Truy cập

Hôm nay:
4423
Hôm qua:
4908
Tuần này:
33672
Tháng này:
109732
Tất cả:
8236213

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Thị xã Bỉm Sơn là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Trong đó, nổi bật hơn cả là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc đang được giữ gìn và phát huy.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiLễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu Hoàng Đế Quang Trung.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Sòng Sơn

Từ xa xưa, đền Sòng Sơn đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo người dân xứ Thanh và cả nước về dâng hương, hành lễ, vãn cảnh thiên nhiên. Vì thế trong dân gian đã lưu truyền câu ca: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Đền Sòng Sơn trên đất Bỉm Sơn còn gắn liền với truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh tên là Tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi lễ chầu Thiên Đình nên Tiên chúa bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), được cha mẹ đặt tên là Giáng Tiên. Sau 3 lần trích giáng, Tiên chúa Quỳnh Nương được Ngọc Hoàng cho hạ giới và về sau không phải hóa kiếp nữa. Rồi lệnh sai Quế Hoa công chúa và Nhị Hoa công chúa theo hầu Tiên chúa xuống trần gian. Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên chúa vân du khắp mọi vùng đất sơn thủy, kỳ tú và thường hóa phép trừng phạt kẻ ác, gia ân với người hiền lành. Tiên chúa Liễu Hạnh cũng thường hóa phép vân du ở vùng núi Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn và núi Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tại đây, Tiên chúa hóa phép giúp đỡ khách bộ hành qua đèo Ba Dội và dạy cho dân trong vùng biết cách đào giếng lấy nước, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Sau khi được Tiên chúa báo mộng, Nhân dân làng Cổ Đam, Phú Dương, phủ Hà Trung - nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã kêu gọi nhau góp công, góp của dựng ngôi đền để tôn thờ Tiên chúa Liễu Hạnh. Ngôi đền đó gọi là đền Sùng Trân, nay gọi là đền Sòng Sơn.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiHoạt cảnh sân khấu tái hiện Tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần.

Vì có nhiều quyền năng biến hóa, Tiên chúa Liễu Hạnh đã góp công âm phù cho vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm; giúp chúa Trịnh trừng phạt một số kẻ phản nghịch trong nội tộc nên được triều đình phong là Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương. Đến đời vua Minh Mạng (triều Nguyễn), Tiên chúa lại được phong mỹ tự “Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Thần”. Từ đó, Tiên chúa Liễu Hạnh trở thành bậc siêu trần, luôn ban ân đức cho mọi người nên được Nhân dân tôn là Thánh Mẫu, Mẫu Nghi Thiên Hạ - tức là người mẹ mẫu mực của muôn dân. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được Nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách là Thánh - Thần - Phật. Đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn vinh cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử là 4 vị Thánh Bất tử. Mọi người con đất Việt đều ghi nhớ câu tục ngữ: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Điều đó không chỉ phản ánh ánh nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, mà còn cho thấy tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên, đấng sinh thành, nuôi dưỡng, bảo ban, che chở của mỗi người dân đất Việt.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiCác cô thanh đồng tham gia lễ tế nữ quan tại lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.

Đền Sòng Sơn tọa trên một thế đất cao, hướng Tây Bắc, có kiến trúc hình chữ “tam” theo truyền thống đền thờ Việt Nam với ba cung liên tiếp, gồm: Hậu cung, Trung đường, Tiền đường và ngoài cùng là Nghinh Môn. Hệ thống cột của các gian điện thờ to gần nửa thước, đá tảng kê cao 6 tấc, được thợ đá làng Nhồi đục đẽo, tạo dáng lục lăng với nhiều hoa văn đẹp. Trên các cột có trang trí các câu đối nói về sự hiển linh và công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ca ngợi cảnh đẹp của Sòng Sơn.

Phía sau đền Sòng Sơn là đường Thiên Lý - con đường đã từng ghi dấu cuộc hành binh thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn. Dưới sự chỉ huy tài ba của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn vượt đèo Ba Dội tiến ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Men theo con đường Thiên Lý uốn lượn, quanh co chừng 4 km về phía Tây Bắc, vượt qua hai ngọn đèo là lên đến đỉnh đèo Ba Dội - nơi đây có nhà bia, xung quanh là thiên nhiên kỳ thú.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội mang nét văn hóa đặc sắc

Đền Sòng Sơn có không gian linh thiêng, cảnh vật hữu tình, kiến trúc và bài trí hài hòa đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam, ước gần bốn trăm năm nay. Cùng với phủ Dầy của tỉnh Nam Định, phủ Tây Hồ của TP Hà Nội, đền Phố Cát (Thạch Thành), đền Sòng Sơn đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa tâm linh thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh lớn nhất trong cả nước.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiLễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu Hoàng Đế Quang Trung.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh của thị xã Bỉm Sơn, năm 1993, đền Sòng Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, kết hợp nguồn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp đền Sòng Sơn gần như nguyên trạng kiến trúc thời Nguyễn năm 1939. Đến nay nhiều hạng mục công trình mới như: cổng Nghinh Môn, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức Ông, lầu Vọng Ngư, cầu đá hình vòm đã được khôi phục để phục vụ du khách thập phương đến dâng hương, tham quan, vãn cảnh.

Hàng năm, mỗi độ xuân về lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội hay còn gọi lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng Sơn được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội gồm các nghi lễ quan trọng như: Lễ rước nước, lễ cáo yết, lễ tế nữ quan và chính lễ là rước bóng thánh, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung. Những cô gái trẻ, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, nền nếp, con cháu hiếu thảo mới được các vị chức sắc trong làng, xã chọn vào đội rước kiệu Thánh Mẫu. Trước ngày diễn ra chính hội, trên khoảng sân rộng trước đền Sòng Sơn, nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống được tổ chức và diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, hưởng ứng vui vẻ.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiHoạt cảnh tái hiện người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ ở đèo Ba Dội.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội còn là dịp để các tầng lớp Nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, cách đây 235 năm đã dừng chân tại đèo Ba Dội để cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ, luận bàn kế sách trước khi hành quân giải phóng Thăng Long. Chiến công ấy đã ghi tạc vào lịch sử chống giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn, đất nước của dân tộc ta.

Theo kế hoạch, Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024 sẽ được thị xã Bỉm Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2/4 đến ngày 4/4/2024 (tức là từ ngày 24/2 đến ngày 26/2 âm lịch). Chính lễ diễn ra vào sáng ngày 4/4/2024, bao gồm các hoạt động như: Lễ dâng hương, đánh trống khai hội, thực hiện nghi thức tế lễ, lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, rước kiệu Hoàng Đế Quang Trung lên nhà bia Ba Dội về đền Chín Giếng và hoàn vị. Đặc biệt là chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: Múa “Lân - Sư - Rồng”, vở chèo “Huyền thoại công chúa đèo Ba Dội”. Phần hội được tổ chức từ ngày 2/4 đến ngày 3/4/2024 với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc như kéo co, thi nấu cơm, cờ tướng, hội hầu văn thánh.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiCác bản hội tham gia lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.

Thông qua việc tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết trong xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có. Từ đó, tiếp tục quan tâm đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Bỉm Sơn ngày càng hiệu quả.

Trần Thanh

Trần Thanh

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Thị xã Bỉm Sơn là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Trong đó, nổi bật hơn cả là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc đang được giữ gìn và phát huy.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiLễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu Hoàng Đế Quang Trung.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Sòng Sơn

Từ xa xưa, đền Sòng Sơn đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo người dân xứ Thanh và cả nước về dâng hương, hành lễ, vãn cảnh thiên nhiên. Vì thế trong dân gian đã lưu truyền câu ca: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Đền Sòng Sơn trên đất Bỉm Sơn còn gắn liền với truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh tên là Tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi lễ chầu Thiên Đình nên Tiên chúa bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), được cha mẹ đặt tên là Giáng Tiên. Sau 3 lần trích giáng, Tiên chúa Quỳnh Nương được Ngọc Hoàng cho hạ giới và về sau không phải hóa kiếp nữa. Rồi lệnh sai Quế Hoa công chúa và Nhị Hoa công chúa theo hầu Tiên chúa xuống trần gian. Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên chúa vân du khắp mọi vùng đất sơn thủy, kỳ tú và thường hóa phép trừng phạt kẻ ác, gia ân với người hiền lành. Tiên chúa Liễu Hạnh cũng thường hóa phép vân du ở vùng núi Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn và núi Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tại đây, Tiên chúa hóa phép giúp đỡ khách bộ hành qua đèo Ba Dội và dạy cho dân trong vùng biết cách đào giếng lấy nước, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Sau khi được Tiên chúa báo mộng, Nhân dân làng Cổ Đam, Phú Dương, phủ Hà Trung - nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã kêu gọi nhau góp công, góp của dựng ngôi đền để tôn thờ Tiên chúa Liễu Hạnh. Ngôi đền đó gọi là đền Sùng Trân, nay gọi là đền Sòng Sơn.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiHoạt cảnh sân khấu tái hiện Tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần.

Vì có nhiều quyền năng biến hóa, Tiên chúa Liễu Hạnh đã góp công âm phù cho vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm; giúp chúa Trịnh trừng phạt một số kẻ phản nghịch trong nội tộc nên được triều đình phong là Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương. Đến đời vua Minh Mạng (triều Nguyễn), Tiên chúa lại được phong mỹ tự “Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Thần”. Từ đó, Tiên chúa Liễu Hạnh trở thành bậc siêu trần, luôn ban ân đức cho mọi người nên được Nhân dân tôn là Thánh Mẫu, Mẫu Nghi Thiên Hạ - tức là người mẹ mẫu mực của muôn dân. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được Nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách là Thánh - Thần - Phật. Đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn vinh cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử là 4 vị Thánh Bất tử. Mọi người con đất Việt đều ghi nhớ câu tục ngữ: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Điều đó không chỉ phản ánh ánh nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, mà còn cho thấy tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên, đấng sinh thành, nuôi dưỡng, bảo ban, che chở của mỗi người dân đất Việt.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiCác cô thanh đồng tham gia lễ tế nữ quan tại lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.

Đền Sòng Sơn tọa trên một thế đất cao, hướng Tây Bắc, có kiến trúc hình chữ “tam” theo truyền thống đền thờ Việt Nam với ba cung liên tiếp, gồm: Hậu cung, Trung đường, Tiền đường và ngoài cùng là Nghinh Môn. Hệ thống cột của các gian điện thờ to gần nửa thước, đá tảng kê cao 6 tấc, được thợ đá làng Nhồi đục đẽo, tạo dáng lục lăng với nhiều hoa văn đẹp. Trên các cột có trang trí các câu đối nói về sự hiển linh và công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ca ngợi cảnh đẹp của Sòng Sơn.

Phía sau đền Sòng Sơn là đường Thiên Lý - con đường đã từng ghi dấu cuộc hành binh thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn. Dưới sự chỉ huy tài ba của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn vượt đèo Ba Dội tiến ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Men theo con đường Thiên Lý uốn lượn, quanh co chừng 4 km về phía Tây Bắc, vượt qua hai ngọn đèo là lên đến đỉnh đèo Ba Dội - nơi đây có nhà bia, xung quanh là thiên nhiên kỳ thú.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội mang nét văn hóa đặc sắc

Đền Sòng Sơn có không gian linh thiêng, cảnh vật hữu tình, kiến trúc và bài trí hài hòa đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam, ước gần bốn trăm năm nay. Cùng với phủ Dầy của tỉnh Nam Định, phủ Tây Hồ của TP Hà Nội, đền Phố Cát (Thạch Thành), đền Sòng Sơn đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa tâm linh thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh lớn nhất trong cả nước.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiLễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu Hoàng Đế Quang Trung.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh của thị xã Bỉm Sơn, năm 1993, đền Sòng Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, kết hợp nguồn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp đền Sòng Sơn gần như nguyên trạng kiến trúc thời Nguyễn năm 1939. Đến nay nhiều hạng mục công trình mới như: cổng Nghinh Môn, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức Ông, lầu Vọng Ngư, cầu đá hình vòm đã được khôi phục để phục vụ du khách thập phương đến dâng hương, tham quan, vãn cảnh.

Hàng năm, mỗi độ xuân về lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội hay còn gọi lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sòng Sơn được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội gồm các nghi lễ quan trọng như: Lễ rước nước, lễ cáo yết, lễ tế nữ quan và chính lễ là rước bóng thánh, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung. Những cô gái trẻ, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, nền nếp, con cháu hiếu thảo mới được các vị chức sắc trong làng, xã chọn vào đội rước kiệu Thánh Mẫu. Trước ngày diễn ra chính hội, trên khoảng sân rộng trước đền Sòng Sơn, nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống được tổ chức và diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, hưởng ứng vui vẻ.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiHoạt cảnh tái hiện người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ ở đèo Ba Dội.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội còn là dịp để các tầng lớp Nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, cách đây 235 năm đã dừng chân tại đèo Ba Dội để cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ, luận bàn kế sách trước khi hành quân giải phóng Thăng Long. Chiến công ấy đã ghi tạc vào lịch sử chống giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn, đất nước của dân tộc ta.

Theo kế hoạch, Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024 sẽ được thị xã Bỉm Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2/4 đến ngày 4/4/2024 (tức là từ ngày 24/2 đến ngày 26/2 âm lịch). Chính lễ diễn ra vào sáng ngày 4/4/2024, bao gồm các hoạt động như: Lễ dâng hương, đánh trống khai hội, thực hiện nghi thức tế lễ, lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, rước kiệu Hoàng Đế Quang Trung lên nhà bia Ba Dội về đền Chín Giếng và hoàn vị. Đặc biệt là chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: Múa “Lân - Sư - Rồng”, vở chèo “Huyền thoại công chúa đèo Ba Dội”. Phần hội được tổ chức từ ngày 2/4 đến ngày 3/4/2024 với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc như kéo co, thi nấu cơm, cờ tướng, hội hầu văn thánh.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiCác bản hội tham gia lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.

Thông qua việc tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết trong xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có. Từ đó, tiếp tục quan tâm đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Bỉm Sơn ngày càng hiệu quả.

Trần Thanh

Trần Thanh

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC