ tiên để lại, nhất định cần phải nói không và lên tiếng mạnh mẽ trước những hành vi lợi dụng, núp bóng di sản vì những mục đích tư lợi cá nhân, mê tín dị đoan. Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu sống trong lòng nhân dân. Bởi vậy, lẽ dĩ nhiên, hành động và lên tiếng để bảo vệ di sản cũng cần đến trách nhiệm, sự tỉnh tảo ở mỗi chúng ta.Thu Trang
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
-
Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.
-
Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch
-
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu ở xứ Thanh
Trong không gian thiêng, tiếng hát của cung văn quện trong âm nhạc réo rắt, tiếng người vỗ tay trầm trồ mê mẩn, thanh đồng hóa thân thành những vị thánh với những sắc phục, cử chỉ, điệu bộ... tất cả tạo nên một sức hấp dẫn kì lạ với người có mặt. Hình ảnh sinh hoạt hầu đồng thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu tại các di tích đền, phủ dịp đầu xuân là một nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời ở xứ Thanh.
Sôi động sinh hoạt hầu đồng
“Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, câu ca như một sự khẳng định chắc chắn về giá trị cũng như vị thế của một di tích thờ Mẫu nằm ở vị trí cửa ngõ xứ Thanh trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Nhắc đến đền Sòng hay còn gọi là đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn) người ta định vị về một địa điểm di tích, nơi có sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng bậc nhất cả nước. Đó hoàn toàn không phải là một sự ngoa dụ khi mỗi năm nơi đây thu hút hàng vạn lượt khách, thanh đồng, hầu dâng từ khắp các tỉnh, thành về dâng hương, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đền Sòng nổi tiếng bởi sự linh thiêng, di tích được xem là nơi hiển thánh của Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh công chúa). Theo đó, truyền thuyết dân gian cho rằng, công chúa Liễu Hạnh vốn là con gái nhà trời, vì phạm lỗi mà bị phạt xuống trần gian trải qua kiếp người. Tuy vậy, cuộc sống trần gian muôn mầu khiến vị tiên chúa nhà trời không thể dứt lòng. Bởi vậy, sau nhiều lần giáng trần ở nhiều địa điểm khác nhau (trong đó có địa điểm đền Phố Cát) thì công chúa nhà trời được cho là đã hiển thánh ở đền Sòng ngày nay, gắn liền với câu chuyện về sự mộng báo và phép nhiệm mầu mà Mẫu đã trao gửi qua ông già làng Cổ Đam. Với những công trạng to lớn giúp dân, giúp nước, tiên chúa nhà trời đã được các triều vua ban tặng sắc phong và nhân dân tôn vinh là Đệ nhất thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng với đó, một di tích đền Sòng cũng được khởi dựng dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) trở thành địa chỉ tâm linh để người dân tri ân, tỏ lòng ngưỡng vọng trước công đức của vị thánh Mẫu.
Qua nhiều thế kỷ ra đời, diện mạo đền Sòng ngày nay đã được phục dựng, trùng tu tương xứng với vị thế của di tích nơi Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh. Là địa chỉ tâm linh thờ Mẫu, nơi đây còn ghi nhận sự sôi động của sinh hoạt hầu đồng - một nghi thức thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu. Đặc biệt là dịp đầu xuân, ngày Mẫu hiển thánh (26/2 âm lịch) gắn liền với lễ hội Sòng Sơn và ngày mất của Mẫu (3/3 âm lịch).
Nhắc đến sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở cụm di tích Sòng Sơn, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến đền Chín Giếng - một di tích cách đền Sòng chỉ khoảng 1km. Cô Chín Giếng được cho là vị tiên cô theo hầu Mẫu Sòng Sơn (Liễu Hạnh). Vì vậy, dân gian cho rằng cô cũng thường hiển thánh để giúp đỡ người khốn khó. Nói về sự sôi động của tín ngưỡng thờ Mẫu và sinh hoạt hầu đồng ở đền Sòng và đền Chín Giếng dịp đầu xuân, không ít thanh đồng chia sẻ: “phải đăng ký với nhà đền để xếp lịch”.
Một địa chỉ thực hành tín ngưỡng thờ mẫu ở xứ Thanh không xa lạ với bất cứ ai yêu mến tín ngưỡng thờ Mẫu chính là đền Ba Bông nằm trên địa bàn xã Hà Sơn (Hà Trung). Nằm ở vị trí ngã ba sông, nơi một tiếng gà gáy 6 huyện cùng nghe, đền Ba Bông ở nơi sông nước lại gắn liền với tích truyện về cô Ba Bông ở Thoải cung, con gái vua Thủy tề. Truyền thuyết dân gian còn kể lại: thời gian đầu khi Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược gặp vô vàn khó khăn. Trong một lần bị giặc truy đuổi đến vùng ngã ba sông, lúc nguy cấp nhất thì ông được một cô gái giúp đỡ thoát hiểm.
Sau đó, cô gái vạn chài còn nhiều lần giúp nghĩa quân Lam Sơn vận chuyển binh sĩ, lương thực... Đến khi nhà vua thắng trận, cho quân tìm về thì cô gái lái đò năm xưa đã không còn. Về sau, cô Ba Bông được xem là đã giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng. Vì là con gái vua Thủy Tề, thuộc Thoải cung nên cô Ba Bông thường độ cho thuyền bè đi lại trên sông được bình an, thuận buồm xuôi gió. Biết ơn Cô, những chuyến thuyền bè xuôi ngược trên sông, dù bận rộn cỡ nào, khi đã đi qua đền Cô Ba Bông nơi ngã Ba Bông cũng không thể bỏ việc cắm chèo, lên đền thực hiện nghi lễ với Cô.
Qua thời gian, đền Ba Bông dần trở thành một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng linh thiêng không chỉ với người mưu sinh bằng con đường sông nước. Và sinh hoạt hầu đồng ở đền Ba Bông cũng dần trở nên sôi động bất kể ngày đêm. Giữa mênh mang sông nước, tiếng trống, tiếng phách, nhạc, lời ca và những điệu nhảy, múa đặc trưng như thôi thúc, mời gọi, thúc dục, để chân ta bước, lòng ta chộn rộn hoan ca... một cảm giác giữa thực - ảo thật khó gọi tên.
Đền Sòng; đền Chín Giếng; đền Ba Bông... chỉ là ba trong hàng trăm di tích, địa điểm diễn ra thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng trên địa bàn xứ Thanh. Sự sôi động càng khẳng định cho sức sống lâu bền của tín ngưỡng dân gian đặc trưng của người Việt.
Không để biến tướng nét đẹp di sản
Nếu yêu thích tín ngưỡng thờ Mẫu, không ít người hẳn nhiên đã hơn một lần hòa mình vào không gian thiêng của nghi lễ hầu đồng. Hoặc ngược lại, có người vì vô tình bước vào không gian của buổi lễ hầu đồng nào đó mà nảy sinh niềm yêu mến, thôi thúc sự tìm hiểu về sự tâm linh, huyền hoặc của một tín ngưỡng. Tuy nhiên, dù đã tham gia hay chưa thì có lẽ, không hẳn ai cũng biết về những yếu tố liên quan tới nghi lễ hầu đồng. Trước hết, đó phải là không gian thiêng, nơi thờ Mẫu (các vị quan hoàng, cô, cậu...), cùng với cung văn (người đàn, hát) và hầu dâng (khăn áo, đăng đuốc) thì thanh đồng chính là trung tâm của mỗi giá đồng. Chỉ cần nhìn trang phục (xanh; đỏ; trắng; vàng), vũ điệu, thần khí, đạo cụ... trên người thanh đồng, người ta cũng đoán định được đấy là vị “thánh” nào. Điều đó giống như quy ước mà bất kì một thanh đồng nào khi đã vào hầu cũng phải tuân thủ nghiêm cẩn.
Có một điều đặc biệt, trong khi các tôn giáo (Phật Giáo; Thiên Chúa giáo...) đều có kinh, sách thì tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt lại tồn tại dưới những “bản văn” hát được lưu truyền trong dân gian. Theo đó, mỗi giá đồng lại ứng với những bản nhạc văn khác nhau: “Gió đưa thoang thoảng mùi nhang, thỉnh mời cô Chín giáng đàn chưng đây, Mẫu cửu trùng ngự chín tầng mây, cô thời mắc võng ngự thời cây sung (cô Chín); Ai về tới tỉnh Thanh Hoa, hỏi đền cô Thoải ngã ba thác Hàn, long lâu chính ngự tòa vàng, non xanh nước biếc cảnh càng tối linh (cô Ba Bông)... Và 36 giá đồng là 36 bản nhạc văn khác biệt. Lắng nghe những bản nhạc văn trong những lễ hầu đồng, đó là nguồn gốc, công trạng, đặc điểm, sở thích... của từng vị thánh giáng đồng.
Dân gian cũng quan niệm, thanh đồng khi chưa vào hầu cũng chỉ là người bình thường như bao người, vậy nhưng khi đã vào hầu, ứng với mỗi giá hầu (Quan Hoàng; cô Ba; cô Chín...) thì đó được xem là hiện thân của những vị thánh đã được dân gian tôn sùng, bởi vậy sự tôn kính là dành cho vị “thánh” hiển linh chứ không phải dành cho thanh đồng. Nói về nghi lễ hầu đồng, thanh đồng Hoàng Lương (thủ nhang đền Phủ Vàng) chia sẻ: “rất khó để diễn tả hết sự linh thiêng và huyền bí của nghi lễ hầu đồng. Đó là cảm giác mà nếu ở một không gian bình thường thì thanh đồng không thể có những biểu cảm, hành động, động tác nhảy múa “phiêu” như khi vào hầu. Trong 36 giá đồng thì chỉ có khoảng 20 giá đồng thường được lựa chọn, có những giá đồng không được phép hầu (Đệ nhất Mẫu Thượng Thiên; đệ nhị Mẫu Thượng Ngàn; đệ tam Mẫu Thoải...). Và tùy vào điều kiện hoàn cảnh, căn mệnh của từng thanh đồng mà người ta lựa chọn cho mình những giá đồng để hầu khác nhau”.
Ông Lê Bá Tuyển, Tổng thư ký Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa cũng cho rằng: hầu đồng là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Trong nghi lễ hầu đồng được mặc định chia thành các hàng: hàng Chúa; hàng Quan lớn; hàng Chầu; hàng Quan hoàng; hàng Cô; hàng Cậu, ứng với đó là 36 giá đồng truyền thống gắn liền với những vị thánh đã được truyền thuyết dân gian của người Việt tôn vinh, ghi nhận.
Tuy nhiên, hiện nay ngoài 36 giá thì có sự xuất hiện của những giá đồng không nằm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, bên cạnh đó là sự lai căng, pha tạp trong những bài hát (cung văn)... những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới nét đẹp và giá trị văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng. Chính vì vậy, để bảo vệ và gìn giữ nét đẹp vốn có của di sản tín ngưỡng thờ Mẫu thì thời gian qua, bên cạnh việc thành lập các CLB thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở các địa phương, CLB hát văn thì vừa qua, hội còn tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sự đứng lớp giảng bài của các giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa đầu ngành cả nước cho gần 200 thanh đồng và hầu dâng... Để từ đó, họ (hầu dâng; cung văn; thanh đồng) có cái nhìn đúng, hiểu đúng, không sai lệch về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng.
Sự lan tỏa, sự hấp dẫn... đã tạo nên một sức sống bất diệt của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Và để bảo tồn nguyên vẹn giá trị của di sản văn hóa mà tổ tiên để lại, nhất định cần phải nói không và lên tiếng mạnh mẽ trước những hành vi lợi dụng, núp bóng di sản vì những mục đích tư lợi cá nhân, mê tín dị đoan. Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu sống trong lòng nhân dân. Bởi vậy, lẽ dĩ nhiên, hành động và lên tiếng để bảo vệ di sản cũng cần đến trách nhiệm, sự tỉnh tảo ở mỗi chúng ta.Thu Trang